I/Mức độ cần đạt.
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
- Việc sử dụng kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm trong một tác phẩm trữ tình.
2/ Kĩ năng:
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuàn 12 - Tiết 56 đến tiết 60, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 - Tuần 12
Ngày soạn:Ngày dạy: VĂN BẢN : BẾP LỬA
Bằng Việt
I/Mức độ cần đạt.
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
- Việc sử dụng kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm trong một tác phẩm trữ tình.
2/ Kĩ năng:
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3/ Thái độ:
III. Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định. ( 1 phút )
2/ Kiểm tra.( Câu hỏi củng cố tiết 51,52 ) ( 5 phút )
3/ Bài mới. ( 30 phút )
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
( 5 phút )
- Đọc chú thích, nêu tiểu sử tác giả?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
( 25 phút )
Gv đọc mẫu vb
- Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai? Về điều gì?
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần?
- Hình ảnh nào gợi nhà thơ nhớ đến bà?
-“ Bếp lửa” còn gợi cho nhà thơ nhớ về điều gì?
GV: câu thơ gợi lại nạn đói khủng khiếp năm 1945 giết chết hơn 2 triệu người.
- “ Bếp lửa” có ảnh hưởng ntn đối với người cháu?
- “ Tiếng tu hú” có ý nghĩa gì?
? Hình ảnh bếp lửa xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ?
? Vì sao nhắc đến bếp lửa tác giả lại nghĩ ngay đến bà và ngược lại?
? Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì?
? Tại sao tác giả lại thốt lên: “ Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”?
- Vì sao tác giả lại dùng từ “ ngọn lửa”? Nó có ý nghĩa ntn?”.
GV giảng:
+ Bếp lửa là vật chất bên ngoài.
+ Ngọn lửa ở đây chính là ngọn lửa lòng “ một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn”-Đấy là tình yêu thương, lòng san sẻ, là ý chí, là niềm tin. Là đức hy sinh. . . mà bà đã dành cho cháu và tất cả mọi người. . .
- Em hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
GV: Bài thơ như muốn lí giải với chúng ta rằng tình cảm gia đình, tình yêu làng quê, lòng yêu nước. . .thường bắt đầu từ những sự vật gần gũi, bình dị nhưng thân thuộc: như Xuân Quỳnh đó là một tiếng gà gáy trưa; với Đỗ Trung Quân thì là chùm khế, cánh diều tuổi thơ, con đường đi học. .
- Liên hệ, giáo dục: Tình cảm gia đình.
4/ Củng cố: ( 5 phút )
- Nêu vài nét về tiểu sử tác giả Bằng Việt?
- Bài thơ “ Bếp lửa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học (9 phút )
5/ Dặn dò: ( 4 phút )
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
- Soạn “ Khúc hát ru những em bé. . .lưng mẹ”.
HS báo cáo sĩ số.
HS lên bảng trả lời
HS đọc, nêu những nét chung về tác giả.
2 hs đọc lại.
HS: Lời của nhân vật người cháu nói về bà với sự chăm sóc, yêu thương.
HS: 4phần:
+ Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
+ Khổ 2-> 5: Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà.
+ Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Khổ cuối: Nỗi nhớ không nguôi của cháu dành cho bà.
HS trả lời
HS thảo luận nhóm 2- 3’
HS thảo luận nhóm 2- 3’
HS: Tiếng chim tu hú gợi tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu.
HS chú ý câu hỏi 3 sgk, thảo luận nhóm:
HS thảo luận 3 phút, trả lời.
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 10 lần trong bái thơ.
-Hai hình ảnh luôn đi liền nhau là vì đun nấu là công việc của bà, ngay từ nhỏ cháu đã ở cạnh bà nên hình ảnh ấy đã khắc sâu trong lòng người cháu.
- Bếp lửa biểu trưng cho cuộc đời bà, tình cảm yêu thương chăm sóc mà bà dành cho mọi người, đức hi sinh cao cả của bà.
