A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Học sinh rèn:
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe trường sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3 Thái độ: Học sinh có thái độ:
- Kính trọng và biết ơn những người lính cách mạng đã sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
B/ Chuẩn bị: Soạn bài
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn 16 tháng 10 năm 2013
Tiết 47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (TIẾP)
( Phạm Tiến Duật)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Học sinh rèn:
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe trường sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3 Thái độ: Học sinh có thái độ:
- Kính trọng và biết ơn những người lính cách mạng đã sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
B/ Chuẩn bị: Soạn bài
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước văn bản. Soạn bài
C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ, vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu và GQVĐ, phân tích, giảng bình, trực quan, tổng kết khái quát….
Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số:
2) KT bài cũ:
? Đọc thuộc lòng, diễn cảm khổ thơ đầu trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để hiểu về hình ảnh người chiến sĩ lái xe, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học
? Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính để nhằm mục đích gì ?
? Trên những chiếc xe không kính ấy, người chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ của 2 khổ thơ vừa phát hiện.
é GV chốt lại: Tư thế: ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn gian khổ.
? Hai khổ 3 + 4 tiếp tục giọng điệu trên như thế nào? Cách nói ừ thì có tác dụng gì ?
? Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lái xe ?
é GV chốt lại: Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan, sôi nổi, vui tươi sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
? Đọc 2 khổ thơ 5 + 6 em cảm nhận được gì ở hai khổ thơ đó ?
? Em thích nhất hình ảnh nào trong hai khổ thơ đó ?
é GV chốt: Tình đồng chí, đồng đội cởi mở chân thành, ấm áp vượt lên mọi sự tàn phá khốc liệt về môi trường, về gian lao của cuộc sống chiến đấu ác liệt-
? Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì ?
? Từ đó thêm vẻ đẹp nào của người lính được bộc lộ ?
é GV chốt lại: Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
? Em hãy khái quát lại những đặc sắc NT của bài thơ về PTBĐ, ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết, hình ảnh, thể thơ ?
? Qua VB này, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của những người lính lái xe thời chống Mĩ ?
Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc diễn cảm bài thơ?
II) Đọc- hiểu văn bản :
- Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.
b) Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
- Tư thế: Ung dung...ta ngồi
- Cái nhìn: Nhìn đất...trời....thẳng
- Thấy: gió...
con đường...
sao trời...., cánh chim...
- Dùng điệp từ, nhịp thơ nhanh, giọng điệu khoẻ khoắn tràn đầy niềm vui.
- Vẫn giọng điệu ngang tàng, đùa tếu, tinh nghịch.
- Cách nói ừ thì tạo một giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, nghịch ngợm.
Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lái xe.
- Nét sinh hoạt ấm áp tình đồng đội, đồng chí của những người lính lái xe.
- Dùng hình ảnh hoán dụ trái tim nhằm khẳng định: những gian khó không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.
lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
3) Tổng kết: ( ghi nhớ : SGK)
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Ngôn ngữ, giọng điệu: giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, pha chút nghịch ngợm
- Chi tiết, hình ảnh chân thực nhưng không kém phần độc đáo.
III. Luyện tập:
HS đọc diễn cảm bài thơ - HS, GV nhận xét
4) Củng cố : ? Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
5) HD về nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập - phần LT trong SGK và bài tập bổ sung- SBT (HSG)
- HS yếu: cố gắng nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ, học thuộc những câu thơ viết về vẻ đẹp của người lính.
- Tự ôn tập các tác phẩm VH trung đại để giờ sau kiểm tra theo gợi ý của SGK.
..........................................................................
Tiết 44
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố, ôn tập các kiến thức về VB tự sự.
2. Kỹ năng: Học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả…
3 Thái độ: HS có ý thức tự giác chữa lỗi trong bài làm.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự.
C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, ...
Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số :
2) KT bài cũ:
3) Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Để nhận ra ưu khuyết điểm trong bài tập làm văn số 2 hôm nay chúng ta học tiết trả bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Nhắc lại đề bài viết số 2?
? Nêu yêu cầu của các phần trong bài làm
GV treo bảng phụ dàn ý tiết 36-37
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét về bài viết của HS:
GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn ở mỗi lớp một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
1. Đề bài
2. Đưa đáp án (dàn ý tiết 36-37)
3. Trả bài
4. Nhận xét, đánh giá bài viết :
a) Ưu điểm:
- Nhìn chung đã biết kết hợp giữa kể và miêu tả; một số bài có sự kết hợp tốt.
