A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình động chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Anh chân dung Chính Hữu; bài hát Đồng chí; tập thơ Đầu súng trăng treo.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một vài HS.
III. Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 27581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài10 - Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Bài10
Tiết 46 ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu.
************* A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình động chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Aûnh chân dung Chính Hữu; bài hát Đồng chí; tập thơ Đầu súng trăng treo.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một vài HS..
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS đọc phần chú thích để tìm hiểu tác giả, tác phẩm và giải thích từ khó.
- Nêu vài nét về tác giả?
* Tên thật Trần Đình Đắc. Sinh năm 1926.
* Là chiến sĩ và là nhà thơ quân đội. Thơ ông viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
* Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2006.
* Tác phẩm chính”Đầu súng trăng treo”.1966.
- Nêu vài nét về tác phẩm?( Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác).
* Xuất xứ: Bài thư trích trong tập thơ”Đầu súng trăng treo” sáng tác năm 1948.
* Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác lúc tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(thu đông 1947)đánh bại cuộc tiến công qui mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
( Bài thơ viết đầu năm 1948 tại nơi ông nằm điều trị bệnh. Chiến dịch diễn ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn thiếu thốn đủ mọi thứ nhưng nhờ ý chí, tinh thần yêu nước và tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua tất cả để chến thắng).
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ để tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục, chủ đề?
* Đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm; chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh …… Câu thơ Đồng chí cần đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga.
* Giải thích từ khó: 4 từ trong SGK, cần giải thích rõ từ” đồng chí”
* Thể loại: thơ tự do, các câu thơ với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
* Bố cục: 3 phần
+ 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí.
+ 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+ 3 câu cuối: Hình ảnh hai người lính trong phiên gác.
* Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của các anh bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích.
- GV yêu cầu HS đọc câu thơ thứ bảy để trả lời câu hỏi 1.
- Câu hỏi 1: SGK/130.
- Theo em, cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?
* Cảm hứng của bài thơ thể hiện ở dòng thơ thứ bảy: Đồng chí. Đó là cảm hứng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp(hình ảnh anh bộ đội cách mạng).
* Câu thơ thứ bảy có cấu trúc đặc biệt chỉ một từ với dấu chấm than như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa người lính: tình đồng chí và sức mạnh của nó.
* Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải của tình đồng chí. Mười dòng tiếp theo mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng thơ thứ bảy lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối là hình ảnh đặc sắc”đầu súng trăng treo” như là biểu tượng giàu chất thơ về người lính.
- GV yêu cầu HS đọc 6 câu thơ đầu để trả lời câu hỏi 2.
- Câu hỏi 2: SGK/130.
- Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào? Những hình ảnh nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
* Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa, trước hết từ hoàn cảnh xuất thân: đều là những người nông dân lao động nghèo khổ.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
* Thành ngữ” nước mặn đồng chua”- quê anh- quanh năm chiêm khê mùa thối, sống ngâm da chết ngâm xương;còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc” khô cằn sỏi đá”. Các anh đều là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê Việt Nam tập hợp lại thành đội quân cách mạng.
- Chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân?
* Nước mặn đồng chua = đất cày lên sỏi đá.
* Anh cùng tôi = quê nghèo.
- Đôi tri kỷ và hai người bạn thân cùng đôi đồng chí có gì chung, có gì khác nhau?
* Tình cảm mới gắn bó hai người bạn, họ là những người xa lạ trở thành quen nhau và thân thiết là trong nhiệm vụ chiến đấu chung: súng bên súng, đầu sát bên đầu.
* Tình cảm mới là sự chia sẻ buồn vui trong sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ của người lính cách mạng buổi đầu kháng chiến chống Pháp: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
* Từ những người xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lý tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ đã trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
- Câu hỏi 5: SGK/130.
- Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?
* Câu thơ:” Đồng chí!” là câu thơ quan trọng của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài; nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: Những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí. Nó vang lên giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và ca ngợi một tình cảm cách mạng mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ 2 để tìm hiểu những biểu hiện của tình đồng chí.
- Câu hỏi 3: SGK/130.