- Chính từ cuộc đời đầy gian lao khó nhọc nhưng tràn đầy tình yêu thương,niềm tin yêu vào cuộc sống của bà đã giúp cháu trưởng thành, đủ nghị lực và niềm tin dấn bước trong cuộc đời, hiểu hơn về quê hương dân tộc mình. . . vì vậy cháu mới thốt lên “Ôi kì lạ. ”
HS thảo luận 3 phút, trình bày:
HS trả lời
HS trả lời.
HS ghi.
A/ Tìm hiểu chung
I/ Tác giả: Bằng Việt
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.
- Quê quán: huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
- Oâng là nhà thơ, dịch giả trưởng thành trong thời kì chống Mỹ.
II/ Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác năm 1963, khi ông đang học ngành luật ở nước ngoài.
B/ Đọc- hiểu văn bản:
I/ Nội dung:
1/ Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
- Hình ảnh gợi nhớ:
“ Bếp lửa chờn vờn sương sớm”
->Hình ảnh gần gũi, quen thuộc với tất cả mọi người.
-“ Bếp lửa” gợi lại cả một thời ấu thơ bên người bà. Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
“ Năm ấy là năm …………….
……………. sống mũi còn cay”
- Bếp lửa hiển hiện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang, đùm bọc đầy chi chút của ba:ø “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.. . .
- Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú:
+ Như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết khiến lịng người trỗi dậy những hồi niệm nhớ mong.
+ Gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu.
2/ Những suy nghĩ về bà và cuộc đời bà.
-“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa!”
=> Hình ảnh biểu trưng: Sự tần tảo, đức hy sinh chăm lo cho mọi người của bà. Đĩ cũng là những phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam.
- “ Rồi sớm rồi chiều vẫn bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
=>Bà không chỉ là người nhóm lửa giữ lửa mà còn là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ kế tiếp.
II/ Ý nghĩa:
Bài thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về cuộc sống nghĩa tình nơi quê hương.
C/ Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận ở một đoạn tự chọn trong bài thơ.
1/Bài thơ ra đời năm nàò?
a/ 1963. b/ 1965.
c/ 1973. d/ 1958.
2/ Về cơ bản, có thể xem bài thơ “ Bếp lửa” thuộc thể thơ nào?
a/ Thơ 7 chữ. b/ Thơ 8 chữ.
c/ Thơ lục bát. d/ Thơ tự do.
3/ Hình ảnh “ Bếp lửa” trong bài thơ có tác dụng gì?
a/Thể hiện tình cảm bà cháu thắm thiết. b/ Khơi gợi hồi ức của cháu về bà.
c/ Thể hiện tình yêu quê hương của cháu. d/ Ca ngợi đức hy sinh của bà.
4/ Nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ là:
a/ Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi. b/ Nhiều hình ảnh mới lạ, tráng lệ.
c/ Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình. d/ Nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo
Tiết 57 – Tuần 12 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
VĂN BẢN: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm ):
I/ Mức độ cần đạt :
Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.
Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/ KiÕn thøc:
Tác giả nguyễn Khoa Điềm và hồn cảnh ra đời bài thơ.
Tình cảm của bà mẹ Tà-ơi dành cho con gắn chặt với tình quê hương, đất nước và niềm tin tất thắng của cách mạng.
Nghệ thuật ẩn dụ, phĩng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
2/ Kỹ năng:
Nhận diện các yếu tố ngơn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát ru của bà mẹ, của tác giả.
Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
1/ Ổn định: vs- ss – tp.
2/ Bài cũ:
- Đọc thuộc 2 khổ thơ đầu bài thơ “ Bếp lửa”. Nêu ý nghĩ của văn bản.
- Đọc 2 khổ thơ 3,4. Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ “ Bếp lửa”
3/ Bài mới :
* Giĩi thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc ta, người phụ nữ, người mẹ, người vợ đã đĩng gĩp vai trị tích cực làm nên thắng lợi. Bài " Khúc hát ru ...” ra đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là thời kỳ cuộc sống của cán bộ, nhân dân ( Đồng bào miền núi ) rất gian nan.
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
? Bài thơ ra đời trong hồn cảnh nào ?
