Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình ảnh những chiếc xe không kính trên đường Trường Sơn; ảnh chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí và nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.

 - Hình ảnh” Đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì?

 III. Bài mới:

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Bài10 Tiết 47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật. ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình ảnh những chiếc xe không kính trên đường Trường Sơn; ảnh chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật. 2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí và nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác. - Hình ảnh” Đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV yêu cầu HS đọc phần chú thích để tìm hiểu tác giả, tác phẩm và giải thích từ khó. - Nêu vài nét về tác giả? * Phạm Tiến Duật sinh năm 1941. * Ông là nhà thơ và là người lính(kháng chiến chống Mỹ). * Thơ ông viết về đề tài người lính, cô thanh niên xung phong Trường Sơn với giọng điệu sôi nổi trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. - Nêu vài nét về tác phẩm?( Thời điểm sáng tác,xuất xứ) * Bài thơ sáng tác năm 1969 trích trong tập thơ”Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ để tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục? * Đọc: Giọng điệu vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng, dứt khoát; nhịp thơ dài, câu thơ gần với câu văn xuôi, có vẻ lý sự, ngang tàng. Khổ 7,8 cần đọc với giọng tâm tình, chậm êm. * Giải thích từ khó: 1 từ trong SGK, cần giải thích thêm các từ: + Tiểu đội: đơn vị gồm 12 người. + Chông chênh: đu đưa, không vững chắc, không yên ổn. * Thể loại: thơ tự do, câu thơ dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ. * Bố cục: Bài thơ là cảm xúc suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tất cả các khổ thơ đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề của bài thơ. ( * Chủ đề: Bài thơ khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam). * Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích. - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 1,2 để tìm hiểu nhan đề bài thơ. - Câu hỏi 1: SGK/133. - Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Tại sao nói những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo? * Nhan đề bài thơ khá dài nhưng thu hút người đọc, làm nổi rõ hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Nhan đề bài thơ rất độc đáo, mới lạ. Nó độc đáo, mới lạ ở chỗ sợ người đọc chưa quen, tác giả phải thêm vào các từ”bài thơ về” và ít ai có thể hình dung những chiếc xe ô tô không còn kính chắn gió lại có thể khơi nguồn cho cảm hứng thơ. Đó là hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp mép, không kính, không đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến, chở quân, chở đạn, gạo, súng hướng về miền Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mỹ gian lao và hào hùng. Hình ảnh này là phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. * Với nhan đề bài thơ ta có thể thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: chất thơ của hiện thực(hiện thực khốc liệt của chiến tranh), chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh. - GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 1,2 để tìm hiểu hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. - Câu hỏi 2,3: SGK/133. - Hai câu thơ đầu có giọng điệu như thế nào? Giọng điệu ấy có phù hợp với tính cách của người lái xe? * Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Hai câu thơ có giọng điệu ngang tàng, lý sự với cấu trúc”không có ……… không phải vì không có” …… thật ra có thể nói một cách đơn giản: xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung của bom. Nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai, giọng này rất phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm, đầy nghị lực, vui nhộn của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. - Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lái xe khi điều khiển chiếc xe không có kính chạy trên những nẻo đường Trường Sơn như thế nào? * Những người lái xe điều khiển những chiếc xe không kính kì lạ trong tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin và thanh thản: ung dung, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Điệp từ nhìn có tác dụng gì? Các so sánh liên tiếp ở cuối khổ thơ 2 co ý nghĩa gì? * Điệp từ nhìn láy lại cùng với từ thấy góp phần tả cái cảm giác thị giác của người lái xe. * Các so sánh liên tiếp ở cuối khổ thơ 2 cho thấy cái cảm giác kỳ lạ, đột ngột do xe chạy nhanh, do không còn kính chắn gió cho nên mới thấy đắng, thấy cay mắt, khi gió thổi thốc vào mặt. Thiên nhiên trực tiếp vun vút sa, ùa vào buồng lái sao trời, cánh chim, con đường. Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim tả cái cảm giác xúc động, khoan khoái khi cho xe phóng nhanh. - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3,4 để tìm hiểu tiếp giọng điệu và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. - Hãy cho biết giọng điệu của khổ thơ 3,4? Cách nói ừ thì có tác dụng gì? Nêu vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe? * Khổ thơ 3,4 khắc hoạ phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lái xe. * Bằng giọng điệu ngang tàng, nghịch ngợm: không có kính ừ thì có bụi; không có kính, ừ thì ướt áo … lái xe ngày nắng thì ngập trong bụi, vậy mà chưa cần rửa, châm thuốc hút phì phèo với nụ cười ha ha mạnh mẽ, sảng khoái, bất cần! Lái xe ngày mưa, thì buồng lái như ngoài trời. Mặc kệ! Cứ lái thêm trăm cây số nữa là mưa sẽ phải tạnh, là quần áo sẽ khô. * Cách nói: ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay … tiếp tục đưa ngôn ngữ lái xe, ngôn ngữ văn xuôi đời thường vào thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, rất nghịch. - GV yêu cầu HS đọc tiếp khổ thơ 5,6 để tìm hiểu tiếp cuộc sống sinh hoạt của các anh chiến sĩ lái xe. - Cuộc sống sinh hoạt của các chiến sĩ lái xe như thế nào? Trong các hình ảnh: cái bắt tay qua cửa kính vỡ, cái bếp Hoàng Cầm, cái võng mắc chông chênh trên đường xe chạy em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? * Những người lái xe vui trong niềm vui ấm áp tình đồng chí, đồng đội. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ khi gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới; cái bếp Hoàng Cầm không khói dựng giữa trời; chiếc võng dù mỏng manh mà bền chắc mắc đu đưa chông chênh trên thùng xe hay nơi dừng xe trên đường. Tất cả chỉ là tạm thời, còn mục đích chính là đi, lại đi, lại lên đường, ôm vô lăng đưa xe về phía trước. Sinh hoạt khẩn trương nhưng vẫn đàng hoàng, không hề tạm bợ. Võng mắc chông chênh là tạm thời, nhưng cũng là những phút nghỉ ngơi hiếm có, những phút sum họp gia đình, đồng đội đặc biệt của họ hàng nhà lính lái xe. - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối. - Nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì? Câu kết: Chỉ cần trong xe có một trái tim hay ở chỗ nào? * Nhà thơ nhắc lại, tả lại hình ảnh chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước …… là để khẳng định những gian khổ, khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn, nhưng cuối cùng nhiệm vụ vẫn là trên hết, trước hết. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Phía trước là miền Nam, phía trước là mặt trận, phía trước là mục đích. Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng. Ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc của những chiến sĩ lái xe đã thể hiện trong cách nói, hình ảnh mới lạ mà bất ngờ và chân thực ấy. - Câu hỏi 4: SGK/133. - Nêu nhận xét của em về điều kiện vật chất của người chiến sĩ lái xe? * Các anh chiến đấu trong điều kiện vật chất thiếu thốn: xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước. - Tư thế và thái độ của các anh chiến sĩ lái xe? * Ung dung, tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài; bất chấp khó khăn gian khổ, nguy hiểm; hồn nhiên, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. - Em hiểu gì về hình ảnh anh chiến sĩ lái xe? * Hình ảnh anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Nêu hình ảnh độc đáo trong bài thơ, qua đó cho thấy hình ảnh anh chiến sĩ lái xe? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời tổng kết. Nội dung ghi I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Xuất xứ và thời điểm sáng tác. 3. Đọc và giải thích từ khó: a. Đọc: b. Giải thích từ khó: - Tiểu đội: - Chông chênh: 4. Thể loại: 5. Chủ đề: II. Phân tích: 1. Hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính: - Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường: hình ảnh thực, thực đến trần trụi. - Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực. - Hai câu thơ như câu văn xuôi với giọng thản nhiên, gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. - Chiếc xe biến dạng hơn: không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước …… 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: - Hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thiếu đi phương tiện vật chất tối thiểu. - Người lái xe hiện ra với những nét tính cách thật cao đẹp: + Tư thế ung dung, hiên ngang. + Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm. + Thái độ hồn nhiên sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. + Tiểu đội xe không kính là gia đình khi sum họp, nghỉ ngơi. -Tinh thần quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, chiến đấu với trái tim yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí vì sự thống nhất đất nước của dân tộc. 3. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ chân thực, hồn nhiên, sôi nổi, trẻ trung. - Giọng điệu ngang tàng, bất chấp, thách thức với khó khăn. - Giọng điệu thơ gần với lời văn xuôi, lời nói tự nhiên sinh động. III. Tổng kết: - Bài thơ của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. - Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn. IV. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Đọc lại phần ghi nhớ. - Nêu cảm nghĩ của em về người lính thời chống Mỹ? - So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này với bài thơ Đồng chí? V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Kiểm tra về truyện Trung Đại. - Chuyện người con gái Nam Xương. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. - Truyện Kiều, chị em Thuý Kiều, cảnh ngày xuân. - Truyện Lục Vân Tiên, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY47.DOC