Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà

A. Mục tiêu cần đạt :

Giỳp học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được tỡnh cha con sõu nặng trong hoàn cảnh ộo le của cha con ụng Sỏu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thuật miờu tả tõm lý nhõn vật, đặc biệt là nhân vật bộ Thu, nghệ thuật xõy dựng tỡnh huống truyện bất ngờ và tự nhiờn của tỏc giả, lời kể chuyện dung dị đậm chất Nam bộ.

- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài kiểm tra Tiếng Việt và ở bài ôn tập tập làm văn: Phương thức kể chuyện.

 2. Kĩ năng: Rốn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn .

 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh biết trân trọng nâng niu tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15- Bài 15 Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày dạy: 17/10/2013 Ký duyệt của Ban giám hiệu: Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sỏng A. Mục tiờu cần đạt : Giỳp học sinh nắm được: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tỡnh cha con sõu nặng trong hoàn cảnh ộo le của cha con ụng Sỏu trong truyện. - Nắm được nghệ thuật miờu tả tõm lý nhõn vật, đặc biệt là nhõn vật bộ Thu, nghệ thuật xõy dựng tỡnh huống truyện bất ngờ và tự nhiờn của tỏc giả, lời kể chuyện dung dị đậm chất Nam bộ. - Tích hợp với phần tiếng việt ở bài kiểm tra Tiếng Việt và ở bài ôn tập tập làm văn: Phương thức kể chuyện. 2. Kĩ năng: Rốn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phỏt hiện những chi tiết nghệ thuật đỏng chỳ ý trong một truyện ngắn . 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh biết trân trọng nâng niu tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng. B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự tự tin, thể hiện sự cảm thông, tư duy phê phán, sáng tạo C. Các phương pháp, phương tiện dạy học cơ bản: - Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận... - Phương tiện dạy học: máy chiếu, một số tài liệu D. Chuẩn bị : - Giáo viên: Soạn bài. Đọc tác phẩm truyện của Nguyễn Quang Sỏng - Học sinh : Ôn lại nội dung bài đã học ở tiết 71, soạn bài mới theo hướng dẫn và câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản sgk E.Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy và học: *Ổn định *Kiểm tra: Chúng ta đã học tiết 1 của bài Chiếc lược ngà. Em hãy tóm tắt các sự việc chính diễn ra trong phần văn bản ta đã tìm hiểu? - anh Sáu về thăm nhà, thăm con sau tám năm trời xa cách. - đứa con gái không nhận ba, nó nhất định không gọi ba. - bữa cơm cuối cùng, anh Sáu đã phải đánh con vì con đã hất cái trứng cá mà anh gắp cho. - Đêm hôm đó Thu bỏ sang bà ngoại, má dỗ mấy cũng không về. ( GV đánh giá cho điểm HS) * Nội dung bài mới: Tiết 71 I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu chung văn bản: III. Tìm hiểu văn bản 1. Cuộc gặp gỡ của cha con anh Sáu a/ Những phút giây gặp gỡ đầu tiên b/Trong ba ngày phép của anh Sáu Tiết 72: c/ Phút chia tay của hai cha con: GV dẫn dắt giới thiệu bài: ở phần đầu văn bản, chúng ta đã được nghe bác ba kể về cuộc gặp gỡ của 2 cha con người cán bộ kháng chiến với những giây phút, những tình huống thật cảm động, bất ngờ và cũng thật xót xa. Khi anh Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, anh càng khao khát tình cảm của con thì bé Thu lại càng tỏ ra ương bướng ngang ngạnh, xa lánh khiến anh Sáu buồn bã, đau khổ, thất vọng và trở nên bất lực. Ngọn lửa nồng nàn yêu thương của lòng cha, cứ bị những đối xử xa lánh của con dội xuống khiến người đọc đau lòng. Thế rồi 3 ngày nghỉ phép trôi qua, anh Sáu phải lên đường trở lại căn cứ. Không biết tình huống gì xảy ra . Chúng ta cùng theo dõi Hoạt động của thầy-trò Nội dung bài học GV: Cô mời một em kể lại đoạn truyện từ “ sáng hôm sau... từ từ tuột xuống” GV: các em hãy quan sát đoạn trích trên bảng ( GV chiếu đoạn văn) Các em ạ! Sáng hôm sau, bà con bên nội bên ngoại đến rất đông, cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu bận tiếp khách, chị Sáu lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng. ?Còn bộ Thu lỳc này như thế nào? - vẻ mặt có cái gì hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa - vẻ mặt sầm lại buồn rầu - cái nhìn không ngơ ngác lạ lùng... nhỡn với vẻ nghĩ ngợi sõu xa GV: Nhớ lại lời nói, cử chỉ, thái độ của Thu đối với anh Sáu trong 3 ngày qua, ta có cảm nhận dường như có điều gì đó đang xao động trong thẳm sâu tâm hồn con bé. Bằng sự quan sỏt tinh tế, bỏc Ba là người đầu tiờn nhận ra sự thay đổi của Thu. Vậy điều khác ấy là gì chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp sau –> cả lớp theo dõi bảng GV: Lờn đường trong nỗi đau vỡ khụng được con đún nhận, phút chia tay với con, anh Sáu cũng muốn ụm con, hụn con lắm nhưng sợ con lại giãy lên bỏ chạy nên tận lúc khoác ba lô lên vai anh mới dám đưa mắt nhìn con, thốt lên khe khẽ: “ Thôi ba đi nghe con!”. ?Khi nghe lời chào của cha bộ Thu cú phản ứng như thế nào ? Bé Thu kêu thột lờn : “Ba…a..a…ba !” GV: Điều này thật bất ngờ với anh Sáu, ông Ba, mọi người và cả người đọc chúng ta nữaphải không, bởi ai cũng tưởng con bé chỉ đứng yên đó thôi . Từ đây bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn khác hẳn bé Thu của 2 ngày trước -> Em hãy đọc thật diễn cảm đoạn truyện từ “ Thôi, ba đi nghe con!” …..Ba…a..a..ba” - GV chiếu - HS theo dõi đoạn truyện trên bảng- nghe bạn đọc- GV: đánh giá việc đọc của HS ? Em hình dung và cảm nhận thế nào về tiếng bé Thu gọi ba ? ( kêu thét chứ không phải là reo, là gọi). - Tiếng kêu to, kéo dài như thét, đến lạc cả giọng. - Tiếng kêu chất chứa cảm xúc mạnh mẽ, nỗi xúc động nghẹn ngào - Khụng phải là tiếng kêu thét sợ hãi gọi má mà là tiếng gọi ba- tiếng núi của tỡnh yờu thương ruột thịt. GV: Em cảm nhận rất đúng. Tiếng ba lần đầu tiên trong đời Thu được gọi, và cũng là tiếng ba lần đầu tiên trong đời anh Sáu được nghe. Tiếng gọi thõn thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khỏt khao của 8 năm trời xa cỏch thương nhớ. Có lẽ không có lời bình nào hay hơn lời của chính tác giả : “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi ba ấy âm vang suốt câu chuyện, đọng lại mãi trong tâm khảm người đọc chúng ta kể cả khi gấp cuốn sách lại rồi. ? Trong