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
- Hướng dÉn ®äc:đọc víi giäng tha thiÕt, trÇm Êm thĨ hiƯn c¶m xĩc cđa chđ thĨ tr÷ t×nh.
? Xác định bố cục bài thơ ? Tác dụng của bố cục này ?
? Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là ai?
? Khúc hát 1 người mẹ được miêu tả trong cơng việc gì?
? Qua những hình ảnh ấy cho thấy việc làm của mẹ như thế nào?
? Khúc hát 2 nĩi lên cơng việc gì của mẹ?
? Tìm hình ảnh thơ nĩi lên cơng việc làm của mẹ rất vất vả?
? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh " Mặt trời " qua hai câu thơ này ?
? Khúc hát 3 nĩi đến cơng việc gì của mẹ?
? Tình cảm của mẹ được thể hiện qua cơng việc đĩ ntn?
?Qua những cơng việc của người mẹ, em cĩ cảm nhận được gì về tấm lịng của người mẹ?
GD: tình cảm gia đình (thương yêu mẹ)
? Qua các khúc hát ru, em cảm nhận tình cảm của mẹ đối với con ntn?
? Tình thương của người mẹ qua mỗi khúc hát thể hiện ước mong gì? Những ước mong ấy được phát triển ntn?
? Sự phát triển tình cảm của người mẹ qua ba khúc hát ru ntn?
- Như vậy, tình thương của mẹ được phát triển cao hơn, rộng mở hơn- Một người mẹ giàu đức hy sinh.
? Qua khúc các khúc hát ru này, em biết thêm điều gì về người mẹ?
- Hình ảnh người mẹ Tà - ơi hiện lên với những tình cảm thật đáng trân trọng. Những ước mơ của người mẹ giản dị, rất cao đẹp -> ta thêm yêu quý, trân trọng người mẹ.
? Em cĩ nhận xét gì về kết cấu bài thơ?
? Tác giả đã sủ dụng những biện pháp tu từ nào?
? Em hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
4/ Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ theo.
- Người mẹ Tà-ơi trong bài thơ là người mẹ ntn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
5/Dặn dị
- Về nhà học thuộc bài thơ
- Nắm chắc nội dung bài thơ
- HS báo cáo sĩ số.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Dựa vào chú thích * trả lời.
-2 hs ®äc c¶ bµi
- Bài thơ là lời hát cĩ ba khúc ( mỗi khúc cĩ hai khổ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng.
- Như vậy hình ảnh nổi bật trong bài thơ khúc hát ru này là người mẹ Tà-ơi
- Mẹ giã gạo nuơi bộ đội.
- Sự vất vả cực nhọc và ý thức bền bỉ lao động gĩp phần vào kháng chiến.
- Mẹ tỉa bắp trên núi.
“ Lưng núi thì to lưng mẹ thì nhỏ”
- Con là ánh sáng của đời mẹ là nguồn sức mạnh để mẹ vượt qua nhọc nhằn mà kiêu hãnh tuy gian khĩ nhọc nhằn
- Mẹ chuyển lán, đạp rừng.
+ Mong gạo trắng, mong con mau lớn.
+ Mong hạt bắp lên đều, mong con mau lớn cĩ sức khỏe phi thường,làng hết đĩi nghèo.
+ Mong con khơn lớn về phương diện tinh thần, mang lý tưởng của cả dân tộc: gặp Bác Hồ, làm người tự do
- HS cảm nhận.
HS phát biểu.
HS phát biểu.
HS đọc.
HS ghi.
A/Tìm hiểu chung:
I/ Tác giả :
- NguyƠn Khoa §iỊm sinh n¨m 1943.Quª ở tØnh Thõa Thiªn, HuÕ.
- Thuéc thÕ hƯ c¸c nhµ th¬ trưởng thµnh trong kh¸ng chiÕn chèng MÜ.
- Chất chính luận làm cho thơ nguyễn khoa điềm vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ.
II/ Tác phẩm :
- Bµi th¬ viÕt vµo n¨m 1971, tại chiến khu miền tây ThừaThiên.
