Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu, đồng thời thể hện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sở dụng hình ảnh khơi gợi, liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mỗi liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... Tiết 56: BEÁP LÖÛA (Bằng Việt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu, đồng thời thể hện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sở dụng hình ảnh khơi gợi, liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mỗi liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm… 3. Thái độ: giáo dục tình cảm thương yêu, kính trọng ông bà và các thế hệ đi trước IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phân tích tình huống: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật động não. - Kĩ thuật gia nhiệm vụ. 3.Thái độ: giáo dục tình cảm thương yêu, kính trọng ông bà và các thế hệ đi trước V. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Tư liệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ. - Bảng phụ ghi phần tổng kết, luyện tập. 2. Trò: - Đọc trước văn bản và soạn bài theo câu hỏi VI. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra: - Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ? - Vì sao có thể gọi “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc ca về những người lao động? 2. Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động: Giáo Viên Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung - Yêu cầu HS đọc chú thích * Hỏi: Nêu những nét chính về tác giả BằngViệt và bài thơ Bếp lửa? - Nhận xét, chốt nét chính. - Đọc . -Tóm tắt nét chính. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm. (SGK) Hoạt động 2: HDHS đọc- hiểu văn bản HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung. (7') - Hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi. - GV đọc mẫu. - Nhận xét đọc. Hỏi: Mạch cảm xúc của bài thơ được dẫn dắt như thế nào ? - Giải thích: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. Hỏi: Dựa và mạch cảm xúc có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nội dung từng phần? - Chốt bố cục: 4 phần. HĐ 3. Tìm hiểu bài thơ.(32') 1) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. - Yêu Cầu hs đọc 4 câu thơ đầu. Hỏi: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Gợi ý: hình ảnh bếp lửa, tuổi thơ ở bên bà, Hỏi: Hình ảnh bếp lửa được miêu tả như thế nào? Giảng: Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: ấp iu, chờn vờn. Hỏi: Hình ảnh Bếp lửa gợi suy nghĩ điều gì? Giảng: Gợi hình ảnh người bà tần tảo. Từ đó tác giả nhớ lại thời thơ ấu bên người bà. Hỏi: Tác giả nhớ lại tuổi thơ bên bà với những kỉ niệm nào? Gợi em suy nghĩ điều gì? - Phân tích các hình ảnh: đói mòn đói mỏi, bà bảo cháu nghe...Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn. Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại bao nhiêu lần? Có ý nghĩa gì? - Giải thích, bình giảng: Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, chỗ dựa tinh thần, sự cưu mang đùm bọc nuôi lớn cháu. - Chốt nội dung. 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. Dẫn: Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. - Yêu cầu hs đọc đoạn: Mấy chục năm rồi... Hỏi: Tác giả suy ngẫm về bà như thế nào? Giải thích: Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bà cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng bùng mọi gia đình. Hỏi: Vì sao tác giả lại viết Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Giải thích, bình giảng: Nhà thơ cảm nhận hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. Hỏi: Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ đã khái quát điều gì? - Đọc đoạn: Rồi sớm rồi chiều... Bình giảng: Hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Hỏi: Từ hình ảnh bếp lửa và nhữmg suy ngẫm về bà em có suy nghĩ gì về tình bà cháu trong bài thơ? - Chốt nội dung. Hỏi: Bài thơ có những nét đặc sắc noà về nghệ thuật? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm thể hiện nội dung gì? - Nghe hd đọc. - Nghe đọc. - Đọc lại bài thơ. -Nêu mạch cảm xúc. - Tìm bố cục. - Ghi nhớ bố cục. - Đọc 4 câu thơ. - Trả lời. - Nêu các hình ảnh: chờn vờn, ấp iu. - Nêu suy nghĩ về hình ảnh bếp lửa. - Đọc đoạn: Lên bốn tuổi...Nêu nhận xét. - Nghe phân tích, ghi nhớ nội dung. - Đọc. - Trả lời. -Nghe giải thích. - Trao đổi, trả lời. - Nghe giải thích. - Trả lời. - Liên tưởng hình ảnh bếp lửa và bà trong bài thơ. - Trả lời. II.