A. Mức độ cần đạt
- Củng cố lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã được học.
- Chủ động phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung cũng như khả năng diễn đạt.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, ý thức tự giác, tích cực ôn bài.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Ôn tập phần thơ và truyện hiện đại.
C. Tiến trình hoạt động
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 17 - Tiết 81 đến tiết 84 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết: 81 Ngày dạy: 09/12/2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã được học.
- Chủ động phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung cũng như khả năng diễn đạt.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, ý thức tự giác, tích cực ôn bài.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Ôn tập phần thơ và truyện hiện đại.
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra việc ôn bài của HS.
3. Bài mới: Để biết những ưu, nhược điểm trong bài kt, hôm nay cô sẽ trả bài cho các em.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề (Xem giáo án tiết 76)
Hoạt động 2: Công bố đáp án (Xem giáo án tiết 76)
Gv treo bảng phụ ghi đáp án đúng của các câu hỏi phần trắc nghiệm và tự luận.
Hoạt động 3: Nhận xét ưu – khuyết điểm
* Ưu điểm: Phần trắc nghiệm tương đối dễ nên đa số các em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận - câu 1 phần đông các em hoàn thành, chép thuộc được khổ thơ và nêu được hoàn cảnh ra đời. Do vậy, bài kiểm tra điểm tương đối cao.
* Nhược điểm: Phần tự luận câu 1, một số em chưa nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2, phần đông các em mắc lỗi khi phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai, chưa đọc kĩ đề, không nắm được yêu cầu đề nên phân tích chưa hết tâm trạng của ông Hai trong toàn truyện và khi phân tích thì tách nội dung ra khỏi nghệ thuật. Khi các em phân tích tâm trạng nhân vật còn nói suông, chung chung không nhớ chi tiết truyện hay những lời đối thoại độc thoại để đưa vào đoạn văn của mình. Các em cần lưu ý hơn.
Hoạt động 4: Thống kê chất lượng bài làm
Lớp
Sĩ số
>= 5
>= 8
< 5
<= 3
9A1
31
9A5
18
* Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà.
I. Phân tích đề
II. Công bố đáp án
III. Nhận xét ưu, khuyết điểm
IV. Thống kê chất lượng
* Hướng dẫn tự học
- Những bạn có điểm thấp cần làm lại bài kt.
- Tiếp tục ôn tập phần thơ và truyện hiện đại.
- Lập dàn ý bài viết Tập làm văn số 3 để tiết sau trả bài.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết: 82 Ngày dạy: 09/12/2013
HDĐT: NHỮNG ĐỨA TRẺ
(M. Go-rô-ki)
A. Mức độ cần đạt
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
-Vận dụng các kiến thức về thể loại kết hợp với các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ: Biết cảm thông, chia sẻ với những em bé bất hạnh, thiếu tình thương yêu.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình …
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản Cố hương?
3. Bài mới: Là một nhà văn lớn Nga có tuổi thơ cay đắng, với bút danh là Go-rơ-ki (cay đắng), M.Go-rơ-ki viết nhiều về con người Nga và đặc biệt thể hiện lòng thương cảm với những người gặp hoàn cảnh bất hạnh. Trong đoạn trích Những đứa trẻ tác giả kể câu chuyện cảm động về những đứa trẻ ở kế bên nhà mình, đồng thời thể hiện niềm thương cảm với chúng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Gọi hs đọc phần chú thích * .
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Gv cung cấp một vài thông tin về tác giả cho cho Hs xem chân dung M.Go-rơ-ki.
Nêu xuất xứ và thể loại tác phẩm?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- Hướng dẫn cho hs đọc: Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác.
Kể tóm tắt nội dung văn bản ?
- Giải thích từ khó: Cho hs đọc thầm phần chú thích sgk
Xác định bố cục và nội dung từng phần của truyện Những đứa trẻ?
Phần 1: Từ đầu đến ấn em nó cúi xuống: Những đứa trẻ gặp nhau.
Phần 2: Tiếp theo đến không được đến nhà tao: Những đứa trẻ bị cấm đoán.
Phần 3: còn lại: Những đứa trẻ lại gặp nhau.
Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Nhân vật chính của văn bản này là ai? Vì sao em xác định như vậy? -> Nhân vật kể chuyện xưng tôi, nhân vật tôi xuất hiện trong mọi sự việc được kể.
Những đứa trẻ hàng xóm của Go-rơ-ki có hoàn cảnh ra sao? Theo em, hoàn cảnh của những đứa trẻ trong câu chuyện có ở cuộc đời thực không?
Em nhận xét gì cách kể chuyện của tác giả khi kể về hoàn cảnh của những đứa trẻ? Qua đó, em thấy chúng là những đứa trẻ ntn?
Cuộc gặp gỡ, trò truyện lúc đầu giữa nhân vật “tôi” với ba bạn nhỏ diễn ra ở đâu? Chúng nói với nhau những chuyện gì? -> Cuộc gặp gỡ, trò chuyện lúc đầu giữa “tôi” và mấy đứa nhỏ con ông đại tá diễn ra trên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho. Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau: các cậu có bị ăn đòn không? Nói chuyện về sở thích nuôi chim...