đoạn văn tự sự trên tác giả đã kết hợp phương thức biểu đạt nào ?Có tác dụng gì? - Dòng văn tự sự kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận- lời bình luận trữ tình của người kể chuyện) Tác dụng : Không chỉ kể sự việc mà còn làm lay động tâm hồn người đọc. GV: với phương thức ấy tác giả đã hóa thân vào các nhân vật trong tận cùng của cung bậc cảm xúc, tận cùng của nỗi đau, của những yêu thương máu thịt. Phương thức biểu đạt này xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm, góp phần làm nên thành công của truyện.-> đó cũng là yêu cầu mà các em cần đạt khi viết bài văn tự sự trong chương trình tập làm văn ? Cùng với tiếng gọi “ba” đó là những hành động nào của bé Thu? - Vừa kêu nó vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, - Vừa ôm chặt cổ ba vừa nói trong tiếng khóc “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con” . - Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ? Khi miêu tả hành động cử chỉ của bé Thu, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì ? (GV gợi ý: các em hãy chú ý đến từ loại, kiểu câu được sử dụng) - Động từ mạnh, phép liệt kê, tăng tiến, kiểu câu cảm thán ? Những biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần diễn tả những hành động của bé Thu như thế nào và thể hiện tình cảm gì của Thu đối với ba ? -> Hành động dồn dập, gấp gáp, hối hả, cuống quýt, mỗi lúc một nhanh, một mạnh mẽ, mãnh liệt. -> Khao khát cháy bỏng của Thu được ôm ấp người ba thân yêu. Tình yêu, nỗi nhớ mong cha dồn nén suốt những năm qua bùng lên mạnh mẽ -> Trong hành động mạnh mẽ cuống quýt đó dường như có cả sự hối tiếc, ân hận , xót xa ? Em thấy xúc động nhất với hành động nào của bé Thu? Vì sao vậy? - Khóc không cho ba đi. ? Những giọt nước mắt của những cung bậc cảm xúc nào đang dâng trào trong Thu? -> Thu khóc vì thương, ân hận day dứt vì đã không phải với ba; vì khi Thu hiểu ra mọi lẽ thì ba lại phải đi xa, tiếp tục cuộc đời chiến đấu gian khổ. GV: Thu lại trở về vẹn nguyên là một cô bé con, có thể Thu cứng cỏi trước người xa lạ nhưng Thu lại vô cùng bé nhỏ, mềm yếu trong vòng tay của ba nó. - Hôn vết thẹo ? Vì sao bé Thu hôn lên cả vết thẹo trên mặt cha? ( cái vết thẹo trước đây từng làm cho nó sợ hãi?) - Thu không chỉ yêu ba mà còn thương ba, và dường như bé dằn vặt vì đã làm ba buồn. Tám năm xa cách, ba mong nhớ biết bao, chỉ có ba ngày về thăm con, vậy mà nó lại xa lánh, khiến ba đau khổ thêm. Cái vết thẹo làm cho nó không nhận ra ba lại là vết thương do tây bắn- nó càng thêm thương xót, cảm thấy có lỗi với ba. Bé hôn ba cùng khắp , hôn cả vết sẹo, như một sự đền bù, chuộc lỗi. GV: Có thể nói lúc này đây tất cả những gì thuộc về ba nó đều trở nên đẹp đẽ, thiêng liêng. : Những cảm nhận của các em đều rất tinh tế. Các em đã thực sự sống cùng bé Thu để lắng nghe và chia sẻ những cung bậc cảm xúc của bé. Nhưng mới tối qua bé còn bỏ sang bà ngoại, má dỗ mãi không về. ? Vậy mà tại sao sáng nay thỏi độ, tỡnh cảm thay đổi một cỏch đột ngột, kỳ lạ đến khú hiểu và rất cảm động như vậy? Do Thu về bên ngoại được ngoại giải thích, em nhận ra sự thật cái vết thẹo