Đọc - tìm văn bản 1. Đọc. 2. Mạch cảm xúc bài thơ: Từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. 3. Bố cục: 4 phần -3 câu đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. -Tiếp...dai dẳng: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. -Tiếp...bếp lửa: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. -Còn lại: Người cháu trưởng thành, đi xa những không nguôi nhớ bà. 4. Đọc, tìm hiểu văn bản. a. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. - Hình ảnh bếp lửa chờn vờn, ấp iu gợi hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh. - Tác giả nhớ lại tuổi thơ bên bà nhiều gian khổ, thiếu - Hình ảnh bếp lửa lặp lại nhiều lần gợi hình ảnh người bà chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, cưu mang, nuôi dưỡng cháu. * Hình ảnh bếp lửa gợi những kỉ niệm về tình bà cháu. b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. - Cuộc đời bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. - Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. - Hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. * Lòng biết ơn, kính yêu trân trọng của cháu đối với bà. d. nghệ thuật: - Ẩn dụ, phóng đại - Liên tưởng độc đáo bằng những hình ảnh thơ có ý biểu tượng. Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu tổng kết - Chốt nét chính về nội dung. (bảng phụ) - Trả lời, rút ra nội dung bài học IV. Tổng kết: 1. Nội dung. 2. Ghi nhớ: Sgk 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu những kỉ niệm về bà và tình bà cháu. - Nêu những suy ngẫm của cháu về bà? 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc lòng bài thơ - Học kỹ về tác giả , phần phân tích . - Chuẩn bị : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ…” ______________________________________ Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... Tiết 57. (HDĐT) KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ ( Nguyễn Khoa Điềm ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuât của bài thơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha chìu mến. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Tư liệu về tác giả và bài thơ. 2. Trò: - Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo câu hỏi sgk. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: (30') 1. Kiểm tra bài cũ: (4') - Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ bếp lửa của bằng Việt? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 2. Bài mới: Giáo Viên Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung HĐ 1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. HĐ 2: HD đọc, tìm hiểu chung. - GV hd đọc. - Chỉ định học sinh đọc. - Nhận xét. - Hd tìm hiểu từ khó. - Cho biết thể loại và bố cục bài thơ ? ? Bố cục ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của tác giả -Nhận xét chốt -Nghe giới thiệu - Nghe, đọc - Đọc rõ chú thích -Trả lời -Nhận xét - Nghe I. Tác giả, tác phẩm. (Xem sách giáo khoa) II. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Đọc. 2. Từ khó: 3. Thể thơ và bố cục: a. Thể thơ: tám chữ. b. Bố cục: 3 phần. Bố cục: 3 đoạn chia cân phân về số câu, số tiếng, mỗi đoạn lại gồm 2 lời ru: + Lời ru của nhà thơ (7 câu). + Lời ru của mẹ (4 câu). Rất phù hợp với thể loại hát ru. Những lời thơ giản dị, ngọt ngào cứ trở đi trở lại dìu dặt, êm đềm đưa đứa tre vào giấc ngủ sâu và là gửi gắm tâm tình người mẹ. Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản HĐ3: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản.(15') + Nhan đề bài thơ thật độc đáo. Theo em nhận xét trên có chính xác không ? Nó độc đáo của nhan đề là ở điểm nào? - Nhận xét - Độc đáo vì: nó đem lại cho người đọc cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lùng. Quen vì là khúc hát ru, những em bé lớn trên lưng mẹ cũng không thật xa lạ (phụ nữ một số dân tộc miền núi có thói quen địu con sau lưng khi làm việc trong nhà, ngoài nương). Nhưng ghép hai cụm từ lại thành một câu, thành nhan đề bài thơ thì lại gây cho người đọc sự tò mò, khó hiểu và ngạc nhiên vì mới mẻ. Ai cũng muốn biết nhà thơ hát ru những gì ? Người mẹ điệu con ấy sẽ ru con như thế nào - Hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh người mẹ qua các lời ru. - Đọc lại những lời ru của tác giả qua 3 đoạn. ? Hiện lên ở lời ru thứ nhất - lời ru của nhà thơ - là hình ảnh người mẹ Tà-ôi đang làm gì? Câu thơ nào, theo em là hay nhất, xúc động nhất ? Vì sao ? Mẹ điệu con góp phần giã gạo nuôi bộ đội ăn no đánh giặc. Đó là công việc nặng nhọc, đều đều. + Nhịp chày nghiêng.....hát thành lời. + Vừa tả việc làm và tư thế của mẹ rất ấn tượng vừa biểu hiện tình cảm, xúc động của mẹ với con, với bộ đội CM. ? Qua những câu thơ trên, có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ? - Từ láy: nghiêng nghiêng, nhấp nhô ? Em có phát hiện ra cái hay và sâu sắc của hình ảnh mặt trời trong 2 câu thơ: Mặt trời của....em nằm trên lưng? Măt trời ở câu thơ thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ. So sánh ngầm đứa con với mặt trời - Ở lời ru thứ hai của tác giả, hiện lên hình ảnh người mẹ đang tỉa bắp trên núi kalưi: Lưng núi thì to núi thì to mà lưng mẹ nhỏ tưởng như ngây ngô, vụng về trong so sánh quá hiển nhiên nhưng thật ra lại rất ngộ nghĩnh và chân thực. Hình ảnh mặt trời được ẩn dụ ấy nằm ngay trên lưng, vô cùng gần gũi như là một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc. ? Những công việc của mẹ ở đoạn thơ thứ ba có gì khác với hai đoạn trên ? Công việc của người mẹ ở hai đoạn trên chủ yếu là công việc của người hậu phương phục vụ tiền tuyến chiến đấu: giã gạo nuôi quân, tỉa bắp nuôi mình, nuôi con và nuôi quân, còn ở đây, công việc có phần trực tiếp hơn: chuyển lán, đạp rừng, nhất là đi giành trận cuối. Công việc, nhiệm vụ của người chiến sĩ - mẹ trở thành người mẹ chiến sĩ, người chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ở ngay trên quê hương mình, buôn làng mình. ? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Từ trên lưng mẹ...em vào Tr Sơn ? Sự lớn mạnh vượt bậc, trưởng thành nhanh chóng, kì lạ của những chiến sĩ trẻ là từ trên lưng mẹ, từ trong đói khổ mà ra, mà nên. ? Tóm lại, qua 3 đoạn thơ, thấy hiện lên chân dung tinh thần của người mẹ Tà ôi - người mẹ VN như thế nào ? Tình thương yêu con hòa với tình tình cảm chung, tình cảm với bộ đội, buôn làng, với CM:(Mẹ thương a-kay - mẹ thương bộ đội Mẹ thương a-kay - mẹ thương làng đói Mẹ thưuơng a-kay - mẹ thương đnước) - Cho HS đọc lời ru thứ nhất, thứ 2 và thứ 3. ? Qua từng lời ru, em thấy tình cảm và ước mơ của mẹ đối với a-kay-cu Tai như thế nào ? Muốn nhấn mạnh sự thống nhất gắn bó máu thịt giữa hai mẹ con. ? Tại sao tác giả viết: con mơ cho mẹ mà không viết mẹ mơ cho con hoặc mẹ mơ con sẽ...? Mơ ước cuối cùng của mẹ có ỹ nghĩa như thế nào ? - Được thấy Bác Hồ, được làm người tự do. Đó cũng chính là nguyện vọng tha thiết thường trực cháy bỏng suốt đời của mẹ, của tất cả nhân dân Tà Ôi này. Khát vọng tương lai và hạnh phúc của con, của đất nước. -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét -Đọc theo yêu cầu -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét -Trả lời -Nhận xét - Đọc -Trả lời -Nhận xét III. Đọc, tìm hiểu bài thơ. 1. Nhan đề độc đáo. 2. Hình ảnh người mẹ qua những lời ru. a. Qua 3 lời ru của tác giả. - Vừa tả việc làm và tư thế của mẹ rất ấn tượng vừa biểu hiện tình cảm, xúc động của mẹ với con, với bộ đội CM. - Từ láy: nghiêng nghiêng, nhấp nhô -Vất vả, khổ nghèo nhưng một lòng một dạ với CM và k/c, thắm thiết yêu con và nặng tình với buôn làng, với bộ đội, quyết tâm đóng góp phần mình cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc vì độc lập tự do. b. Qua 3 lời ru của mẹ. - Tình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, hoà cùng công cuộc k/c gian khổ anh dũng của quê hương, đất nước. Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu tổng kết HĐ4: Hướng dẫn tổng kết.(1') ? Qua khúc hát ru...tác giả muốn thể hiện và ngợi ca ai và tình cảm gì ? ? Khúc hát ru có gì kế thừa và đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống -Chung: dạt dào tình yêu con , mong ước con trưởng thành, vượt qua gian khổ hy sinh.. + Mới: thống nhất hài hoà giữa yêu con và yêu CM, bà mẹ và chiến sĩ, thể thơ tám tiếng, vần nhịp đều có đổi mới, hiện đại. -Trả lời -Nhận xét - Ghi nhớ lời dặn IV. Tổng kết: 1/.Nghệ thuật: Giọng ngọt ngào, triều mến, khúc hát ru lặp lại 2/Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước, ý chí chiến đấu và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống mĩ qua hình ảnh người mẹ Tà -ôi V. Luyện tập. * Ghi nhớ /154 3. Củng cố - dặn dò: Gv khái quát toàn bài. 