Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS.

 III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Bài10 Tiết 50 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - GV yêu cầu HS đọc câu 1 với ba câu a,b, SGK/137,138 để trả lời câu hỏi 2. - Xác định các câu,chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích a,b? - Xác định những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản? * Đoạn văn a: + Đoạn văn thể hiện những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Về bản chất, đây là cuộc đối thoại của ông giáo với chính bản thân mình, một cuộc “phân thân” để thuyết phục chính mình trước những hiện tượng phức tạp của con người và cuộc sống xung quanh + Trình tự suy nghĩ của ông giáo như sau: ** Nêu vấn đề: Nếu không chịu đào sâu suy nghĩ để tìm hiểu bản chất của con người, mà chỉ xét các hiện tượng bề mặt thì rất dễ có ác cảm với con người. ** Phát triển vấn đề: Vợ tôi(ông giáo)không phải là ngưới ác; nhưng lại có những lời nói, hành động có vẻ ích kỉ và tàn nhẫn! Vì sao vậy? Thử lý giải xem: - Xuất phát từ một qui luật tự nhiên: Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau(tức là chỉ nghĩ đến nỗi đau của bản thân- ích kỉ một cách hồn nhiên tất yếu!). - Cũng xuất phát từ một qui luật tự nhiên khác: Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa(tức là cảm thấy mình là người khổ nhất trên đời này rồi-dửng dưng, vô cảm với nỗi khổ của người khác một cách cũng hồn nhiên tất yếu!) - Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng:bản tính tốt của con người đã bị khuất lấp đằng sau những lời nói, hành động có vẻ ích kỉ, tàn nhẫn. ** Kết thúc vấn đề: + Khi đã tự thuyết phục được mình, ông giáo” chỉ buồn chứ không nỡ giận”! + Trong nỗi buồn ấy, vẫn bền bỉ một niềm tin vào khả năng hướng thiện, phục thiện, hành thiện của con người. * Đoạn văn b: Đoạn đối thoại Kiều-Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận. + Kiều có vị thế của một vị quan toà buộc tội Hoạn Thư, có toàn quyền tha hoặc giết Hoạn Thư; nhưng lời lẽ của Kiều lại mềm mỏng, tế nhị, không đao to búa lớn, do đó có tính thuyết phục cao. Trong phiên toà vô tiền khoáng hậu này, nếu Kiều đập bàn quát tháo một cách thô thiển, chưa chắc Hoạn Thư đã chịu” mở miệng” để thưa gửi thấu lý đạt tình đến thế! + Còn Hoạn Thư thì ý thức sâu sắc về”thân phận” của mình, biết rằng là bị cáo thì sự sống của mình đang ở trong tình trạng”chỉ mành treo chuông”; cho nên cách thưa gửi của Hoạn Thư thật mềm mỏng, có lý có tình khiến cho cuộc”tự cứu mình” của Hoạn Thư diễn ra thật ngoạn mục. Nói cách khác, Hoạn Thư đã thủ một vai kép thành công mĩ mãn: một vai bị cáo và một vai luật sư! Hoạn Thư sinh ra và lớn lên trong một gia đình nền nếp gia phong và được giáo dục chu đáo. Vì vậy cái ghen của nàng cũng không hề mang tính chất”chợ búa” như vô số những trò đánh ghen tầm thường của những kẻ thiếu lý trí ngoài đời. Khi thấy Kiều định mượn oai Từ Hải để thanh toán ân oán với mình, Hoạn Thư đã ngọt nhạt thưa gửi mà không hổ danh vốn dòng họ Hoạn danh gia! - Thứ nhất, nàng nói tới quan hệ xã hội: Lòng riêng riêng những kính yêu Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai! Chị Kiều ơi! Với tư cách là hai người đàn bà với nhau thì tôi vô cùng ngưỡng mộ tài sắc và kính trọng đức hy sinh”hiếu trọng tình thâm” của chị. Nhưng, chị thông minh như thế sao lại có thể tự đẩy mình vào cái cảnh ngộ oai oái như hai gái lấy một chồng? Vả lại, nếu theo lý trí thì tôi và chàng Thúc lấy nhau có hôn thú đàng hoàng, còn chị chỉ là kẻ đi cướp chồng của người khác mà thôi! Trong việc này, không thể có chuyện ai nhường ai mà là chính chị phải chấm dứt ngay mối quan hệ trái pháp luật với chồng tôi, chị Kiều ạ! - Thứ hai, nàng nói về chuyện đàn bà với nhau: Rằng:Tôi chút phận đàn bàø Ghen tuông thì cũng người ta thường tình Chị Kiều ơi! Chúng ta đều là phận đàn bà, mà đàn bà dẫu có chất thành đống thì vẫn bằng không thôi,phải không chị? Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô mà! Lại nữa, Đức Khổng Tử đã chẳng từng dạy rằng:”Đàn bà vốn là tiểu nhân ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời!” đấy ư? Đã tiểu nhân, lại phận tầm gửi, may nhờ rủi chịu, biết kêu ai? Tôi chẳng may vớ phải anh chồng âm nam dại gái, suốt ngày chỉ sướt mướt thở than, chẳng được tích sự gì. Nếu cho đi được như một cái áo thì tôi cũng đã tống đi cho nhẹ nợ, đằng này xuất giá tòng phu thì có khác gì cái án chung thân, hả chị? Thật ra, tôi cũng chẳng sung sướng gì hơn chị đâu! Chị thử nghĩ xem, thôi thì ăn vụng biết chùi mép nó còn đi một nhẽ, đằng này chồng tôi ăn vụng mà để đến nỗi bố phải đánh đòn rồi lôi ra cửa quan! Nhục nhã lắm, chị Kiều ạ! Thế mà chị lại nỡõ lôi những chuyện của đàn bà ra công đường nữa ư? Buồn quá, chị Kiều ơi! - Cuối cùng, nàng nhắc nhở đạo lý làm người: Nghĩ cho khi gác viết kinh Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo Chị Kiều ạ! Tôi giao cho chị việc tụng kinh gõ mõ là có thiện chí giúp chị tĩnh tâm trở lại, nhưng chị đã bỏ trốn, lại còn đem theo cả gia bảo thờ cúng của nhà tôi! Tôi biết, nhưng đã lờ đi để mở đường hiếu sinh cho chị. Ngày ấy, nếu theo thói tiểu nhân đàn bà thường tình, mà tôi đuổi theo chị thì sự thể sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn là không có phiên toà hôm nay, phải không chị Kiều? Sau những lời” tự bào chữa” của Hoạn Thư, Kiều từ chỗ nộ khí xung thiên: Dưới cờ gươm tuốt nắp ra Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư! Đã phải quăng gươm xuống đất, tâm phục khẩu phục: Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay. * Đoạn văn b, ngoài bốn câu đầu, tiếp theo là lời đay nghiến với câu khẳng định có cặp từ”càng …… càng”. Tiếp theo là lời Hoạn Thư có 8 câu nêu 4 luận điểm: ghen tuông, đối xử tốt, không chịu chung chồng, xin nhờ lượng khoan dung. - Hãy cho biết nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? * Nội dung đã tìm ở hai câu a,b. * Vai trò: + Nêu vấn đề. + Phát triển vấn đe. + Kết thúc vấn đề. * Đoạn a sử dụng nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận, câu hô ứng: nếu …… thì ……; vì thế …… cho nên; sở dĩ …… là vì; khiA …… thìB. Đoạn văn dùng câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lý. * Tất cả các đặc điểm, nội dung, hình thức và cách lập luận phù hợp với tính cách nhân vật ông giáo: người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người. Nội dung ghi I. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: 1. Đoạn văn a: 2. Đoạn văn b: - Nội dung: câu nghị luận. - Vai trò: + Nêu vấn đề. + Phát triển vấn đề. + Kết thúc vấn đề. - Câu mang tính chất nghị luận. - Câu hô ứng. - Câu khẳng định. II. Ghi nhớ: Trong văn bản tự sự, để người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết(người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lý lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý. * Hoạt động 2: Luyện tập. 1. Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo. Ông đang thuyết phục lão Hạc. Ông giáo thuyết phục lão Hạc đừng buồn vợ ông. 2. Trả lời phần bài học. IV. Củng cố: Đọc lại phần ghi nhớ. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. -Đọc bài thơ va phần chú thích để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, từ khó. - Tìm hiểu thể loại, bố cục, đại ý. - Trả lời 5 câu hỏi đọc hiểu văn bản. - Học thuộc lòng trước bài thơ. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY50.DOC