Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 năm 2006

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu về tác giả, tác phẩm.

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: Một số bài đọc tham khảo về truyện ngắn Cố hương

- HS : Đọc và tìm hiểu văn bản.

II. Tiến trình bài dạy.

1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.

2. Bài mới:

GV giới thiệu bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 16 Ngày............... Dạylớp 9A- 9B Tiết 76 cố hương ( Lỗ Tấn ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu về tác giả, tác phẩm. - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Một số bài đọc tham khảo về truyện ngắn Cố hương - HS : Đọc và tìm hiểu văn bản. II. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài. hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm - GV bổ sung HĐ2: Hướng dẫn đọc , tìm hiểu chú thích - GVhướng dẫn đọc:giọng điệu chậm buồn, bùi ngùi, giọng ấp úng của Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương... - GV đọc mẫu. - HS đọc -> Nhận xét. - HS tóm tắt truyện. ( Kể lại chuyến thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác) - GV lưu ý một số chú thích trong SGK. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - Em hãy xác định bố cục của truyện? ( 3 phần: P1: Từ đầu -> đang làm ăn sinh sống P2: Tiếp -> sạch trơn như quét. P3: Còn lại) - Suy tư về cố hương của nhân vật “tôi”trong đoạn đầu và cuối? ( Suy tư trong một chiếc thuyền ->Đoạn đầu và đoạn cuối tương ứng nhưng không lặp lại) - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? ( Ngôi kể thứ nhất cho nhân vật “tôi” -> Làm tăng đậm tính chất trữ tình của truyện) - Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? - Cần hiểu quan hệ nhân vật “tôi” với tác giả như thế nào? ((Nhân vật “tôi” có nhiều điểm tương đồng với t/g (xưng tên là Tấn) -> không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với chính bản thân tác giả)) - Trong văn bản tự sự này có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? phương thức biểu đạt nào làm nổi bật tính trữ tình của văn bản này? (Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và lập luận, trong đó biểu cảm và lập luận làm nổi bật rõ tính trữ tình của văn bản) HĐ4: Hướng dẫn luyện tập - Dùng tối đa bốn câu để tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Cố hương I. Tác gả, tác phẩm. ( SGK) II. Đọc, hiểu chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. * Tìm hiểu chung: - Bố cục: Ba phần + Phần 1: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê + Phần 2: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” những ngày ở quê + Phần 3: Tâm trạng và ý nghĩ của“tôi” trên đường rời quê - Nhân vật chính: “tôi” * Luyện tập: 4. Củng cố: - GV hệ thống nội dung tiết 1: Phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm, lập luận trong văn bản. 5, Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc kĩ tác phẩm - Soạn tiếp phần còn lại Ngày .............. Dạy lớp: 9A - 9B Tiết 77 Cố hương (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũvà niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, sự kết hợp nhuần nhuyễnnhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năngđọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, yêu quê hương; căm ghét những hủ tục phong kiến. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Thiết kế bài soạn - HS: Đọc, tìm hiểu văn bản III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt ngắn gọn truyện Cố hương ( ) 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GVnhắc lại nội dung chính tiết 1-> Giới thiệu tiết 2 ( ) hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1: Sự thay đổi của cảnh vật trên đường về quê ( ) - HS kể lại đoạn đầu, nói rõ tâm trạng của t/g khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê đang gần lại. - Biện pháp nghệ thuật nào đã dược sử dụng trong đoạn này? (Kể kết hợp với tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức) - Tìm những chi tiếtcho thấy sự thay đổi của cảnh vật? - Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào? (Tàn tạ, nghèo khổ) - Tâm trạng của tôi lúc này như thế nào? Vì sao?(ngạc nhiên, đau xót) - HS trình bày -> GV kết luận bằng bảng phụ - GV: Chính cái hình ảnh thôn xóm tiêu điều hoang vắng như vậy đã khiến cho con người xa quê có phần hẫng hụt, thương cảm và buồn xe lại. Tôi thấy thất vọng vì so với cái làng trong kí ức thì đẹp hơn thế nhiều. Tôi buồn, thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh. - HS theo dõi phần văn bản tiếp theo - Những ngày ở quê, nhân vật “tôi”đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó, cuộc gặp gỡ với những nhân vật nào được kể nhiều nhất? (Nhuận Thổ và chị Hai Dương) - Mối quan hệ giữa “tôi” với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào? (Thời quá khứ và thời hiện tại) - Hình ảnh Nhuận Thỗ xưa gắn với cảnh tượng nào? (Một vầng trăng tròn vàng thắm...bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu...một đứa bé trạc 11,12 tuổi...) - Tại sao n/v “tôi”gọi đó là một cảnh tượng thần tiên? (Cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình) - Hãy lập bảng đối chiếu để thấy được sự thay đổi của Nhuận Thổ về hình dáng, thái độ, tính cách? - Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ nhất ở Nhuận Thổ? (tính nết tự ti, tham