đã làm thay đổi khuôn mặt của ba em. GV: Được bà giải thích thì Thu nằm im lăn lộn thỉnh thoảng thở dài như người lớn. Đó là phút tỉnh ngộ của Thu để dẫn đến sự thay đổi của em trong buổi sáng hôm nay ? Đến đây ta hiểu nguyên nhân sâu xa của thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay đều xuất phát từ đâu? đều xuất phát từ tình yêu ba GV: Các em biết rồi đấy. Anh Sáu ra đi khi bé chưa đầy tuổi. Hình ảnh người ba duy nhất trong bé là hình ba trong bức ảnh chụp chung với mỏ. Người ba với gương mặt khụng cú vết thẹo dài. Khi đã cú hỡnh ảnh người ba ấy, em ngõy thơ và rất trẻ con đinh ninh rằng ba khụng thay đổi và cương quyết khụng gọi ba với bất kỡ một người nào khỏc ngoài người ba ấy. Bé Thu đã yêu ba bằng một tình yêu hồn nhiên, ngây thơ, nguyên sơ, đến tụn thờ, trung thành tuyệt đối. Bây giờ Thu đã hiểu ra anh Sáu chính là cha nó chỉ vì cái thẹo trên má mà anh khác với người cha trong ảnh của nó Như vậy, trong lũng cụ bộ, tỡnh yờu dành cho ba luụn là một tỡnh cảm thống nhất, mónh liệt. Dự cỏch biểu hiện tỡnh yờu ấy thật khỏc nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nú vẫn xuất phỏt từ một cội nguồn trong trỏi tim đứa trẻ luụn khao khỏt tỡnh cha. ? Còn tõm trạng anh Sỏu như thế nào trước những thay đổi đột ngột của bộ Thu lỳc này ? - Anh Sáu khóc... GV: Khi trước bé Thu nói trống, nhất định không chịu gọi ba- anh Sáu khổ tâm không khóc được. Nhưng bây giờ anh đã thỏa lòng, đúng lúc chia tay lên đường con anh đã gọi anh là ba, anh còn được nhận nhiều hơn thế. ấy vậy mà giờ đây đáng lẽ được cười trong hạnh phúc thì anh lại khóc. ? Em có hiểu tại sao không? - Anh khóc vì quá xúc động, vì hạnh phúc quá lớn, quá bất ngờ. GV: Đó là giọt nước mắt sung sướng hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. Một người lính đã dày dạn với chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mềm trong tình cảm cha con. Thế là sau bao mong chờ đau khổ, anh đã được đón nhận một niềm vui vô bờ. ?Anh Sáu là thế, còn bác Ba và những người chứng kiến cảnh chia tay như thế nào? - Phỳt giõy ấy khiến mọi người xung quanh khụng ai cầm được nước mắt và bỏc Ba bỗng thấy khú thở như cú bàn tay ai nắm chặt trỏi tim mỡnh. ? Bởi vì sao mà tất cả mọi người, kể cả chúng ta đều có cảm xúc ấy? - vì xúc động trước tình cảm của 2 cha con Thương hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Giây phút hạnh phút thật ngắn ngủi quá. Lúc ba con nhận nhau cũng là lúc phải chia tay GV: Đó cũng chính là sự hi sinh lặng thầm của người lính CM đấy các em ạ. Lúc này đây có lẽ chúng ta đều ao ước giá như không có chiến tranh để cha con anh Sáu và bao gia đình khác không phải chịu cảnh sinh li. GV: Thương con lắm nhưng anh Sáu vẫn phải ra đi vì nhiệm vụ. Bé Thu tất nhiên không hiểu điều đó, bé chỉ hiểu đơn giản bây giờ bé có ba rồi, ba phải ở nhà với bé, nhất định không cho ba đi nữa. ? Bé đã làm cách nào để giữ ba ở lại? - Bé càng xiết chặt hơn, nghĩ hai tay không giữ được ba, nó dang cả hai chân câu chặt ba nó. - Hình như Thu nghĩ nếu mình cố hết sức thì ba sẽ ở nhà với mình. ? Nhưng cuối cùng Thu đã để cho ba