- Ba câu thơ từ” Ruộng nương anh …… nhớ người ra lính” gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình?
* Đồøng chí trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau; ở đây cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc. Họ kể cho nhau nghe chuyện ở quê nhà, nơi có người thân đang chờ đợi.
* Từ mặc kệ với nghĩa là bỏ tất, để lại, không quan tâm. Nhưng chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộïng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng. Thế mà nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao, những quyết tâm mãnh liệt. Đó là đi kháng chiến, đánh giặc cứu nước. Từ”mặc kệ” có phần gợi ra chất vui, tếu táo hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương và ngược lại. Sự hy sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị và cảm động.
- Những câu tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Hình ảnh nào làm em xúc động?
* Các anh chia sẻ những gian lao, khó khăn trong cuộc đời bộ đội, trong cuộc kháng chiến trường kỳ: biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người.
* Những câu thơ đối xứng nhau:
+ Áo anh>< quần tôi.
+ Rách vai>< vài mảnh vá.
một cách đầy dụng ý. Chia sẻ kỷ niệm về những trận sốt rét rừng – căn bệnh kinh niên và phổ biến của những người lính phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng vô cùng thiếu thốn gian khổ.
* Hình ảnh”miệng cười buốt giá”: nụ cười bừng lên, sáng lên trong gió rét, trong sương muối, trong đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chân không giày, áo rách, quần vá- tê tái và khó nhọc, nụ cười của tình đồng chí, tình yêu thương vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay.
* Đoạn thơ khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu thơ cuối để hình ảnh độc đáo trong đoạn thơ.
- Câu hỏi 4: SGK/130.
- Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh người lính và cuộc chiến đấu?
* Bài thơ kết thúc bằng ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ. Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. Chính tình đồng chí thắm thiết sâu nặng đã gắn bó hai người và sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.
* Câu thơ”Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Câu thơ cô đúc, gợi hình ảnh thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ- người lính: mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ-thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ.
* “Đầu súng trăng treo” ngoài hình ảnh còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát ở xa chứ không buộc chặt. Suốt đêm, vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc dưới thời tiết khắc nghiệt rừng hoang sương muối thì vầng trăng là một người bạn.
- Câu hỏi 6: SGK?130.
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
* Anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo, sẳn sàng bỏ lại những gì quí giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn dù họ vẫn nhớ, vẫn nặng lòng với làng quê.
* Người lính cách mạng trải qua những gian lao thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời.
* Đẹp nhất là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết.
* Bức tranh đặc sắc về hình ảnh người lính và tình đồng chí.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ?
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
* HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời tổng kết.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
b. Hoàn cảnh sáng tác:
3. Đọc và giải thích từ khó:
a. Đọc:
b. Giải thích từ khó:
4. Thể loại:
5. Bố cục:
6. Chủ đề:
II Phân tích:
1. Câu thơ đặc biệt:
“Đồng chí”
- Lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
- Là nhan đề bài thơ.
- Biểu hiện chủ đề, linh hồn bài thơ.
- Gắn kết đoạn thơ 1 và đoạn thơ 2: những cơ sở và những biểu hiện của tình đồng chí.
2.Cơ sơ của tình đồng chí:
- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ.
- Tình đồng chí nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn.
Hình ảnh thơ cụ thể, giản dị, gợi cảm .
3. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:
- Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
- Từ “mặc kệ”: gợi sự hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Nó còn thể hiện sự hy sinh cao cả của các anh bộ đội.
- Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ, sự giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính.
- Câu thơ” thương nhau tay nắm lấy bàn tay”giúp người lính có thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
4. Bức tranh đẹp về tình đồng chí:
- Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường: đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
- Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, vẻ đẹp tinh thần hoà quyện hiện thực và lãng mạn.
- Trăng là người bạn chiến đấu của các anh bộ đội.
III. Tổng kết:
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sựï gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
IV. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hát bài thơ được phổ nhạc.
- Đọc lại phần ghi nhớ.
V. Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Đọc bài thơ và phần chú thích để tìm hiểu từ khó.
- Tìm hiểu thể loại, bố cục.
- Trả lời 4 câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Học thuộc lòng trước bài thơ.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY46.DOC