- Đa số các bài viết đều có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần với những nhiệm vụ riêng
2) Nhược điểm:
- Một số bài viết còn ít hoặc không sử dụng yếu tố miêu tả.
- Cốt truyện còn sơ sài, dẫn dắt chưa hợp lí.
- Bố cục một số bài viết chưa rõ ràng, còn trùng lặp.
- Một vài em chữ viết cẩu thả, trình bày thiếu khoa học, dùng từ, viết chính tả còn sai.
5. Chữa lỗi:
* HS quan sát ở bảng phụ, thảo luận, phát hiện và nêu hướng sửa chữa.
Lớp 9D
a. Lỗi chính tả:
- mất lết: mất nết; cuối khóc: quấy khóc
- ra chận: ra trận; dận dũ: giận dữ
- triến trận: chiến trận; ghê ghớm: ghê gớm
b. Lỗi dùng từ:
- ngơn ngọt: ngọt ngào; phụ dưỡng: phụng dưỡng: (lời) chân thật: chân tình
c. Lỗi diễn đạt:
- Giờ bé Đản quấy khóc tôi vô cùng khó chịu: Giờ ........ân hận
- Tôi hứa với mình nếu Vũ Nương giờ sống lại tôi sẽ bồi đắp cho nàng: Nếu giờ Vũ Nương sống lại, tôi hứa sẽ đền đáp cho nàng.
Lớp 9C:
a. Lỗi chính tả:
- lở nang: nở nang; nộng nẫy: lộng lẫy; đêm dằm: đêm rằm; gia trắng: da trắng;
đến lỗi: đến nỗi; xung túc: sung túc
b. Lỗi dùng từ: đài cáp: đài các
c. Lỗi diễn đạt:
Đôi lông mày đậm sắc cũng như nét ngài như bướm tằm: Đôi lông mày của Vân đậm sắc như nét ngài của con bướm tằm.
6. Đọc các bài viết tốt: Vi-9D; Hằng-9C
4) Củng cố: Gv tóm tắt lại cách viết văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhắc nhở HS các lỗi mắc phải trong bài viết.
5) HD về nhà:
- Tự ôn tập lại các kiến thức cơ bản về kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài
- HS yếu: Cần chú ý các lỗi về chính tả, dùng từ, và kĩ năng viết
- Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV: Nghị luận trong văn bản tự sự
..................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2013
Tiết 48: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh biết: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về truyện trung đại và năng lực diễn đạt
II/ Hình thức đề kiểm tra.
Trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
III/ Lớp 9D:: Thiết lập ma trận
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Văn xuôi trung đại
HS trình bày tác giả, chi tiết, sự việc của tác phẩm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
04
03
30%
04
03
30%
Truyện thơ trung đại
HS trình bày ý nghĩa nhận định
HS sáng tạo văn bản
HS sáng tạo văn bản hấp dẫn, linh hoạt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
01
1,5
15%
01
4,5
45%
01
01
10%
02
07
70%
Tổng số câu
Tsố điểm
Tỉ lệ %
04
0 3
30%
01
1,5
15%
01
5,5
55%
06
10
100
IV.Đề kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm (3đ):
C©u 1(1,5®): Điền những nội dung còn thiếu vào các cột để có nhận xét đúng:
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
Chữ viết
Truyền kì
Chí
Câu 2(0,25đ): Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được coi là một áng thiên cổ kì bút, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
C©u 3(0,25®): NhËn ®Þnh nµo sau ®©y kh«ng ®óng khi nãi vÒ ngêi anh hïng d©n téc Quang Trung - NguyÔn HuÖ?
A. Lµ ngêi cã trÝ tuÖ s¸ng suèt, nh¹y bÐn, hµnh ®éng m¹nh mÏ, quyÕt ®o¸n.
B. Lµ ngêi cã ý chÝ quyÕt th¾ng vµ tÇm nh×n xa, tr«ng réng.
C. Lµ ngêi cã tµi dụng binh nh thÇn.
D. Lµ ngêi chuyªn quyÒn, xÐt ®o¸n bÒ t«i kÜ lìng.
Câu 4(1 đ): §iÒn những nhận xét còn thiếu vµo dÊu ..... cho phï hîp?
A. Chuyện người con gái Nam Xương lấy từ tích......................... trích trong Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục gồm..............................truyện
B. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào................................................ Hồi thứ mười bôn viết về sự kiện vua Quang Trung...................................