đi, vì sao vậy? - Bà ngoại bảo: để ba đi rồi ba về mua cho cây lược . - Mọi người đều xúm lại vỗ về, mẹ nó nói nó: để ba đi rồi thống nhất ba về. ?Có phải vì thích cây lược mà bé đồng ý cho ba đi không? ? Liệu có phải chỉ vì thế hay còn có lý do nào khác? (bé Thu là một đứa bé rất cứng cỏi…) - Có thể vì thích lược (vì con gái mà, là em bé, dỗ dành cho quà là nghe ngay) - Thích lược là một phần nhưng Thu hiểu là ba phải đi vì nhiệm vụ kháng chiến, nó không thể giữ ba được nữa. - Và Thu tin là ba sẽ về, ba hứa mua lược là ba sẽ về. GV: Vậy thì bé để ba đi không phải vì cây lược. Cây lược chỉ là cái cớ để nhen lên trong hai cha con niềm hi vọng về ngày trở về. Ngày ấy ông Sáu sẽ được nghe tiếng ba ngay từ giây phút đầu tiên, Thu được đón ba, gọi ba, ngay từ phút đầu tiên. ? Qua những chi tiết này em thấy Thu không phải chỉ là một cô bé cá tính cứng cỏi. Thu cũng vẫn là một cô bé như thế nào? - Bé Thu vẫn là một cô bé con ngây thơ GV: Một lần nữa ta lại thấy nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. GV: Bắt đầu từ đây, chiếc lược ngà bước vào cõu chuyện, trở thành một chứng nhõn õm thầm cho tỡnh cha con thiờng liờng, bất tử. ? Theo dõi diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trong những ngày anh Sáu ở nhà và trong giây phút chia tay em có nhận xét gì tính cách nhân vật bé Thu? Tâm trạng anh Sáu như thế nào? Nhận xét gì về tình cảm cha con anh Sáu? - Bé Thu: Cỏ tớnh mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát, rạch ròi, nhất quán trong tính cách; rất yêu thương ba một tình yêu nồng nàn, sâu sắc, mãnh liệt, thiêng liêng… và cũng rất hồn nhiờn ngõy thơ trẻ con . - Anh Sáu: sung sướng, hạnh phúc - Tình cha con thắm thiết sâu nặng * GV: Các em đã khái quát được nét cơ bản trong tính cách, tâm trạng nhân vật => chốt ý ghi bảng GV chuyển ý: Chúng ta vừa chứng kiến một cuộc chia tay đẫm nước mắt. Nước mắt của cha con anh Sáu, của những người chứng kiến. Mỗi giọt nước mắt là một cung bậc cảm xúc, có giọt nước mắt hạnh phúc, có giọt nước mắt tiếc nuối, có giọt nước mắt xúc động, xót thương. Chiến tranh luôn đẩy con người ta vào những tình cảnh xót xa như thế. Liệu anh Sáu có trở về hay không, liệu bé Thu có nhận được chiếc lược mà ba hứa mua hay không ta cùng tiếp tục theo dõi câu chuyện. - GV gọi 1 HS kể tóm tắt đoạn cuối – cả lớp cùng chú ý lắng nghe- GV đánh giá việc tóm tắt của HS. GV: Chúng ta cùng bác Ba, anh Sáu trở lại nơi căn cứ vô cùng gian khổ, ác liệt: có ngày không gạo ăn, ăn toàn là bắp, có đêm biệt kích vây bắt đến ba lần. ? ở cái nơi mà ranh giới sống chết là vô cùng mong manh ấy anh Sáu luôn mang tõm trạng nào ? - Anh rất nhớ con - Nhưng bây giờ cùng với nỗi nhớ con trong anh còn có nỗi ân hận vì đã đánh con GV: ai trong hoàn cảnh ấy cũng có thể hành động như anh Sáu. Vậy mà anh vẫn tự trách, tự giầy vò mình, anh ân hận vô cùng ? Cho thấy một người cha như thế nào? - Yêu con đến quên cả bản thân mình, người cha lúc nào cũng nâng niu, rộng lượng với con. GV: Nỗi nhớ con choán hết nỗi lòng anh, càng nhớ con anh càng ân hận, dằn vặt, càng nhớ con anh càng khao khát thực hiện