I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu biết sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Tóm tắt được nội dung truyện.
- Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng: rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản.
3. Thái độ: có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
II. Chuẩn bị của của GV và HS
-GV: SGK, SGV, đọc phần truyện đã lược bớt.
-HS: Đọc - Tìm hiểu bài
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 13
Ngày dạy...../...../2006
Tiêt 61
Làng
(Kim Lân)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu biết sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Tóm tắt được nội dung truyện.
- Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng: rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản.
3. Thái độ: có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
II. Chuẩn bị của của GV và HS
-GV: SGK, SGV, đọc phần truyện đã lược bớt.
-HS: Đọc - Tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ "ánh trăng". Nêu ý nghĩa của bài thơ.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: GV khái quát về những biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước của mỗi người ( Có thể là sự hi sinh anh dũng, là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, là những khúc ca hùng tráng ca ngợi đất nước... ) - > Tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình ...=> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1.Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( )
- HS đọc phần chú thích * - SGK (T.171)
- Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân?
( Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.)
- Truyện ngắn "Làng" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
( Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp )
HĐ2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích ( )
- GV hướng dẫn cách đọc: Thể hiện giọng kể. Chú ý các mẩu đối thoại, ngôn ngữ thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc.
- Nhận xét cách đọc.
- GV lưu ý HS một số chú thích trong bài.
- HS tóm tắt truyện
(Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.)
HĐ3.Tìm hiểu chung về văn bản.( )
- Truyện nói về ai, về điều gì ở người nông dân và trong hoàn cảnh nào?
( Tình yêu làng quê của ông Hai - Một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp)
- GV nhắc lại một số chi tiết thể hịên tình yêu làng quê của ông Hai. ( phần SGK đã lược bỏ).
(Ông khoe và tự hào về làng mình, cái loa phóng thanh, cái sân lát gạch...)
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
( Ông Hai )
- Những biện pháp chủ yếu nào được dùng để miêu tả nhân vật chính?
( Miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại)
- Truyện được kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức nào được sử dụng chủ yếu?
( Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Tự sự là chính- câu chuyện được triển khai theo các sự việc )
- Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
( Ngôi thứ ba )
- Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này?
( Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc )
- Tác giả xây dựng tình huống truyện như thế nào?
(Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, độc đáo)
- Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn đó nhằm mục đích gì?
( Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai)
HĐ4. Luyện tập ( )
-Đọc diễn cảm một đoạn mà em cho là hay nhất.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
II.Tìm hiểu văn bản:
* Tìm hiểu chung:
- Nhân vật chính: Ông Hai
- Những biện pháp chủ yếu dùng để miêu tả nhân vật chính: miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Tình huống truyện: đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, độc đáo để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai
* Luyện tập: đọc diễn cảm
3. Củng cố:
- Nghệ thuật tạo tình huống truyện.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc và tóm tắt truyện
- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
Ngày dạy......./ ......./ 2006
Tiết 62
Làng
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc trong truyện: xây dựng tình huống, tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật.
2. Kĩ năng: rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
II. Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK, SGV
HS: Tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện "Làng"( Kim Lân )
2. Bài mới
*Giới thiệu bài: Khái quát nội dung tiêt học trước -> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1.Tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai ( )
- Khi nghe tin kháng chiến thắng lợi từ khắp mọi nơi, ông Hai có tâm trạng như thế nào?
( Phấn chấn, náo nức: "ruột gan ông lão cứ múa cả lên" )
- Chi tiết đó cho thấy điều gì ở nhân vật ông Hai?
( Quan tâm đến cuộc kháng chiến của dân tộc)
GV: ông Hai có những biểu hiện cụ thể quan tâm đến cuộc kháng chiến : mong bọn tây chết mệt ( "nắng này là bỏ mẹ chúng nó"), nghe lỏm đọc báo ở phòng thông tin, có lòng tin vào kháng chiến...
- Đang trong tâm trạng phấn chấn đó, ông Hai nghe được tin gì?
( Làng Chợ Dầu theo giặc )
- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông Hai có cảm giác như thế nào?
( cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi...,)
- Đó là tâm trạng gì?
( đau đớn, uất ức )
GV: khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ "vừa ở dưới ấy lên" làm ông không thể không tin.
- Khi đã tin vào điều đã nghe được, ông Hai cảm thấy như thế nào?
(Cực nhục )
- Vì sao ông lại cảm thấy cực nhục?
( Vì người làng mình đã trở thành Việt gian )
GV: và ông thấy "ghê tởm", "thù hằn cái giống Việt gian bán nước".
- Đó có phải biểu hiện lòng yêu nước của ông Hai?
( Đó là lòng yêu nước cao độ -> căm ghét bọn bán nước. )
- Diễn biến tâm trạng ông Hai như thế nào trên đường về và khi ông về đến nhà?
- Đó là tâm trạng gì?
GV: nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với sự đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
- Những tình cảm nào đã dẫn đến xung đột nội tâm của ông Hai?
( Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai)
- Xung đột đó diễn ra như thế nào?
- Từ đó tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Lúc này, ông Hai ở vào tình thế như thế nào?
( Bế tắc )
- Chi tiết nào cho thấy sự bế tắc đó?
( Tâm sự với con )
- HS đọc đoạn "Ông lão ôm thằng con út..".-> "cũng vơi đi được đôi phần"
- Cảm xúc của ông Hai khi nói chuyện với con?
( Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má )
- Qua lời tâm sự với con, em hiểu gì về thái độ, tình cảm của ông Hai?
- Theo em, lời tâm sự với con của ông Hai thực chất là gì?
( Lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình)
- Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai có tâm trạng như thế nào?
( Cái mặt buồn thỉu mọi ngày vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...)
- Tai sao nghe tin nhà bị đốt ông Hai lại khoe với mọi người: "Tây nó đốt nhà tôi rồi"?
( Bằng chứng cho việc làng ông không theo tây, gia đình ông là gia đình kháng chiến)
- Hình ảnh ông Hai '' lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác; múa tay lên mà khoe; vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông" cho thấy tâm trạng gì của ông?
( vui sướng, hả hê đến cực điểm )
- Qua đó em hiểu ông Hai là người như thế nào?
( coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước...)
- Tìm hiểu truyện "Làng", em hiểu thêm điều gì?
( Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt nam )
HĐ2. Tìm hiểu về nghệ thuật của truyện
- Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ của truyện?
( Ngôn ngữ độc thoại mang tính quần chúng; kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm qua độc thoại nội tâm...)
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập
- HS kể tên một số truyện ngắn, bài thơ viết về tình yêu quê hương
( "Quê hương"- Giang Nam; "Nhớ con sông quê hương"- Tế Hanh; "Ông lão vườn chim"- Anh Đức...)
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
1. Diễn biến tâm trang nhân vật ông Hai
* Khi nghe tin làng theo giặc:
Cổ ông nghẹn lại
Da mặt ông tê rân rân uất ức ,
Ông lặng đi tưởngđến đau đớn
không thở được
- Cúi gằm mặt mà đi -> xấu hổ
- Nằm vật ra giường,nước mắt tràn ra - Không dám đi đâu, nơm nớp lo sợ
-> uất ức, tủi hổ, cay đắng
=>Xung đột nội tâm:
- Yêu làng- làng theo Tây -> thù
-> Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
- Cảm thấy bế tắc -> tâm sự với con.
=> Son sắt thuỷ chung với làng quê, với đất nước, với kháng chiến.
* Khi tin làng theo giặc được cải chính:
- Tươi vui, rạng rỡ hẳn lên
- Coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước.
2. Nghệ thuật
- Tạo tình huống để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Ngôn ngữ đối thoại, đối thoại giàu tính khẩu ngữ.
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến biến nội tâm.
* Ghi nhớ ( SGK )
III Luyện tập:
3. Củng cố ( )
- Tình yêu quê hương đất nước và những biểu hiện của nó.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( )
- Tóm tắt truyện. Hiểu nội dung truyện.
- Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 2 ( phần luyện tập)
- Chuẩn bị bài: chương trình dịa phương (phần tiếng việt)
Ngày dạy...../....../ 2006
Tiết 63
Chương trình địa phương
( Phần tiếng việt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền của đất nước.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân biệt các từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các phương ngữ và sử dụng phương ngữ phù hợp.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ ( kẻ bảng phần 1b )
- HS: Tìm các phương ngữ theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Tên gọi cá quả ở các miền Bắc, Trung, Nam khác nhau như thế nào?
-> Sự phong phú của các phương ngữ trên cá vùng miền của đất nước=> bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1 ( )
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1-2: tìm phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhóm 3-4: tìm phương ngữ đồng nghĩa nhưng khác âm với các từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân
+ Nhóm 5-6: tìm phương ngữ đồng nghĩa nhưng khác âm với các từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân
- Đại diện các nhóm trình bày, GV ghi bảng phụ.
- HS nhận xét
- GV nhận xét
- (Nhút: Món ăn làm bằng sơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ Tĩnh
Bồn bồn: một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ)
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 2 ( )
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận: cho biết tại sao từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương tương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
(Vì nhóm sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác)
- Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện điều gì?
( Việt Nam là một nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục, tập quán...)
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 3 ( )
- Quan sát hai bảng mẫu bài tập 1
-Những từ ngữ nào(b) và cách hiểu nào (c) đựơc coi là ngôn ngữ toàn dân?
HĐ4. Hướng dẫn làm bài tập 4 ( )
- HS đọc đoạn trích ở bài tập 4
- HS thảo luận theo nhóm:
- Tìm từ ngữ địa phương?
- Nhóm từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?
- Tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong đoạn thơ?
