Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 năm 2006

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì I

 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn

 3. Thái độ: Có ý thức làm bài, vận dụng kiến thức trong nói và viết

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Chấm chữa bài

 - HS: Ôn tập phần Tiếng Việt

III. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ

 2. Bài mới

* Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày dạy...../...../2007 Tiết 86 Trả bài kiểm tra tiếng Việt I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì I 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn 3. Thái độ: Có ý thức làm bài, vận dụng kiến thức trong nói và viết II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm chữa bài - HS: Ôn tập phần Tiếng Việt III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án.( ) - GVđọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS trả lời. - GV nhận xét sau mỗi câu trả lời. - HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề bài? - HS thảo luận lập ý - GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ. HĐ2. Nhận xét bài làm của HS ( ) - GV trả bài kiểm tra - HS tự nhận xét đánh giá bài của mình - GV nhận xét chung HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS - GV trả bài - HS chữa lỗi trong bài viết của mình - HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp - GV kiểm tra một số bài viết của HS HĐ4. Công bố điểm Điểm 9-10: Điểm 7-8: Điểm 5-6: Điểm 3-4: I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 1. Trắc nghiệm khách quan 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 1: Cần xác định rõ: *Vận dụng phương châm hội thoại như thế nào - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp ( Nói với ai? nói khi nào? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ?) *Nguyên nhân: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân : - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. Câu 2: Cùng với sự phát triển của xã hội từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt cần phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Câu3: * Biện pháp tu từ: ẩn dụ * Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ . * Giải thích: vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. II. Nhận xét * ưu điểm: - Hầu hết HS trả lời đúng câc câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Giải thích được các nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại. - Nắm rõ kiến thứcvề phép tu từ từ vựng. * Nhược điểm - Một số bài viết còn sai chính tả - Một số bài viết diễn đạt chưua rõ ràng, còn rườm rà. III. Trả bài- chữa lỗi 3. Củng cố ( 3') - Lưu ý HS một số kiến thức cơ bản và cách trình bày 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập phần thơ và truyện trung đại chuẩn bị cho giờ trả bài kiểm tra văn Ngày dạy...../..../2007 Tiết 87 Trả bài kiểm tra văn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về thơ và truyện trung đại đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì I 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trong tấc phẩm văn học. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài, cảm nhận được những hình tượng đẹp trong văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm chữa bài - HS: Ôn tập phần thơ và truyện trung đại. III.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án.( ) - GVđọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS trả lời. - GV nhận xét sau mỗi câu trả lời. - HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề bài? - HS thảo luận lập ý - GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ HĐ2. Nhận xét bài làm của HS ( ) - GV trả bài kiểm tra - HS tự nhận xét đánh giá bài của mình - GV nhận xét chung HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS - GV trả bài - HS chữa lỗi trong bài viết của mình - HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp - GV kiểm tra một số bài viết của HS HĐ4. Công bố điểm Điểm 9-10: Điểm 7-8: Điểm 5-6: Điểm 3-4: I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 1. Trắc nghiệm khách quan 2. Trắc nghiệm tự luận II. Nhận xét * Ưu điểm: - Hầu hết HS trả lời đúng câc câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên - Một số bài viết diễn đạt tôt * Nhược điểm: - Một số bài viết sai chính tả nhiều - Nhiều bài HS chưa biết cách trình bày cảm nhận, diễn đạt vụng về, rườm rà... III. Trả bài, chữa lỗi Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - chuyện ngắn - nối sống - ứng sử - truyện ngắn - lối sống - ứng xử Diễn đạt Anh thích giao tiếp với tất cả mọi người về tất cả mọi chuyện - Trong quan hệ với mọi người, anh là người yêu quý mọi người và anh rất thèm nói chuyện với mọi người - Anh thích giao tiếp với tất cả mọi người và được nghe tất cả mọi chuyện - Anh là người yêu quý mọi người, luôn muốn gần gũi, trò chuyện với con người. 3. Củng cố ( 3') - Lưu ý HS một số kiến thức cơ bản cần nắm 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn lại phần thơ và truyện trung đại. - Chuẩn bị bài: ôn thể thơ tám chữ. Làm một bài thơ tám chữ (chủ đề tự chọn) Ngày dạy...../...../2007 Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: củng cố về đặc điểm thể thơ tám chữ 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng diễn đạt 3. Thái độ: qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca II. Chuẩn bị của GVvà HS - GV: sưu tầm một số bài thơ tám chữ - HS: ôn thể thơ tám chữ III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Củng cố về thể thơ tám chữ ( ) - HS nhắc lại đặc điểm thể thơ tám chữ ( số câu, số chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp) ( Mỗi câu thơ tám chữ, cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt; có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là vần chân. Số câu không hạn định, có thể được chia thành nhiều khổ- thường mỗi khổ 4 dòng) HĐ2. Luyện tập ( ) - HS đọc câu thơ: - HS điền từ cho đúng vần, đúng nhịp a.. Toàn thể chiến sĩ thi đua giết giặc, Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng. Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi Độc lập thống nhất..................................... ( Hồ Chí minh) b. Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, ............................. Là Tổ quốc đang một còn một.......... ( Trần Đăng Khoa) - HS đọc câu thơ - HS viết tiếp các câu thơ: Kho đạn sân bay, lửa cháy rực trời Những chiến công ................................ Anh kể lại, giọng tâm tình nho nhỏ ............................................................... ( Trần Đăng Khoa) HĐ3. Trình bày bài thơ tám chữ tự làm. - HS trình bày bài thơ tám chữ tự làm (ở nhà) - HS Nhận xét - GV nhận xét, đánh giá I. Thể thơ tám chữ ( Ghi nhớ SGK T. 150) II. Luyện tập 1. Tìm từ điền vào các chỗ trống trong câu thơ cho đúng vần, đúng nhịp *Toàn thể chiến sĩ thi đua giết giặc, Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng. Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi Độc lập thống nhất, nhất định thành công ) b.. Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, cao hơn cuộc đời Là Tổ quốc đang một còn, một mất 2. Viết tiếp các câu thơ: Kho đạn sân bay, lửa cháy rực trời Những chiến công chấn động cả loài người Anh kể lại, giọng tâm tình nho nhỏ Thỉnh thoảng cái vành tai lại đỏ... ( Trần Đăng Khoa) 3. Đọc bài thơ 3. Củng cố( ) - Đặc điểm của thể thơ tám chữ 4.Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Tiếp tục làm bài thơ tám chữ Ngày dạy...../...../2007 Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm chắc hơn đặc điểm thể thơ tám chữ 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng bình thơ 3. Thái độ: Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca II. Chuẩn bị của GVvà HS - GV: Tìm hiểu thể thơ tám chữ - HS: ôn thể thơ tám chữ III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Bình thơ theo nhóm ( ) - HS hoạt động nhóm: + Trình bày bài thơ đã làm trước nhóm + Nhóm chọn bài viết lời bình + Tham gia viết lời bình cho bài thơ HĐ2. Trình bày trước lớp ( ) - Các nhóm chọn bài tiêu biểu của nhóm để đọc và bình trước lớp. - Nhận xét: + Nội dung bài thơ + Cách đọc + Lời bình I. Bình thơ theo nhóm II. Trình bày bài thơ và lời bình trước lớp 3. Củng cố ( ) - Đặc điểm của thể thơ tám chữ 4.Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì Ngày dạy...../...../2007 Tiết 89 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức các phần văn, tiếng Việt, tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì I 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết bài văn trình bày cảm nhận về một nhân vật của tác phẩm văn học. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài, vận dụng các phương pháp thuyết minh vào iệc tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm chữa bài - HS: Ôn tập tổng hợp III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án.( ) - GVđọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS trả lời. - GV nhận xét sau mỗi câu trả lời. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề - Xác định nội dung cần đạt - Xây dựng dàn bài HĐ2. Nhận xét bài làm của HS ( ) -GV hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá bài của mình + Nội dung + Bố cục bài viết - GV nhận xét chung HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS ( ) - GV trả bài - HS chữa lỗi trong bài viết của mình - HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp - GV kiểm tra một số bài viết của HS - GV hướng dẫn chữa một số lỗi HĐ4. Công bố điểm ( ) Điểm 9->10 Điểm 7->8: Điểm 5->6: Điểm 3->4: * Đọc bài viết khá: bài của Nguyễn Thanh Hiền I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 1. Trắc nghiệm khách quan 2. Trắc nghiệm tự luận a. Yêu cầu cần đạt - Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên trong tácphẩm "Lặng lẽ Sa Pa" b. Dàn bài * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm * Thân bài: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên + Là người tự nguyện làm việc một mình trên núi cao + Là người sống hết mình về công việc + Là người sống giản dị, khiêm tốn. + Là người say mê đọc sách, sống ngăn nắp, gọn gàng + Là người sống cởi mở, chân thành * Kết bài - Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên, bài học rút ra cho bản thân. II. Nhận xét * ưu điểm: - Hầu hết HS làm khá tốt phần trắc nghiệm khách quan - Cảm nhận được những nét đẹp phẩm chất của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm * Nhược điểm: - Một số bài viết trình bày bẩn - Một số bài viết có nội dung sơ sài - Còn có những bài viết chưa đầy đủ những phẩm chất của nhân vật anh thanh niên III. Trả bài- chữa lỗi Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả -Xa Pa - thanh liên Sa Pa - thanh niên Diễn đạt - Nguyễn Thành Long, tác giả của truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" là sản phẩm của chuyến đi Lào Cai năm 1970. - Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " là sản phẩm của chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long. 3. Củng cố ( ) Nhận xét giờ trả bài 4. Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Ôn tập và nắm chắc kiến thức học ở học kì I - Chuẩn bị sách vở học kì II

File đính kèm:

  • docTuan 18.DOC