được lời dặn của đứa con gái bé bỏng tội nghiệp. ? Anh Sáu đã làm gì để thực hiện điều đó? ? Nhưng tại sao anh không mua lược như lời con dặn mà lại tự tay làm lược? - Sống bí mật ở rừng, trong điều kiện chiến tranh chắc anh không mua được - Nếu anh tự tay làm thì ý nghĩa của món quà tăng thêm, tự tay làm sẽ gửi gắm được tấm lòng người cha. Đó là món quà mang tình yêu, sự chăm chút của anh cho con, là vật kỉ niệm của tình cha GV: Cho nên việc làm cây lược trở thành bổn phận của người cha trở thành một tiếng gọi khẩn cầu của tình phụ tử. Với tình cảm đó anh quyết làm cây lược. ? Anh đã bắt tay làm lược như thế nào, các em hãy chú ý lên bảng – cô mời một bạn đọc đoạn truyện này ? Tại sao khi bắt được khúc ngà voi anh lại hớn hở như một đứa trẻ được quà? - vì đó là cơ hội để anh có thể đáp ứng được lòng mong mỏi của con. GV: Tác giả đã liệt kê một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng từng việc làm, từng hành động của anh Sáu trong quá trình làm lược. ?Các em hãy quan sát đoạn trích, tìm những chi tiết kể về việc anh Sáu làm lược? - HS trả lời, gv gạch chân các ý ?Dựa trên những chi tiết đó, em hình dung hình ảnh anh Sáu khi làm lược và miêu tả lại? (HS trình bày theo các chi tiết: - cưa từng chiếc răng lược , thận trọng , và cố công như người thợ bạc - mỗi ngày cưa được một vài răng - gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “yêu nhớ tặng Thu con của ba” - đêm nhớ con, lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên tóc cho thêm bóng thêm mượt ? Qua đó em hãy nhận xét anh Sáu đã làm lược như thế nào? (Đây có phải là công việc lao động bình thường, cái lược bình thường không? Theo em, việc làm chiếc lược cú ý nghĩa đối với anh Sáu như thế nào ? ) Gv bình: - Tình yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân với tác phẩm nghệ thuật vô cùng quý giá của mình. Anh thực sự tìm thấy niềm vui, niềm say mê khi làm cây lược cho con. Hình như lúc làm lược là lúc anh được sống cùng con gái, được tâm tình, trò chuyện với con gái. - Cây lược nhỏ xinh khiến anh đỡ day dứt ân hận hơn mỗi khi nghĩ đến con… Như Bác ba nói: cây lược chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng anh. Nó trở thành vật thiêng liêng an ủi anh, nuôi dưỡng tình cha con sâu nặng và cảm động. - Cây lược ánh lên niềm hi vọng sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này, tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con.. ? Chứng kiến cảnh anh Sáu làm lược ta thấy tình cảm người cha với con như thế nào? * HS trả lời- GV đánh giá ( chúng ta đều thấy được tình yêu thương vô bờ bến của anh Sáu giành cho bé Thu qua từng cử chỉ, hành động của anh khi làm lược cho con) - chốt ý ghi bảng: GV: Đoạn truyện như một thước phim quay chậm, quay cận cảnh hình ảnh một người cha đang cặm cụi, tỉ mẩn làm lược cho con gái, người cha ấy làm lược không chỉ bằng đôi tay khéo léo mà còn làm bằng cả trái tim chan chứa yêu thương. Khi chiếc lược hiện hình xinh xắn là khi nỗi khao khát gặp con trong anh càng mạnh mẽ hơn, cháy bỏng hơn bao giờ hết … Nhưng..tất cả đều ở chữ “nhưng” đó bởi chiến tranh là