Phần II: Tự luận : (7 điểm)
C©u 1(1,5®): Em hiểu ý nghĩa hai câu thơ sau như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
( Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên)
C©u 2(5,5®): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
V. Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm):
C©u 1(1,5®) : HS điền những nội dung còn thiếu vào các cột: Mỗi ý đúng được 0,25đ
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
Chữ viết
Nguyễn Dữ
Truyền kì mạn lục
Truyền kì
Chữ Hán
Ngô gia văn phái
Hoàng Lê nhất thống chí
Chí
Chữ Hán
Câu 2: A (0,25đ)
C©u 3: D (0,25®)
Câu 4(1 đ): HS điÒn đúng nhận xét còn thiếu vµo dÊu ..... Mỗi ý đúng được 0,25đ
A. Chuyện người con gái Nam Xương lấy từ tích Vợ chàng Trương, trích trong Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện.
B. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ mười bốn viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Phần II: Tự luận : (7 điểm)
C©u 1(1,5®):
Ý nghĩa hai câu thơ là: thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng. (0,5 điểm)
Điều tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ ấy: Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện một quan niệm sống: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán, làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. (1,0 điểm)
Yêu cầu:
Hình thức: Đúng kiểu bài nghị luận văn học.
Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, trình bày khoa học, văn viết linh hoạt, hấp dẫn.
Nội dung:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung yêu cầu đề
- Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều:
+ Sắc: Mắt của Kiều trong veo, sáng long lanh như hồ nước mùa thu, lông mày nàng xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Dung nhan đằm thắm của nàng đến mức hoa phải ghen, vóc dáng mơn mởn của nàng đến mức liễu phải hờn. Vẻ đẹp của nàng sánh với các mĩ nhân trong thiên hạ khiến các bậc đế vương đắm say đến mất nước, mất nhà. Nàng đúng là một tuyệt thế giai nhân. ( khả năng dự báo tương lai bất hạnh của Kiều)
+ Tài năng: Kiều hội tụ mọi vẻ đẹp tài năng mà người đời mơ ước. Nàng có tư chất thông minh bẩm sinh. Cầm, kì, thi, họa tài nào của nàng cũng đến mức thành nghề song điêu luyện phải kể tới tài đàn. Nàng soạn và chơi khúc Bạc mệnh. Mỗi khi khúc nhạc ấy cất lên đã làm tái tê, não nề trái tim bao người.
- Nghệ thuật: Ước lệ, đòn bẩy...
b. Biểu điểm
Điểm 4,5-5,5: Thực hiện đủ những yêu cầu kể trên, diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp
Điểm 2,5-3,5: Đạt được những yêu cầu cơ bản trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ
Điểm 1-2: Lạc đề, chữ quá xấu, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả
(GV căn cứ vào bài của học sinh cho điểm cho phù hợp).
III/ Thiết lập ma trận - Lớp 9C:
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Văn xuôi trung đại
HS trình bày về tác giả, chi tiết, sự việc tác phẩm
HS trình bày ý nghĩa chi tiết nghệ thuật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
04
03
30%
01
1,5
15%
05
4,5
45%
Truyện thơ trung đại
HS sáng tạo văn bản
HS sáng tạo văn bản hấp dẫn, linh hoạt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
01
4,5
45%
01
1,0
10%
01
5,5
55%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
04
0 3
30%
01
1,5
15%
01
5,5
55%
06
10
100
IV.Đề kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm (3đ):
C©u 1(1,5®): Điền những nội dung còn thiếu vào các cột để có nhận xét đúng:
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
Chữ viết
Nguyễn Dữ
Ngô gia văn phái
Câu 2(0,25đ): Nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là ai?
A. Vũ Nương C. Bé Đản
B. Trương Sinh D. Mẹ Trương Sinh
C©u 3(0,25®): Ai nói với vua Quang Trung khi nhà vua đến Nghệ An rằng: Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan?
Ngô Văn Sở. C. Nguyễn Thiếp
Hám Hồ Hầu D. Nguyễn Văn Tuyết
Câu 4(1đ): §iÒn những nhận xét còn thiếu vµo dÊu ..... cho phï hîp?
A. Chuyện người con gái Nam Xương lấy từ tích..........................trích trong Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục được người đời mệnh danh là áng .....................................
B. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào............................Hồi thứ mười bôn viết về sự kiện vua Quang Trung...................................