lam) - Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ ở đây là gì? (So sánh, tương phản) - Từ đó Nhuận Thổ hiện lên là con người như thế nào? GV: Nhân vật chị Hai Dương- người hàng xóm cũng được kể từ hai thời điểm xưa và nay - Em có nhận xét gì về sự thay đổi của nhân vật này? - Những thay đổi ấyđã tạo ra một con người như thế nào? - Qua kể về hai con người trên, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông? - Qua đó tác giả muốn biểu hiện thái độ, tình cảm gì? III. Tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng của tôi trên đường về quê Cảnh vật hiện tại của làng quê Cảnh vật làng quê trong hồi ức Cảm xúc, tâm trạng Thôn xóm tiêu điều, im lìm dưới bầu trời vàng úa, u ám, lạnh lẽo giữa mùa đông Đẹp hơn, nhưng mờ nhạt,không sao hình dung rõ nét Không nén được, lòng tôi xe lại, buồn. 2. Tâm trạng của tôi trong những ngày ở nhà *Con người Nhuận Thổ Trước đây Hiện nay Hình dáng Động tác Thái độ Tính cách - mặt tròn trĩnh, da bánh mật - đầu đội mũ lông, cổ đeo vòng bạc - nhanh nhẹn, tự tin - thân mật - nhanh nhẹn, thông minh da vàng sạm, những vết nhăn sâu hóm,mí mắt viền đỏ húp mọng - mũ lông chiên rách tươm, áo bông mỏng dính, người co rúm - đứng cóm róm, chắp tay, rón rén - cung kính - đần độn ,mụ mẫm -> Già nua, tiều tuỵ và hèn kém *Chị Hai Dương: Thay đổi xấu toàn diện, cả hình dạng lẫn tính tình. -> Mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê. => Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương. => Tác giả đau xót, bất lực, căm ghét chế độ phong kiến 3. Củng cố ( ) - GV khái quát nội dung bài - Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Nhuận Thổ và những con người ở cố hương? 4. Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Đọc lại bài, nắm chắc nội dung phần vừa phân tích. - Tìm hiểu tiếp phần còn lại Ngày................. Dạy lớp: 9A - 9B Tiết 78 Cố hương (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS thấy được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”trên thuyền rời cố hương. Hiểu được ý nghĩa triết lí của hình ảnh con đường cuối tác phẩm. - Thấy được việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu; việc kết hợp nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu quê hương., niềm tin vào cuộc sống mới, xã hội mới II.Chuẩn bị - GV: Tài liệu đọc hiểu văn bản - HS: Đọc, tìm hiểu văn bản. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Phân tích tình cảm và tâm trạng của nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê. 2. Bài mới: hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1.Tìm hiểu cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường rời quê.( ) - HS đọc lại đoạn cuối - Một em đọc từ “tôi nằm xuống”... cho đến hết - Trên đường rời quê cảm xúc và tâm trạng của “tôi” như thế nào? - Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi” ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất, bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi” đối với cố hương là gì? ( Những biểu hiện khác nhau của tình quê hương, tuy buồn đau về sự nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ tin vào tương lai, vào thế hệ trẻ...) HĐ2: ý nghĩa hình ảnh con đường. ( ) - Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?(con đường sông- đường thuỷ và con đường trong suy nghĩ ) - Hình ảnh con đường cuối truyện có ý nghĩa gì? (Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người. Con đường không tự nhiên mà có mà do chính con người tạo dựng nên...) HĐ3: Tìm hiểu nghệ thuật ( ) - HS đọc ba đoạn văn (theo yêu cầu a, b, c) của đọc hiểu văn bản (SGK trang 218) - Trong ba đoạn văn trên, mỗi đoạn dùng phương thức biểu đạt chủ yếu nào, thông qua đó tác giả muốn biểu hiện điều gì? + Đoạn a: tự sự có kết hợp biểu cảm -> làm nổi bật sự gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu -> nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ +Đoạn b: dùng phương thức miêu tả kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu -> thay đổi ngoại hình của Nhuận Thổ -> tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ... + Đoạn c: dùng phương thức lập luận - Hãy chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? - Thông qua truyện ngắn Cố hương, tác giả phản ánh điều gì? ( Phê phán xã hội xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra con đường đi cho người nông dân) - HS đọc ghi nhớ HĐ3: hướng dẫn luyện tập - Tìm những từ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu - HS trình bày -> nhận xét III. Tìm hiểu văn bản (tiếp) 3. Cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật “tôi” trên thuyền rời cố hương - Không chút lưu luyến - Hy vọng vào con đường đã chọn, hi vọng vào tương lai, mơ ước về cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn. 4. Hình ảnh con đường Hình ảnh con đường ở cuối truyện mang ý nghĩa biểu trưng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại và tương lai 5. Nghệ thuật - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt - Sử dụng thành công so sánh đối chiếu - Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí - Màu sắc trữ tình đậm đà * Ghi nhớ: (SGK T.219) * Luyện tập: Bài tập 2 (T.219) 3. Củng cố: - GV hệ thống nội dung bài - Liên hệ với xã hội Việt Nam thời phong kiến 4. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài. Làm bài tập 1. - Soạn bài: ôn tập phần tập làm văn.

File đính kèm:

  • docTuan 16.DOC