chiến tranh: khắc nghiệt, trớ trêu, tàn nhẫn, đau khổ, mất mát và nước mắt. Anh Sáu không được trở về gặp con, không được ôm trong vòng tay đứa con gái bé bỏng của mình, tự tay cầm cây lược chải đầu cho con. Tỡnh cảnh đau thương lại đến với cha con anh. Anh Sỏu đó hi sinh trong một trận càn của giặc khi chưa kịp hoàn thành tõm nguyện. ? Mời một bạn đọc lời kể của ông Ba về những phút cuối đời của ông Sáu từ chỗ “ Trong giờ phút ….” Chiếu …. ? Điều gì ám ảnh ông Ba khi chứng kiến những giây phút cuối cùng của người đồng đội? - ánh mắt nhìn một hồi lâu, khi người bạn hứa sẽ mang lược về cho con anh mới nhắm mắt đi xuôi. GV: Giây phút trước lúc ra đi anh Sáu không thể nói nên lời trăng trối, có lẽ bởi quá đau đớn do vết thương , cũng có thể ranh giới giữa sự sống và cái chết đang rất mỏng manh, chỉ có ánh mắt trao gửi lại đồng đội những điều muốn nói ?Theo em cái nhìn ấy nói lên điều gì? - ánh mắt thay cho lời trao gửi, nhắn nhủ : Hãy mang chiếc lược về cho Thu- con gái yêu của anh GV: Cô cũng đồng cảm với các em. ánh mắt đau đáu ấy như gửi gắm bao điều, đôi mắt không nói nhưng nói bao điều. ánh mắt khắc khoải day dứt vì thực hiện lời hứa với con chưa trọn vẹn . Cho nên chỉ khi bác Ba nói... anh mới yên lòng nhắm mắt đi xuôi. GV: Hình ảnh cuối cùng trong tâm trí anh Sáu là hình ảnh đứa con yêu, ý nghĩ cuối cùng anh nghĩ về con và lời cuối cùng mà anh trao gửi qua ánh mắt là nhờ người đồng đội mang lược về trao cho con gái. ? Chứng kiến giây phút cuối cùng trong cuộc đời của anh Sáu- Em có suy nghĩ gì về tình cha con? - Tình cha con mãnh liệt và tha thiết – như ông Ba người kể chuyện nói “chỉ có tình cha con là không thể chết được” GV: - Với ông Ba, đôi mắt ấy có sức ám ảnh ghê gớm. nó không chỉ đơn giản là lời trao gửi mà còn là đặt trách nhiệm. Chính vì đôi mắt ấy mà ông Ba đã nguyện phải thực hiện lời hứa với người đã mất bằng bất cứ giá nào. Đó cũng là vẻ đẹp của tình đồng đội của người lính CM trong chiến tranh.. - Và các em ạ, sau này rất tình cờ ông Ba đã gặp lại Thu- giờ đã là một cô giao liên dũng cảm. Ông Ba đã thực hiện được ước nguyện cuối cùng của người đồng đội cũ trao tận tay chiếc lược cho Thu, chiếc lược mà bản thân ông cũng gìn giữ bao năm như một báu vật. GV: ? Dựa trên tất cả những gì vừa tìm hiểu, các em hãy cùng suy nghĩ thảo luận: * GV nêu câu hỏi để HS thảo luận: ? Chiếc lược ngà giờ đây có phải chỉ là một món quà không hay còn có thêm ý nghĩa nào nữa ? - Yêu cầu thảo luận nhóm: HS cùng một bàn, thời gian thảo luận 3 phút - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Chiếc lược là kỉ vật anh Sáu để lại cho bé Thu - Chiếc lược không chỉ là món quà của người cha cho con gái mà còn là hình ảnh của cha, là tình yêu mà cha gửi cho con. - Là cầu nối cha và con, quá khứ- hiện tại, người đã khuất- người đang sống. - Chiếc lược ngà, một minh chứng cho tình cha con , tình đồng chí đồng đội nồng thắm mà không đạn bom nào có thể hủy diệt được…. - Chiếc lược ngà là biểu tượng bất diệt của tỡnh cha con ụng Sỏu và bộ Thu - GVnhận xét: kết quả thảo luận cho thấy các em đã hiểu được sâu sắc nội dung ý