Tại sao A-li-ô-sa lại khó tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như mình, và cảm thấy tức thay cho chúng? -> Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố, chúng lại hiền lành và yếu ớt.
Vì sao, khi đó A-li-ô-sa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại? -> Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng.
Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này có gì đặc biệt? -> Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp kể, tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực, xúc động. Kết hợp chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
Ông đại tá đã có những lời nói và hành động nào để cấm bọn trẻ không được chơi với nhau?
- Lời nói: “Đứa nào đây?”, “Đứa nào gọi nó sang?”, “Cấm không được đến nhà tao?”
- Hành động: Nhanh chóng đẩy ra khỏi cổng một đứa trẻ là bạn đã từng cứu sống con mình.
Vì sao ông đại tá lại cấm bọn trẻ chơi với nhau?
-> Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường , một bên là quan chức giàu sang.
Em có nhận xét gì về con người này qua hành động và lời nói? -> Một người thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn.
Vì sao những bọn trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của ông bố?
-> Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn.
Khi người cha xuất hiện thì bọn trẻ có hành động gì? Em hiểu được gì qua hành động đó của bọn trẻ?
-> Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn. Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu, đáng thương.
Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em cảm nghĩ gì? -> Những đứa trẻ mồ côi mẹ thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần được người lớn chở che, đùm bọc. Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ. Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích.
Mặc dù bị ông bố cấm đoán, mấy đứa trẻ vẫn tìm cách gặp gỡ nhau để trò chuyện. Chúng chơi với nhau ở đâu và nói với nhau những chuyện gì? -> Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “tôi” và hàng rào nhà Ôp-xi-an-ni-cốp.
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao...
Em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ từ những chi tiết này? -> Cuộc sống âm thầm, cô độc thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt.
Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này, A-li-ô-sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào? -> Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ.
Từ đó, em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ?
-> Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ… Đó là cuộc sống bất hạnh.
Những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn?
-> Gắn bó, thủy chung, chân thành.
* Hướng dẫn tổng kết
Qua tìm hiểu em cảm nhận được gì về tài năng của tác giả cũng như giá trị của văn bản?
- Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ, gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
(Sgk/232)
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: (Sgk/232)
- Thể loại: Tiểu thuyết (đoạn trích)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Những đứa trẻ gặp nhau:
* Hoàn cảnh của những đứa trẻ:
- Mẹ mất, bà cũng không còn.
- Sống với mẹ ghẻ, một người cha thô lỗ, thiếu tình thương.
-> Kể chuyện chân thực.
=> Những đứa trẻ bất hạnh.
* Cuộc gặp gỡ:
-Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau: các cậu có bị ăn đòn không?
- Nói chuyện về sở thích nuôi chim;
- Kể cho nhau nghe chuyện cổ tích.
-> Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp kể, tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực, và xúc động. Kết hợp chuyện đời thường và truyện cổ tích.
-> Tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm.
b. Những đứa trẻ bị cấm đoán
- Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn.
-> Kể, kết hợp tả, biểu cảm.
=> Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu, đáng thương.
c. Những đứa trẻ lại gặp nhau
- Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “tôi” và hàng rào nhà Ốp-xi-an-ni-cốp.
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao.
-> Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ… Đó là cuộc sống bất hạnh.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sang, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
- Soạn bài: Tập làm thơ tám chữ ; Ôn tập chuẩn bị thi học kì.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 17 Ngày soạn: 08/12/2013
Tiết: 83 Ngày dạy: 10/12/2013
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
(Tieáp tieát 60)
A. Mức độ cần đạt
Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng
- Nhận diện thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ
Thêm yêu thích thơ, công việc làm thơ,…
C. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, ….
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs.
3. Bài mới: tiết 60 chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm thơ 8 chữ cũng như biết cách nhận diện thể thơ này. Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành làm thơ 8 chữ tiếp dựa trên bài thơ có sẵn có lược bỏ một số từ ngữ hoặc làm nguyên vẹn một bài thơ 8 chữ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
Gọi hs đọc một số đoạn thơ tám chữ mà học sinh đã chuẩn bị.
Hãy nhận xét về cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở những đoạn thơ ấy?
* Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
- Yêu cầu :
+ Câu mới viết phải đủ tám chữ
+ Phải đảm bảo sự lôgíc về ý nghĩa với những câu đã cho
+ Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề
Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn một trong 3 chủ đề trên.
Hoạt động 3: Hướngdẫn tự học
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
a. Đoạn thơ của Thế Lữ:
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thủ sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
(Cây đàn muôn điệu)
b. Đoạn thơ của Xuân Diệu:
Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi phai, khô héo rụng rời.
(Tiếng gió)
* Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp câu thơ đi liền với nhau;
- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngát nhịp cũng rất linh hoạt.
2. Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
* Ví dụ 1:
Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp khác
……………………………………
(Đỗ Bạch Mai, Trước dòng sông)
* Ví dụ 2:
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
………………………………………
(Bến Kiến Quốc, Dâu da xoan)
II. Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề
* GV cho chủ đề:
- Mái trường
- Tình bạn
- Quê hương
III. Hướngdẫn tự học
- Tiếp tục tập làm thơ tám chữ.
