Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 năm 2006

I. Mục tiêu

1.Kiến thức :củng cố cách làm bài văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm

2. Kĩ năng:. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt, biết cách chữa những lỗi thường mắc

 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt

3. Thái độ: nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài văn tự sự.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Chấm, chữa bài viết của HS, bảng phụ

 - HS: Ôn tập về văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

III Các hoạt động dạy học

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày dạy...../...../2006 Tiết 81 Trả bài tập làm văn số3 ( Văn tự sự ) I. Mục tiêu 1.Kiến thức :củng cố cách làm bài văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm 2. Kĩ năng:. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt, biết cách chữa những lỗi thường mắc Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt 3. Thái độ: nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài văn tự sự. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm, chữa bài viết của HS, bảng phụ - HS: Ôn tập về văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm III Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài:(1 ' ) Nêu yêu cầu tiết học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1 Tìm hiểu đề - lập dàn bài ( ) - HS nhắc lại đề bài, GV chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu viết theo thể loại nào? - Nội dung cần viết? - Về hình thức, bài viết cần đạt yêu cầu gì? - HS thảo luận: lập dàn bài - Đại diện trình bày - Nhận xét - GV treo bảng phụ ghi dàn bài để HS đối chiếu HĐ2. Nhận xét bài viết của HS ( ) - HS nhận xét bài viết của mình về: + Nội dung + Hình thức + Việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm - GV nhận xét chung HĐ3. GV trả bài, hướng dẫn HS chữa lỗi ( ) - GV trả bài, HS tự chữa lỗi - Một vài HS trình bày cách chữa - GV chữa một số lỗi thông thường - GV nêu lỗi sai - HS nêu cách chữa lỗi sai đó. HĐ4. GV công bố điểm: ( ) - Điểm 9- 10: - Điểm 7 - 8: - Điểm 5 - 6: - Điểm 3 - 4: - Điểm 1 - 2: HĐ5. Đọc bài viết khá ( ) - Đọc bài của em: I. Đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài 1. Đề bài: Hãy kể về một lần trót xem nhật kí của bạn. 2. Dàn bài 1. Mở bài: - Giới thiệu và nhân vật và sự việc 2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: - Chuyện xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? - Chuyện diễn ra như thế nào? Bạn có biết sự việc đó không? Có ai thấy sự việc đó không? - Em đã đọc được những gì trong cuốn nhật kí? Em có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không? - Em đã suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt như thế nào sau sự việc đó? ( Cần kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận ) 3. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện. II. Nhận xét * Ưu điểm: - Đa số HS biết cách viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm - Bài viết đảm bảo nội dung theo yêu cầu - Một số bài viết có cảm xúc, trình bày sạch đẹp. * Nhược điểm - Một số bài viết thiếu cảm xúc -Một số bài còn sai chính tả và sử dụng dấu câu chưa chuẩn. III. Trả bài, chữa lỗi Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - chót xem - chải qua - Trang rất bực xong không mắng mỏ... - trót - trải qua - song Dùng từ - kềm chế - kiềm chế Diễn đạt - Có được tình bạn là cái dễ, nhưng giữ được tình bạn đó mãi bền lâu. Thì mới là điều khó. ( Nguyễn Tiến Tùng) - - Có được tình bạn thì dễ nhưng giữ được tình bạn mãi bền lâu thì mới là điều khó. 4. Củng cố ( ) - GV nhận xét chung 5. Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Chuẩn bị bài: Những đứa trẻ.( Hướng dẫn đọc thêm) Tiết 82, 83 Thi học kì I ( Chờ đề thi của Phòng GD) Ngày dạy...../...../2006 Tiết 84 Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ ( Trích " Thời thơ ấu"- M. Go- rơ- ki) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Bước đầu hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc - hiểu, tóm tắt văn bản 3. Thái độ: rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương. II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV: Đọc tài liệu " Đọc - hiểu văn bản ", đọc phần đầu của truyện. - HS: Đọc văn bản, tóm tắt truyện III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: (15' ) Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) Câu 1: Hãy chọn các từ:, thay đổi, con đường đi, thuật lại , chị Hai Dương, Nhuận Thổ, phê phán, để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: " Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật "tôi", những rung cảm của "tôi " trước sự....................của làng quê, đặc biệt là của..................., Lỗ Tấn đã..................xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề.................................của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm." Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: a. Lỗ Tấn là nhà văn nước nào? A. Trung Quốc C. Cô-lôm-bi-a B. Việt Nam D. Mĩ b. Văn bản "Cố hương" (Lỗ Tấn) sử dụng các phương thức biểu đạt nào là chính? A. Nghị luận C. Miêu tả B. Biểu cảm D. Tự sự Phần II. Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm ) Em hãy chỉ rõ sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm " Cố hương" ( Lỗ Tấn ) Đáp án- biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) Câu 1: HS điền đúng các từ theo thứ tự: nghèo khổ, thay đổi, Nhuận Thổ, phê phán, con đường đi Câu 2: a. A b.D Phần II. Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm ) HS nêu được sự thay đổi trên các phương diện: - Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Nhuận Thổ ( 1 điểm ) - Hình dáng ( 2 điểm ) - Động tác ( 1 điểm ) - Thái độ đối với "tôi "( 1 điểm ) - Giọng nói( 1 điểm ) - Tính cách ( 1 điểm ) 2. Bài mới * Giới thiệu bài:( 1' ) giới thiệu khái quát về nhà thơ M. Go- rơ- ki và cuốn tiểu thuyết tự thuật " Thời thơ ấu" Hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản ( 3' ) - GV hướng dẫn đọc: + Đọc chậm, giọng trầm + Chú ý thay đổi giọng khi đọc các câu đối thoại xen kể, ví dụ " - Có- Thằng lớn trả lời", "- Sao lại bắt chim?- Thằng bé nhất hỏi."... HĐ2. Đọc và tìm hiểu chú thích ( 10') - HS đọc văn bản - GV kiểm tra chú thích 1,2, 10, 12 HĐ3. HS luyện đọc ( 13' ) - HS khá, giỏi đọc - Nhận xét cách đọc - HS trung bình đọc - Nhận xét cách đọc - HS đọc yếu đọc - Nhận xét cách đọc I.Hướng dẫn đọc văn bản II. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích III. Luyện đọc 3. Củng cố ( 2') - Lưu ý HS đọc văn bản 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản - Chuẩn bị bài: tiếp tục đọc hiểu truyện " Những đứa trẻ" Ngày dạy...../...../2006 Tiết 85 Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ ( Tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: hiểu nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc - hiểu, tóm tắt văn bản 3. Thái độ: rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương. II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV: Đọc tài liệu " Đọc - hiểu văn bản " - HS: Đọc văn bản, tóm tắt truyện III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài:( 1' ) Nêu yêu cầu tiết học Hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1. Đọc phân vai ( 20') - GV hướng dẫn đọc phân vai - HS xác định các vai trong truyện + Dẫn truyện + Nhân vật xưng "tôi" + Thằng anh lớn +Thằng thứ hai + Thằng bé nhất + Đại tá ốp- xi- an -ni- cốp HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung và những đặc sắc nghệ thuật. (20') - Truyện kể về ai? về điều gì? ( Tình bạn giữa những đứa trẻ ) - Tại sao "tôi" lại thích chơi và yêu quý ba anh em nhà hàng xóm đó? ( Có cùng cảnh ngộ: +" tôi " mồ côi bố phải sống với ông bà ngoại. Bà ngoại yêy "ttôi ' nhưng ông ngoại hay đánh đòn " tôi " + Ba anh em nhà hàng xóm: phải sống với mẹ kế, người bố thì lạnh lùng, dữ tợn) - Tình cảnh đáng thương của ba đứa bé hiện lên như thế nào? ( - Bị ăn đòn - không được phép nuôi chim - Không được phép kết bạn với " tôi ", phải lén lút kết bạn - Sống buồn tẻ ) - A-li-ô-sa đã an ủi bạn bằng cách nào? ( kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại ) - Bọn trẻ có những biểu hiện gì khi nghe truyện cổ tích? ( Thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối; tay kia quàng lên vai em nó ấn em nó cúi xuống) - Những biểu hiện đó gợi cho em suy nghĩ gì? ( HS bộc lộ tình cảm) - Em có nhận xét gì về A-li-ô-sa và tình bạn của A-li-ô-sa với những đứa trẻ? ( Biết đồng cảm, sẻ chia..., tình bạn trong sángvượt qua sự cấm đoán) - Tình bạn của A-li-ô-sa giúp em hiểu gì về tấm lòng của M. Go-rơ-ki? ( Tấm lòng nhân ái, đồng cảm, nâng đỡ, chia sẻ bất hạnh của con người nhất là trẻ em) - Vậy nội dung của truyện là gì? - Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ? ( đan xen giữa truyện đời thường và truyện cổ tích ) - HS đọc ghi nhớ ( SGK- T. 234) I. Đọc phân vai II. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Nội dung Tình bạn của A-li-ô-sa với những đứa trẻ sống thiếu tình thương. 2. Nghệ thuật đan xen giữa truyện đời thường và truyện cổ tích * Ghi nhớ ( SGK T. 234) 3. Củng cố ( 2') - Sự đồng cảm trước những tâm hồn trong sáng, thiếu tình thương - Liên hệ thực tế 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản - Chuẩn bị bài: chuẩn bị giờ sau trả bài kiểm tra tiếng Việt

File đính kèm:

  • docTuan 17.DOC
Giáo án liên quan