nghĩa của truyện ngắn. Đúng thế, ta có thể khái quát rằng Chiếc lược ngà là biểu tượng bất diệt của tỡnh cha con ụng Sỏu và bộ Thu *GVchốt ý ghi bảng GV: Và đó cũng là lý do Nguyễn Quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn rất cảm động về tình cha con này là Chiếc lược ngà. Giáo viên khái quát : Qua hai tiết học chúng ta đã nắm được rất rõ tính cách diễn biến tâm lý của bé Thu. Bé Thu tuy ương bướng ngang ngạnh nhưng có cá tính, nhất quán trong tính cách ở Thu yêu gét rõ ràng nhưng trong bất kể hoàn cảnh nào em vẫn yêu ba mãnh liệt. Anh Sáu từ vui mừng phấn khởi đến buồn bã, tuyệt vọng rồi hạnh phúc tột độ… Câu truyện thể hiện tình cha con thắm thiết sâu nặng. Chuyển: Để khắc sâu kiến thức – Ta chuyển sang phần tổng kết. ? Hãy điểm lại những thành công về nghệ thuật của tác phẩm này? ( chú ý đến nghệ thuật kể chuyện, cách miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật chọn người kể chuyện) . GV: Những nét đặc sắc về nghệ thuật đó đã làm nên thành công của truyện ngắn CLN nhưng điều quan trọng là nhờ những nét đặc sắc đó tác giả đã đem lại cho chúng ta những cảm nhận về nội dung. ? Đó là những nội dung, ý nghiã nào? GV: Với những thông tin mà chúng ta vừa tổng kết lại, các em về nhà hãy vẽ một sơ đồ tư duy. Theo em, từ khóa- chủ đề trung tâm của sơ đồ ấy là gì: ( Chiếc lược ngà) . Các nhánh cấp 1 là gì? ( NT- NDYN), các nhánh cấp 2 là gì? ( nội dung cụ thể của nhánh cấp 1) GV: - Cùng ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, truyện của Nguyễn Quang Sáng khác với tp của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi là tập trung nói về tình người- tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng - Càng trong đau thương mất mát tình cảm cha con của anh Sáu càng ngời sáng . Cũng từ câu chuyện này ta càng hiểu thêm về vẻ đẹp của người lính : tận tụy, gan góc, dũng cảm , kiên cường, tràn đầy lòng yêu thương. Những điều tốt đẹp ấy mãi khiến chúng ta phải nghiêng mình GV: Cỏm ơn nhà văn đó làm sống lại trong ta những những năm thỏng chống Mĩ đầy đau thương mất mỏt nhưng cũng vụ cựng oanh liệt , hào hựng, để ta càng biết yờu, biết trõn trọng hơn giỏ trị của cuộc sống hụm nay. Dặn dò: Về nhà học bài, các em tóm tắt truyện, phân tích để trong thấy tình cảm cha con sâu nặng..... Cảm ơn các cô giáo Ban giám khảo, cảm ơn các thầy cô giáo đã về dự giờ học! III. Tìm hiểu văn bản: c/ Phút chia tay của hai cha con: => Thu: Tỡnh yờu ba chỏy bỏng, mónh liệt. Anh Sáu: hạnh phỳc, thương con, thương mỡnh. - Tình cha con thắm thiết sâu nặng 2. Hình ảnh chiếc lược ngà - Anh Sáu đã tự tay làm cho con một chiếc lược bằng ngà. Anh Sáu: => dồn hết tõm sức làm lược. làm lược bằng cả trỏi tim chan chứa yờu thương con. Khỏt khao được gặp con -> Anh Sáu hết lòng yêu thương con. => Tỡnh cha con thiờng liờng bất diệt. => chiếc lược ngà là biểu tượng bất diệt của tỡnh cha con ụng Sỏu và bộ Thu IV.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện éo le - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ - Lựa chọn ngư

File đính kèm:

  • docBai hoi giang huyen tiet 72 Hai Bac 15 diem.doc