Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Bài12 - Tiết 59: Tổng kết về từ vựng

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Kiến thức can ôn tập; hệ thống câu hỏi; bảng phụ.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm bài thơ ánh trăng. Nêu chủ đề bài thơ?

 - Chủ đề bài thơ có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Bài12 - Tiết 59: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Bài12 Tiết 59 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Kiến thức can ôn tập; hệ thống câu hỏi; bảng phụ. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm bài thơ ánh trăng. Nêu chủ đề bài thơ? - Chủ đề bài thơ có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định từ ngữ phù hợp - GV yêu cầu HS đọc hai bài tập 1,2 SGK/158 và trả lời câu hỏi. - Bài tập 1: - So sánh hai dị bản của câu ca dao sau: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. - Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa can biểu đạt? Vì sao? - Bài tập 2: - Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười? * Hoạt động 2: hướng dẫn nhận xét cách dùng từ theo phương thức chuyển nghĩa. - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3,4 SGK/158,159 và trả lời câu hỏi. - Bài tập 3: - Đọc đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu. - Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? - Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hính thành theo phương thức hoán dụ? - Bài tập 4: - Phân tích cái hay của trường từ vựng trong bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương? Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không? * Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu cách đặt tên sự vật và phê phán một số cách sử dụng ngôn từ. - GV yêu cầu HS đọc bài tập 5,6 SGK/159,160 và trả lời câu hỏi. - Bài tập 5: - Đọc đoạn trích trong “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. - Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào(đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)? - Hãy tìm 5 ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng? - Bài tập 6: - Đọc truyện cười và cho biết truyện phê phán điều gì? Nội dung ghi I. Thực hiện bài tập: 1. So sánh hai dị bản của câu ca dao: - Câu ca dao có hai chỗ khác nhau: + Từ bầu với từ bù. + Từ gật đầu với từ gật gù. - Từ bù ở câu thứ hai có nghĩa là từ bầu( từ địa phương) - Từ gật đầu với gật gù mang hai ý nghĩa khác nhau. + Gật đầu có nghĩa là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý, tán thành. Ở đây, gật đầu chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với món ăn dân dã đạm bạc. + Gật gù có nghĩa gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng. Ở đây, gật gù vừa có ý chỉ sự tán thưởng vừa là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng. - Trong trường hợp này dùng từ gật gù thích hợp hơn với ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. 2. Nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ: - Người chồng nói: đội chỉ có một chân sút: ngụ ý nói cả đội bóng chỉ có một người giỏi, chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn, không phải nói cầu thủ chỉ có một chân. - Người vợ hiểu lầm rằng:cầu thủ ấy chỉ có một chân nên không đá bóng được. - Từ chuyện hiểu lầm trên nên truyện trở nên gây cười. 3. Xác định phương thức chuyển nghĩa: Đoạn thơ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: - Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay. - Từ dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu. - Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: đầu. - Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: vai. 4. Cái hay trong trường từ vựng: * Các từ: áo đỏ, cây xanh, ánh hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: - Trường từ vựng chỉ màu sắc: áo đỏ, cây xanh, ánh hồng. - Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ tới lửa: lửa, cháy, tro. * Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽvới nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con ngưới anh làm anh say đắm ngất ngây đến mức có thể cháy thành tro và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc. * Nghệ thuật dùng từ tạo ấn tượng mạnh, thể hiện độc đáo tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 5. Nhận xét cách gọi tên: - Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách: + Dùng từ ngữ có sẳn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm. + Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt. - Một số tên gọi theo cách trên: con bạc má, rắn sọc dưa, khỉ mặt ngựa, ớt chỉ thiên, cây xương rồng, chè móc câu…… - Năm ví dụ: + Cà tím: cà quả tròn, màu tím hoặc nửa tím nửa trắng. + Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới kiểu nhỏ, đuôi dài và nhọn như cái kiếm. + Cá kim: cá biển có mỏ dài và nhọn như cái kim. + Chuột đồng: chuột sống ngoài đồng ruộng, ở hang, thường phá hoại mùa màng. + Ong ruồi: ong mật nhỏ như ruồi + Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn. + Gấu chó: gấu cỡ nhỏ, tai nhỏ, lông ngắn, mặt giống mặt chó. 6. Tìm yếu tố gây cười và cho biết ý nghĩa phê phán: - Yếu tố gây cười: “ Gọi cho bố đốc tờ”. - Thay vì dùng từ “bác sĩ” kẻ sắp chết còn nết không chừa, cứ một mực đòi dùng từ”đốc tờ”. - Truyện cười phê phán thói quen dùng từ nước ngoài của một số người. IV. Dặn dò: Chuẩn bị bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Trả lời các câu hỏi mục I,II SGK/160, 161. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY59.DOC