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
Bài tập 1
a. nhút, bồn bồn, mèn mén...
b. Đồng nghĩa nhưng khác âm:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ
Nam
lợn
ngã
bố
heo
bổ
bọ
heo
té
tía
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
ốm: bị bệnh
hòm: thứ đồ đựng hình hộp bằng gỗ hoặc bằng kim loại có lắp đậy.
nón: Vật dùng che mưa nắng hình chóp.
ốm: bị bệnh
hòm: áo quan
nón: vật dùng che mưa nắng hình chóp.
ốm: Gầy
hòm: áo quan
nón: mũ
(ngôn ngữ toàn dân)
Bài tập 2
Việt Nam là một nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục, tập quán...
Bài tập 3
b. cá quả, lợn, ngã , bố.
c. ốm, hòm, nón.
Bài tập 4.
Từ ngữ: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ
-> Phương ngữ dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy-> tăng sự gợi cảm cho tác phẩm.
3. Củng cố ( )
- Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân
- Sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào cho hợp tình huống giao tiếp?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà ( )
- Sưu tầm các phương ngữ - xác định nghĩa toàn dân.
- Phân tích cái hay trong việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm đã học.
- Chuẩn bị bài: đối thoại, độc thoạinội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày dạy...../....../ 2006
Tiết 64
Đối thoại,
độc thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc và trong khi viết văn tự sự.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng các kiến thức trên một cách hợp lí trong khi viết văn tự sự.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV
- HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:Trong các văn bản em đã tìm hiểu ở lớp 9, văn bản nào có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và biết kết hợp các yếu tố này khi viết văn tự sự -> bài mới
hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. ( )
- HS đọc đoạn trích SGK (T.176)
- Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai?
( Hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau)
- Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
(Hai người phụ nữ tản cư )
- Dấu hiệu nào cho biết đó là cuộc chuyện trò qua lại?
( Có hai lượt lời qua lại , nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện ; hình thức thể hiện là hai gạch đầu dòng )
- Câu "Hà, nắng gớm, về nào..." ông Hai nói với ai?
( Nói với chính mình)
- Vậy đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
( Không phải là câu đối thoại vì ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà hai người phụ nữ đang nói )
- Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu câu này không?
( Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:
"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!")
- HS đọc câu: "Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..."
- Là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở điểm a,b?
- Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng gì?
( Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng Chợ Dầu; khắc hoạ tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc)
- Qua tìm hiểu đoạn trích, em hiểu thế nào là độc thoại nội tâm?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập ( )
- HS đọc đoạn trích ở bài tập 1
- HS thảo luận: phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Một vài HS trình bày bài viết
- Nhận xét bài viết của HS
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
* Đoạn trích ( SGK )
- Hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau-> đối thoại
Câu "Hà, nắng gớm, về nào..."-> độc thoại
"Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..."
-> ông Hai hỏi chính mình => độc thoại nội tâm
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập1
- Có ba lượt lời trao ( lời bà Hai) nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.
-> Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Bài tập 2
*Viết đoạn văn
3. Củng cố ( )
- Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự để đạt hiệu quả.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( )
- Học bài- hiểu rõ thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Chuẩn bị bài: luyện nói
* Yêu cầu: - Lập đề cương cho các bài tập
- Đọc lại "Chuyện người con gái Nam Xương"
Ngày dạy...../....../ 2006
Tiết 65
Luyện nói
tự sự kết hợp với nghị luận
và miêu tả nội tâm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. trong khi kể có kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ: Có ý thức kết hợp tự sự với nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại trong khi tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ ( ghi dàn ý đại cương cho các đề 1,2,3)
- HS: Lập đề cương cho các bài tập.
III. Tiến trình bài dạy
1. kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể.
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung nói ( )
- HS thảo luận nhóm: thống nhất đề cương đề cương đã lập ở nhà.
+ Nhóm 1-2: đề bài 1
+ Nhóm 3-4: đề bài 2
+ Nhóm 5-6: đề bài 3
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, khái quát, treo bảng phụ
HĐ2. luyện nói ( )
- HS luyện nói theo nhóm
- Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp
- Nhận xét
+ Nội dung
+ Cách diễn đạt
+ Tư thế, tác phong
I. Chuẩn bị nội dung nói
* Đề1:
- Đó là việc gì? Xảy ra khi nào?
- Diễn biến tâm trạng sau khi để xảy ra chuyện không hay đó.
* Đề 2:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?(thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp?)
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao phải phát biểu về điều đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào?
- Cảm xúc, suy nghĩ sau khi đã thuyết phục mọi người?
* Đề 3:
- Giới thiệu về bản thân và hoàn cảnh gia đình.
- Tâm trạng khi ra trận trở về.
- Tâm trạng khi nghe lời con trẻ.
- Suy nghĩ khi hành động đuổi vũ Nương.
- Niềm ân hận khi tỉnh ngộ.
II. Luyện nói.
3. Củng cố ( )
- vai trò của yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
4. Hướng dẫn học ở nhà
- luyện nói các đề còn lại
- chuẩn bị bài: Lặng lẽ Sa Pa.
File đính kèm:
- Tuan 13.DOC