- Soạn bài: Ôn tập Tập làm văn (tt)
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 17 Ngày soạn: 08/12/2013
Tiết: 84 Ngày dạy: 11/12/2013
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
(Tieáp theo)
A. Mức độ cần đạt
Hệ thống kiến thức về Tập làm văn đã học ở học kì I.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi tạo lập văn bản (nhất là hai kiểu văn bản vừa học là văn bản thuyết minh và văn bản tự sự).
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, …
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã hệ thống kiến thức lí thuyết về Tập làm văn; hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập lí thuyết đồng thời sẽ hoàn thành một số bài tập để củng cố kiến thức lí thuyết đã học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới?
- Gọi hs đọc yêu cầu của câu 8
Câu số 9 yêu cầu điều gì ?
* Thảo luận: Một số tác phâm tự sự trong sgk từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: MB, TB, KB. Nhưng tại sao bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã giúp em được gì trong việc đọc- hiểu văn bản của các tác phẩm tự sự?
Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn,hs chú ý lắng nghe.
II. Luyện tập
Câu 7
Nội dung phần Tập làm văn vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng đã học ở các lớp dưới về văn bản tự sự.
Ở lớp 9, hs học sâu hơn về sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Câu 8: Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:
- Văn bản tự sư kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh.
- Văn bản miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
- Văn bản nghị luận có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
- Văn bản biểu cảm kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận.
- Văn bản thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận.
- Văn bản điều hành không kết hợp được các yếu tố trên
Câu 10: Một số tác phẩm tự sự đã học, không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Nhưng những bài tập làm văn tự sự của hs trong nhà trường vẫn phải có đủ ba phần bởi vì: Khi học ở trường phổ thông, cần được đào tạo một cách bài bản. Các em phải luyện tập tỉ mỉ, kĩ lưỡng từ những thao tác cơ bản nhất để từ cái vốn liếng ban đầu rất cơ bản đó các em có thể sáng tạo khi đã trưởng thành.
Câu 11: Những kiến thức đó đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu các tác phẩm tự sự.
VD: Bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự đã giúp ta hiểu sâu những đoạn miêu tả nội tâm Thúy Kiều trong Truyện Kiều, nội tâm của ông Hai trong truyện ngắn Làng, nội tâm của ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc …. Hoặc bài đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, giúp ta hiểu sâu về tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, hiểu sâu hơn tính cách và tâm trạng của cha con ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà….
Câu 12:
Khi đọc – hiểu các tác phẩm tự sự trong Sgk Ngữ văn, chúng ta đã bắt gặp những mô hình rất sinh động về ngôi kể, cách kể, cách miêu tả nội tâm nhân vật, cách tái hiện những cuộc đối thoại, độc thoại,… Những mô hình đó là một sự gợi ý rất lớn đối với chúng ta trong việc viết bài văn tự sự.
II. Hướng dẫn tự học
- Học những nội dung đã ôn tập
- Chuẩn bị bài: Ôn tập kiểm tra học kì I.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 17 Ngày soạn: 13/12/2013
Tiết: 85 Ngày dạy: 15/12/2013
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mức độ cần đạt
- Hệ thống kiến thức của cả 3 phân môn: Văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn.
- Các bước, các thao tác cơ bản khi làm bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn.
- Các bước, các thao tác cơ bản khi làm bài kiểm tra tổng hợp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, kĩ năng thực hành làm bài kiểm tra tổng hợp.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì I.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình …
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới: Để củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt mọi mặt chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì chúng ta sẽ ôn tập tổng hợp các kiến thức đã được học trong chương trình học kì I.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Tìm hiểu phần văn bản
- GV: các em cần nắm chắc các nội dung: Văn bản đó của tác giả nào? Ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về cái gì? Về chuyện gì? Về ai? Nội dung chính mà văn bản đề cập là gì? Ca ngợi hay phê phán điều gì ? Trong văn bản đó tác giả dùng phương thức biểu đạt chính gì? Yếu tố nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?
GV hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức đã học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
HS chia các nhóm lần lượt bóc thăm các đề, Gv cho thời gian học sinh trả lời
Sau đó, lần lượt các nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
* Phần văn bản
a. Văn học trung đại
(Xem bài Ôn tập truyện trung đại)
b. Văn học hiện đại
(Xem bài Ôn tập thơ và truyện hiện đại)
c. Văn học nước ngoài
* Văn bản “Cố hương”:
- Nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của tác giả
- Kết hợp sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận; hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
d. Văn bản nhật dụng
II. Luyện tập
Đề 1: Nêu ý nghĩa hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).
Đề 2: Đóng vai anh Sáu kể lại đoạn đầu truyện “Chiếc lược ngà”.
III. Hướng dẫn tự học
- Xem lại tất cả các kiến thức và nội dung trọng tâm đã ôn tập về phần văn.
- Chuẩn bị phần ôn tập tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- NV9 TUAN 17.doc