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc lòng bài thơ .Nắm nội dung -nghệ thuật. - Chuẩn bị: Ánh trăng. - Đọc văn bản và soạn bài theo câu hỏi sgk. _______________________________________ Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... Tiết 58 - Văn học: ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2.Kỉ năng: - Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại. III. TÍCH HỢP GDMT: Liên hệ. Môi trường và tình cảm. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm…… - Phân tích tình huống: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật động não. - Kĩ thuật gia nhiệm vụ. V. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - SGK, SGV, bảng phụ, sách tham khảo, chân dung nhà văn Nguyễn Duy 2. Trò: - Đọc trước bài thơ và soạn bài theo câu hỏi. VI. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra: + Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Em thích nhất những câu thơ nào ? Vì sao ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Vầng trăng toả ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người VN, thật vô cùng thân thuộc có khi đến mức bình thường. Vậy mà có khi nào ta bỗng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giâtû mình tự ăn năn, tự trách chính lòng ta ? ! Bài thơ Ánh trăng (1978) của ND viết tại Thành Phố HCM 3 năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi nguồn cảm hứng từ một tình huống như thế. Giáo Viên Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung - Yêu cầu HS đọc chú thích * ? Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm ? - Hướng dẫn đọc: nhịp thơ phổ biến: 2/3, 2/1/2, 3/2, 3 khổ đầu giọng đều đều kể chuyện, khổ 4 giọng ngạc nhiên, sũng lại, nhấn mạnh các từ: thình lình, vội bật tung, đột ngột, khổ 5,6 đọc chậm lại, giọng suy tư, cảm động, ăn năn, câu cuối cùng thật chậm, nhỏ dần 2 tiếng giật mình. - GV cùng HS đọc 2 - 3 lần và nhận xét cách đọc. - HD tìm hiểu từ khó. - Em có nhận xét gì về thể thơ và bố cục bài thơ ? Thể thơ 5 tiếng giống với bài Đêm nay Bác không ngủ, Ông đồ, kết hợp tự sự với trữ tình. - Bảng phụ về bố cục. - Đọc chú thích -Trình bày nét chính về tác giả, tác phẩm - Nghe. - Đọc và nhận xét. - Đọc chú thích -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Trình bày bố cục -Nhận xét -Quan sát và ghi I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả-Tác phẩm (SGK) 2. Đọc-tìm hiểu chung a. Đọc. b. Từ khó: c. Thể thơ: 5 tiếng d. Bố cục : 3 phần . 3 khổ đầu: Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng hồi nhỏ qua thời đi lính về sống ở thành phố. . Khổ thơ thứ 4: Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng. . Khổ 5,6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản HĐ3. HD tìm hỉêu nội dung văn bản. - Đọc lại diễn cảm 3 khổ thơ đầu. ? Hoàn cảnh sống xưa kia của tác giả đã được miêu tả như thế nào để tác giả có thể hoà đồng được vào thiên nhiên Cuộc sống trong rừng thiếu ánh đèn, hoà mình vào thiên nhiên (trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ) Trăng là người bạn duy nhất chia buồn, sẻ vui với tác giả, đã trở thành vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỉ. ? Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra như thế nào ? - Coi người bạn trăng tình nghĩa như người dưng qua đường, qua ngõ. ? Tác giả lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi đó như thế nào ? Nguyên nhân: vì thay đổi hoàn cảnh sống :rừng gthành phố, dưới hầm sâu, căn nhà sàn nhỏ, căn lán tranh nghèo gcăn phòng hiện đại với cửa gương và đèn điện.à Không còn cần đến nó nữa. + ý nghĩa: khi thay đổi hoàn cảnh sống, có thể dễ lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. - Đọc lại khổ thơ giữa ? Những tình huống nào đã thể hiện một hoàn cảnh đột xuất làm tác giả bỗng bừng tỉnh về người bạn cũ của mình ? - Đèn điện tắt thình lình, nhà tối om, vội bật tung cửa để tìm ánh sáng trời, đột ngột thấy trọn vẹn mặt bạn xưa (trăng tròn).à tình huống được đặt ra trong câu chuyện là có thật ở thành phố khi mới giải phóng, một tình huống đối lập giữa cáitối và cái sáng để thấy giá trị của cái ánh sáng. ? Theo em, sự xuất hiện của vầng trăng có đột ngột không ? Đây là sự đột ngột của điều gì ? - Đây là sự đột ngột, đột ngột trong tấm lòng trong tâm hồn của nhà thơ khi gặp lại người bạn tri kỉ. ? Nhận xét tư thế và tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng ? Vì sao ở đây, vầng trăng không còn là người dưng vô tình thường ngày nữa ? Tư thế ngửa mặt lên nhìn mặt: tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng trào. Vầng trăng gợi cho anh nhớ lại bao nhiêu hình ảnh của quá khứ. Hình ảnh vầng trăng là thiên nhiên gợi nhớ thiên nhiên: sông, bể, núi, rừng....nơi anh đã đi qua, đã sống, gắn bó.. ? Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh có ý nghĩa gì ? - Vầng trăng tròn vành vạnh: vẻ đẹp của tình nghĩa quá khứ đầy ñaën, thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. ? Hình ảnh vầng trăng im phăng phăng phắc có ý nghĩa gì ? - Vầng trăng im phăng phắc: nghiêm khắc nhắc nhở, không vui là sự trách móc trong lặng im, là sự tự vấn lương tâm dẫn tới cái giật mình ở cuối câu ? Phân tích cái giật mình của nhà thơ khi nhìn trăng ? - Khổ thơ từ tự sự chuyển sang một khổ thơ có tính suy luận mang tính khái quát cao, quy tụ toàn bộ bài thơ về chủ đề : Làm người đừng quên câu “uống nước phải nhớ nguồn”. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không chỉ là một mà là đôi, đôi bạn đang đối thoại với nhau (nhà thơ - trăng) về các mối quan hệ lớn lao trong cuộc sống (quá khứ - hiện tai, phụ bạc - thuỷ chung, cái bát diệt - cái mất đi)là cảm giác và sự phản xạ tâm lí có thật của con người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sư vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình là sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay cách sống. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình rộng lượng bao dung, vậy nên cần trân trọng giá trị của thiên nhiên, cần nâng nui bảo vệ môi trừờng thiên nhiên Vậy thì thiên nhiên mời trường tồn và bất diệt.. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ ? - Tự sự kết hợp với trữ tình trong thể thơ 5 tiếng rất phù hợp, hình ảnh vầng trăng, ánh trăng nhiều ý nghĩa liên tưởng. .- Đọc lại. -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Trả lời cá nhân -Nhận xét - Đọc -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Trả lời cá nhân -Nhận xét -Nêu ý nghĩa hình ảnh thơ -Nhận xét -Nêu ý nghĩa hình ảnh thơ -Nhận xét . -Tham gia phân tích theo gợi ý của giáo viên -Trình bày nhận xét về nghệ thuật của bài thơ qua gợi ý của gv III. Đọc - Tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Hình ảnh vầng trăng - ánh trăng trong quá khứ và hiện tại - Quá khứ : Trăng là người bạn tình nghĩa. - Hiện tại: Trăng bị con người đối xử vô tình, phụ bac. 2 Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng: Ñeøn ñieän taét - Ñột ngột xuaát hieän. 3. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả: - Cái giật mình: nhận ra lỗi lầm , là sự ăn năn, tự trách, là lời nhắc nhở . -Nghệ thuật: giọng điệu tâm tình, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Hoạt động 3: HDHS tổng kết ? Ý nghiã khái quát sâu sắc của bài thơ là gì ? - Từ một câu chuyện riêng, bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra thái độ đ/v quá khứ, với những người đã khuất, với cả chính mình. Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc "uống nước nhớ nguồn " gợi lên đạo lí sống tình nghĩa, thuỷ chung đã trở thành truyền thốïng đẹp của dân tộc và con người VN. -Nêu ý nghĩa khái quát bài thơ -Nhận xét III. Tổng kết: 1. Nội dung: -Bài thơ nhắc nở mọi người, gợi đạo lí ân nghĩa thuỷ chung 2. Ghi nhớ/ 157. 3. Củng cố - dặn dò: ? Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải có thái độ sống như thế nào? 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc lòng bài thơ.Nắm nội dung nghệ thuật - Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng. _______________________________________ Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... Tiết 59 - Tiếng Việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: -Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NẮNG: 1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. - Tác dụng của việc sử dụng các bện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản. III. TÍCH HỢP GDKNS: - Các KNS cơ bản được giáo dục: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận. - Giao tiếp và ra quyết định. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thảo luận lớp - Minh họa bầng tranh ảnh, băng hình. V. CHUẨN BỊ: 1. Thầy : - Nghiên cứu sgk và sgv. Bảng phụ 2. Trò : - Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk. VI. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 2. Bài mới: Giáo Viên Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1: HDHS làm các bài tập * HD H

File đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 12 nam 20132014 cua Nam ngon ngon.doc