A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản ở cả ba phần: ngữ văn, tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ôn tập kỹ cho HS nội dung và cấu trúc đề kiểm tra.
2 Học sinh: Tự ôn tập theo hướng dẫn của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức thi: Thời gian 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Đề bài:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Bài 17 - Tiết 82, 83: Kiểm tra tổng hợp học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Bài17
Tiết 82,83 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I.
*************** A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản ở cả ba phần: ngữ văn, tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ôn tập kỹ cho HS nội dung và cấu trúc đề kiểm tra.
2 Học sinh: Tự ôn tập theo hướng dẫn của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức thi: Thời gian 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Đề bài:
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc bài thơ “ Đồng chí” và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ được trích trong bài thơ nào?
A. Nhật ký trong tù. B. Vầng trăng quầng lửa.
C. Đầu sùng trăng treo. D. Đất và khát vọng.
Câu 2: Tác giả bài thơ trên là ai?
A. Phạm Tiến Duật. B. Nguyễn Duy.
C. Nguyễn Khoa Điềm. D. Chính Hữu.
Câu 3: Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào?
A. Khoảng năm 1945. B. Khoảng đầu năm 1948.
B. Khoảng giữa năm 1950. D. Khoảng tháng 9 năm 1954.
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Biểu cảm. B. Tự sự.
C. Miêu tả. D. Lập luận.
Câu 5: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ tám chữ. B. Thơ tự do.
C. Thơ bốn chữ. D. Thơ năm chữ.
Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của bài thơ?
A. Vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
B. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
C. Tình cảm thông thường giữa hai người lính.
D. Sự giúp đỡ nhau thường xuyên trong tình cảm bạn bè.
Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
A. Dùng nhiều biện pháp tu từ.
B. Miêu tả đặc sắc.
C. Chi tiết chân thực, hính ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
D. Cách kể chuyện lôi cuốn.
Câu 8: Từ “sương muối” được hiểu:
A. Sương có vị mặn.
B. Sương đọng trên ruộng muối.
C. Sương đọng lại từng hạt to như hạt muối.
D. Sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất.
Câu 9: Nhóm từ nào dưới nay đã sử dụng thành ngữ?
A. Thành đôi tri kỷ. B. Rừng hoang sương muối.
C. Nước mặn, đồng chua. D. Đầu súng trăng treo.
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là tính từ?
A. Lung lay. B. Lung linh.
C. Lung tung. D. Lung tung beng.
Câu 11: Các từ sau đây trong bài thơ, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Miệng (cười buốt giá) B. Chân (không giày).
C. Tay (nắm lấy bàn tay) D. Vai (áo anh rách vai).
Câu 12: Từ “đầu” trong hình ảnh “Đầu súng trăng treo” được dùng:
A. Với nghĩa gốc.
B. Với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
C. Với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
D. Cả A và C.
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 10 câu) giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2 (5 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
* Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
* Kể lại một việc làm tốt hoặc (cảm thấy) chưa tốt của bản thân.
¯¯¯
File đính kèm:
- GIAHY82,83.DOC