- Bài thơ là lời hát cĩ ba khúc ( mỗi khúc cĩ hai khổ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng.
B/ Đọc – hiểu văn bản:
I/ Nội dung:
1/ Hình ảnh người mẹ Tà- ơi:
* Khúc hát 1:
- Mẹ giã gạo nuơi bộ đội.
=> Sự vất vả cực nhọc và ý thức bền bỉ lao động gĩp phần vào kháng chiến.
=>Người mẹ chịu thương, chịu khĩ trong lao động và vơ cùng yêu con.
* Khúc hát ru thứ hai:
- Mẹ tỉa bắp trên núi.
=> Gợi sự gian khổ và sự say mê lao động sản xuất của ngưới mẹ giữa núi rừng mênh mơng, heo hút.
* Khúc hát ru thứ ba:
- Mẹ chuyển lán, đạp rừng.
=> Di chuyển lực lượng kháng chiến lâu dài, tinh thần quyết tâm lịng tin vào chiến thắng.
* Người mẹ Tà- ơi yêu thương con vơ hạn. Bền bỉ, quyết tâm trong cơng việc, lao động, kháng chiến.
2/ Tình cảm và những ước vọng của người mẹ:- Khúc hát 1:
+ Mong gạo trắng, mong con mau lớn.
+ Tình thương con gắn với tình thương bộ đội.
- Khúc hát 2:
+ Mong hạt bắp lên đều, mong con mau lớn cĩ sức khỏe phi thường,làng hết đĩi nghèo.
- Khúc hát 3:
+ Mong con khơn lớn về phương diện tinh thần, mang lý tưởng của cả dân tộc: gặp Bác Hồ, làm người tự do.
=>Tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn, ngày càng hịa cùng cơng cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước.
II/ Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn du phĩng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ cĩ ý nghĩa biểu tượng.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ơi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
C/ Hướng dẫn tự học:- Học thuộc lịng, đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
Tiết 58 – Tuần 12
VĂN BẢN: ÁNH TRĂNG
( Nguyễn Duy )
I/Mức độ cần đạt:
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy.
- Biết được đặc điểm và những đĩng gĩp của thơ việt nam vào nền văn học dân tộc.
II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/ Kiến thức:
- Kỷ niệm về một thời gian lao nhưng nặng tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt nam hiên đại.
- Ngơn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2/ Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại
III/Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
1/ Oån định. ( 1 phút )
2/ Bài cũ:
- Đọc thuộc lịng hai khổ thơ đầu bài thơ “ Bếp lửa”.hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dịng hồi tưởng cảm xúc về bà như thế nào?
- Đọc thuộc lịng 2 khổ thơ 3,4. nêu ý nghĩa của bài thơ.
3/ Bài mới: ( 30 phút )
* Giới thiệu: Cuộc sống luôn trôi đi mãi, con người vì công việc hay một lí do nào đó mà bị cuốn theo dòng xoáy của cuộc đời, bỏ lại sau lưng cả một quá khứ dài dằng dặc, lãng quên cả những kỉ niệm buồn vu trong hồi ức. Ta phải làm sao để vừa sống tốt trong hiện tại mà lại có thể đường hoàng đối diện với bản thân. Bài thơ “ Aùnh trăng” của Nguyễn Duy phần nào sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung( 5 phút )
- Hãy nêu vài nét chính về tác giả?
=> GV nhấn mạnh quá trình sáng tác của tác giả.
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: HD HS đọc hiểu văn bản: ( 22 phút )
Đọc và xác định bố cục của bài thơ.
GV hướng dẫn giọng đọc: 3 khổ đầu giọng bình thường, khổ 4 giọng đột ngột cất cao, 2 khổ cuối giọng chậm, trầm lắng )
GV đọc.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Từ đó chia bố cục của bài và nêu nhận xét cách tạo bố cục của tác giả?
=> Bố cục như một câu chuyện nhỏ.
GV phân tích bố cục bài thơ.
Phân tích vầng trăng trong hoài niệm.