Phần II: Tự luận : (7 điểm)
C©u 1(1,5®): Chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện mấy lần? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết đó? ( Phần từ đầu truyện đến: trót đã qua rồi)
C©u 2(5,5®): Trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
V. Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm):
C©u 1(1,5®) : HS điền những nội dung còn thiếu vào các cột: Mỗi ý đúng được 0,25đ
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
Chữ viết
Nguyễn Dữ
Truyền kì mạn lục
Truyền kì
Chữ Hán
Ngô gia văn phái
Hoàng Lê nhất thống chí
Chí
Chữ Hán
Câu 2: A (0,25đ)
C©u 3: C (0,25®)
Câu 4(1 đ): HS điÒn đúng những nhận xét vµo dÊu ..... Mỗi ý đúng được 0,25đ
A. Chuyện người con gái Nam Xương lấy từ tích Vợ chàng Trương trích trong Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục được người đời mệnh danh là áng Thiên cổ kì bút
B. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XI. Hồi thứ mười bốn viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Phần II: Tự luận : (7 điểm)
C©u 1(1,5®):
Chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện 2 lần (0,5điểm)
Ý nghĩa:
Lần thứ nhất là bóng của Vũ Nương in trên vách. Với Vũ Nương: thể hiện sâu sắc tình yêu chồng thương con của mình. Với bé Đản, đó là người cha đích thực. Với Trương Sinh, đó là kẻ tình địch đáng gờm, là bằng chứng buộc tội hư hỏng của vợ - ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện (0,5 điểm)
Lần thứ hai là bóng của Trương Sinh in trên vách khi Vũ Nương đã mât, giúp Trương tỉnh ngộ, Vũ Nương được giải oan - ý nghĩa cởi nút cho câu chuyện (0,5điểm)
C©u 2(5,5®):
Yêu cầu:
Hình thức: Đúng kiểu bài nghị luận văn học.
Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, trình bày khoa học, đảm bảo nội dung, văn viết linh hoạt, hấp dẫn
Nội dung
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung yêu cầu đề
- Cảm nhận về vẻ đẹp của khung cảnh ngày thanh minh:
+ 2 câu đầu: Ngày xuân, trong ánh nắng tuơi tắn, rực rỡ, từng đàn chim én liệng chao như những con thoi đưa đi đưa lại trong khung cửi dệt. Hình ảnh con thoi có giá trị tạo hình rất lớn, nó vừa gợi tả mùa xuân tưng bừng nhộn nhịp vừa diễn tả thời gian trôi đi rất nhanh...
+ 2 câu sau: là một bức họa tuyệt đẹp về hoa cỏ trong mùa xuân, trải dài từ mặt đất đến chân trời là màu xanh non ngút ngàn của cỏ. Màu xanh của cỏ làm nền cho sắc trắng của hoa, sắc trắng của hoa làm nổi bật trên màu xanh của cỏ. Màu sắc hài hòa đến mức tuyệt diệu, gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, nhẹ nhàng và thanh khiết. Nhờ sự vận dụng và sáng tạo hai lời thơ cổ mà bức tranh xuân trở nên sống động, có hồn...
b. Biểu điểm
Điểm 4,5-5,5: Thực hiện đủ những yêu cầu kể trên, diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp
Điểm 2,5-3,5: Đạt được những yêu cầu cơ bản trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ
Điểm 1-2: Lạc đề, chữ quá xấu, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả
(GV căn cứ vào bài của học sinh cho điểm cho phù hợp).
* Củng cố: GV thu bài và nhận xét về ( tinh thần, thái độ, ý thức làm bài) của HS
* HD về nhà: Tự ôn tập và nắm chắc những nội dung cơ bản của phần VH trung đại
nhất là các VB trích học từ “ Truyện Kiều”
Soạn VB: Đoàn thuyền đánh cá
.............................................................................
Tiết 49 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Sự phát triển của từ vựng ... Trau dồi vốn từ)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Các hình thức trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng: Học sinh rèn được cách:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Sửa lỗi dùng từ trong các câu văn cụ thể.
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về sự phát triển của từ vựng... trau dồi vốn từ.
3 Thái độ: HS có ý thức tích luỹ vốn từ vựng và vận dụng trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học.
C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận …
Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số:
2) KT bài cũ: (Kết hợp khi tổng kết)
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học, hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết về từ vựng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức.
- GV cho HS ôn lại các cách phát triển của từ vựng và hướng dẫn HS điền vào các ô còn trống trong sơ đồ (GV kẻ sẵn ở phiếu học tập).
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề ở mục 3 (SGK).
GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV cho HS nhắc lại khái niệm từ mượn.
- GV cho HS nhắc lại khái niệm Từ Hán Việt
- GV cho HS nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
- GV cho HS nhắc lại các hình thức trau dồi vốn từ, liên hệ với kinh nghiệm của bản thân.
Hoạt động 3: Luyện tập.
* Hướng dẫn HS làm bài tập 2.II:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3.II nhận xét, sửa chữa bài làm của HS (Yêu cầu như hướng dẫn ở SGV )
* Hướng dẫn HS làm bài tập 2.III:
2) Hướng dẫn HS thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.
3) GV cho HS liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội ra giấy trong GV đưa lên bảng phụ để chữa bài.
- GV thu phiếu của một vài nhóm đưa lên bảng để chữa bài.
Bài 3 :
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chữa một câu và ghi phiếu học tập
- GV thu phiếu để chữa bài: đưa lên bảng cho lớp quan sát, nhận xét, sửa chữa
I) Sự phát triển của từ vựng :
1. Các cách phát triển của từ vựng.
* Các cách phát triển của từ vựng.
- Không vì số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn do đó nếu ứng với mỗi sự vật, hiện tượng, khái niệm mới lại có thêm một từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn vì thế phát triển số lượng từ ngữ chỉ là một trong những cách phát triển từ vựng mà thôi.
II) Từ mượn :
* Khái niệm từ mượn:
III) Từ Hán Việt :
* Khái niệm từ Hán Việt:
IV) Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
* Khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
V) Trau dồi vốn từ :
Các hình thức trau dồi vốn từ liên hệ với kinh nghiệm của bản thân.
* Luyện tập.
Bài tập 2.II
* Lựa chọn 1 nhận định đúng là (c) ; sau đó lí giải vì sao mình không chọn a, b, d.
Bài tập 3.II
Những từ như săm, lốp, ga, xăng, phanh… tuy là từ vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn. Về âm, nghĩa và cách dùng, những từ này ko khác gì những từ được coi là thuần Việt như bàn, ghế, trâu, bò,… Trong khi đó axít, ra-đi-ô, vi-ta-min,… là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai, nói cách khác là chưa đựoc Việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ ko có ý nghĩa gì.
Bài tập 2.III
* Lựa chọn đáp án đúng là (b) và lí giải vì sao không chọn a, c, d.
Bài tập 2.IV
- Xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, con người phải tích luỹ một vốn khái niệm khá lớn mà mỗi khái niệm khoa học thường tương ứng với một thuật ngữ thuật ngữ đóng vai trò ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Bài tập 3.IV
* HS liệt kê ra phiếu học tập.
* HS quan sát bài của bạn và rút ra nhận xét.
Bài tập 2.V
- Bách khoa toàn thư: từ diển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bỏ vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua; bản thảo để đưa thông qua.
4) Củng cố: ? Nhắc lại các nội dung vừa ôn tập.
5) HD về nhà :
- Học thuộc, ghi nhớ những kiến thức cơ bản về từ vựng đã được tổng kết ở cả 2 tiết.
- Làm các bài tập còn lại vào vở.
- HS yếu: cố gắng nắm được các nội dung chính của bài học.
- Ôn lại nội dung về từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.
................................................................
Tiết 50 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được:
1. Kiến thức.
- Yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.
- Tác dụng của yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
2. Kỹ năng: Học sinh rèn được cách:
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3 Thái độ: HS coi trọng việc sử dụng các yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học.
C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, ...
Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số:
2) KT bài cũ: Kết hợp trong bài học
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đê nhận biết và đưa được yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD và rút ra nhận xét về yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
- GV phân lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo các gợi ý mà SGK đã nêu.
- GV có thể gợi ý ở các phần để HS tìm cho dễ.
+ Đoạn a: là những suy nghĩ nội tâm của ai? đối thoại với ai? thuyết phục ai? Thuyết phục về điều gì?
+ Đoạn b: Xét vị trí của 2 nhân vật, mỗi nhân vật đã có cách lập luận riêng như thế nào ?
- GV thu đại diện một vài phiếu học tập đưa lên đọc để chữa bài.
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm và nêu yêu cầu cần đạt. Sau đó cho HS trao đổi, nhận xét về nội dung vai trò của yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
é GV bổ sung, chốt lại:
Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV phân lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một bài tập.
- GV thu phiếu học tập, cho đọc để chữa bài.
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài: Đưa đáp án lên bảng phụ
I) Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VB tự sự :
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
a. Nội dung của nghị luận trong VB tự s
File đính kèm:
- NV9HKI Tuan 10.doc