- Ở hai khổ thơ đầu, vầng trăng gắn bó với người ntn? Ở những thời điểm nào?
- Câu thơ “ Vầng trăng thành tri kỉ” cĩ ý nghĩa gì?
? Em đã học bài thơ nào cũng nói lên mối quan hệ giữa người chiến sĩ CM và vầng trăng?
Vầng trăng trong hiện tại.
- Khi MN giải phóng, đất nước thống nhất, người chiến sĩ về thành phố thì quan hệ giữa người chiến sĩ và vầng trăng ntn? Vì sao lại có sự thay đổi đó?
- Tình huống bất ngờ nào để người chiến sĩ nhớ đến sự hiện diện của vầng trăng?
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng có tác động ntn đến tình cảm của con người?
Vầng trăng trong suy tưởng.
- Dưới cái nhìn, suy nghĩ của nhà thơ, vầng trăng hiện lên có đặc điểm ntn?
? Theo em bài thơ nêu lên vấn đề gì? Có liên quan gì đến đạo lí sống của DTVN?
? Em hãy nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
? Em hãy phát biểu ý nghĩa của bài thơ
* Liên hệ GD môi trường: Hiện nay, một số thanh niên nông thôn, do học tập nỗ lực, có thành tựu, thường không thích quay về quê hương phục vụ. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên?
GV định hướng: Vùng nông thôn sâu, dù điều kiện KT, VH, XH không phát triển bằng khu vực thành thị nhưng nó vẫn có những nét đẹp riêng, dân dã, mộc mạc nhưng yên bình, tĩnh lặng, không gian khoáng đãng, trong lành. Quan trọng hơn, đó là nơi ta sinh ra, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc, chở che của người thân, bạn bè,thầy cô . . . nơi chất chứa bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ. Vì lẽ đó, ta cần phải gắn bó nhiều hơn, đem tài năng, sức lực của mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đó là cách chúng ta đền ơn đáp nghĩa với quê hương.
4/ Củng cố: ( 5 phút )
Đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn dị:
- Học I, II, III
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng.
HS báo cáo sĩ số.
2 HS lên bảng trả lời.
HS dụa vào chú thích *.
-1 HS đọc lại.
- Cảm xúc triển khai theo trình tự thời gian.
- Bố cục:
* Hai khổ thơ đầu: Vầng trăng trong hoài niệm.
* Ba khổ thơ giữa: Vầng trăng hiện tại.
* Khổ cuối: Vầng trăng trong suy tưởng.
- HS chú ý vào 2 khổ thơ đầu.
- HS thảo luận nhóm 4, 2p )
( Đồng chí, Nguyên tiêu, Cảnh khuya . . . )
HS thảo luận nhóm 4, 2p )
- Tình huống bất ngờ để vầng trăng xuất hiện: “đèn điện tắt”;
- “ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình”
- “ ánh trăng im phăng phắc.
đủ cho ta giật mình”
=> Bài thơ đặt ra vấn đề:Thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình. Đó là thái độ“ Uống nước nhớ nguồn”.
HS trả lời.
HS đọc.
HS ghi.
A/ Tìm hiểu chung
I/ Tác giả:
- Nguyễn Duy(1948 ), quê ở tỉnhThanh Hóa.
- Trong kháng chiến chống Mỹ ông vừa là nhà thơ, vừa là chiến sĩ chiến đấu ở chiến trường khu V. Sau 1975 chuyển sang làm báo tại TPHCM.
II/ Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ sáng tác 1978, khi đất nước đã thống nhất.
B/ Đọc – Hiểu văn bản:
I/ Nội dung:
1/ Vầng trăng trong hoài niệm:
- Hồi nhỏ sống “ với đồng”, “với sông”, “với bể”
=> Tuổi thơ gắn bó, gần gũi với thiên nhiên.
- Khi trưởng thành, đi kháng chiến sống ở rừng “ Vầng trăng thành tri kỉ”
-Trăng biểu trưng cho tình bạn gắn bó sâu nặng, đằm thắm của tình quân dân, tình đồng đội , đồng chí. Tình nghĩa ấy tưởng bền vững không phai nhạt.
“ Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
2/ Vầng trăng trong hiện tại:
- Từ hồi về thành phố, đầy đủ tiện nghi: “ ánh điện, cửa gương”
=> Quên lãng vầng trăng, quên đi ngày tháng gian khổ, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp.
“ Vầng trăng đi qua ngõ.
Như người dưng qua đường”
- Tình huống bất ngờ để vầng trăng xuất hiện: “đèn điện tắt”;
“ Đột ngột vầng trăng tròn”.
- Aùnh trăng đánh thức bao nhiêu kỉ niệm của những năm tháng gian lao:
“ như là đồng là bể.
như là sông là rừng”
“ Rưng rưng” là cảm xúc dâng trào của người lính.
3/ Vầng trăng trong suy tưởng:
- Trăng vẫn như trong quá khứ chung thủy, cao thượng, vị tha, khoan dung.
- Trăng nghĩa tình nhưng cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở con người không được lãng quên quá khứ.
II/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kết cấu giữa tự sự với trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo hình ảnh thơ cĩ nhiều tầng nghĩa.III/ Ý nghĩa văn bản:
Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
C/ Hướng dẫn tự học:
Học thuộc lịng bài thơ.
Phụ lục câu hỏi củng cố:
1/ Bài thơ thuộc thể thơ nào sau đây:
a/ Thơ 7 chữ b/ Thơ 8 chữ
c/ Thơ 5 chữ d/ Thơ lục bát
2/ Bài thơ được sáng tác giai đoạn nào?
a/ Trước cách mạng Tháng Tám b/ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
c/ Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ d/ Giai đoạn sau năm 1975.
3/ Ý nghĩa của bài thơ là:
a/ Hồi tưởng những năm tháng chiến tranh.
b/ Ngợi ca cuộc sống hoà bình, độc lập.
c/ Nhắc nhở tình cảm gắn bó, thuỷ chung với quá khứ.
d/ Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
Tiết 59 – Tuần 12:
Ngày soan: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
Ngày dạy: ( LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
I/ Mức độ cần đạt:
Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngơn ngữ trong thực hiện giao tiếp và trong văn chưng.
II/Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/ Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa,trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2/ Kỹ năng:
- Nhận diện được các từ vụng, các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Điểm giống nhau và khác nhau của 2 phương thức ẩn dụ và hoán dụ là gì?
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
3/ Bài mới. ( 30 phút )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Bài tập 1 ( 5 phút )
GV ghi 2 dị bản của câu ca dao lên bảng.
Yêu cầu: Hãy giải thích nghĩa để xem cách dùng từ nào trong hai từ “ gật đầu”, “ Gật gù” có sắc thái biểu cảm cao hơn?
Bài tập 2 ( 5 phút )
Yêu cầu hs đọc: Truyện cười, nhận xét cách hiểu của người vợ có đúng không?
? Câu nói ấy cần hiểu ntn?
( phép tu từ nào? )
Bài tập 3 ( 5 phút )
?Thế nào là nghĩa gốc? ? Thế nào là nghĩa chuyển? ? Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức nào?
- Bài tập 4 ( 5 phút )
? Thế nào là trường từ vựng?
? Em cho biết trong bài thơ có mấy trường từ vựng? Đó là những trường nào?
- Bài tập 5 ( 5 phút )
Thảo luận nhóm: Tên các con rạch trong “ Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi được đặt theo cách nào trong 2 cách:
1/ Đặt từ ngữ mới để gọi tên sự vật hiện tượng.
2/ Dùng từ ngữ có sẵn theo nội dung mới.
-Bài tập 6 ( 5 phút
- Xác định: Nội dung truyện phê phán điều gì?
GV liên hệ giáo dục ý thức dân tộc
4/ Củng cố: ( 5 phút )
- Thế nào hoán dụ, ẩn dụ?
- Nên sử dụng từ mượn trong trường hợp nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn dị: ( 4 phút )
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự cĩ sử dụngù yếu
File đính kèm:
- GACKT12.doc