A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ với một số đoạn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài” Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” III. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Bài 2 - Tiết 10: Luyện tập sử dụng yếy tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Bài 2
Tiết 10 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾY TỐ MIÊU TẢ TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH.
*********
A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ với một số đoạn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài” Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 1 SGK/28 và trả lời theo câu hỏi.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề:
+ Đề yêu cầu ta làm gì?
* Đề yêu cầu ta thuyết minh.
+ Đề trình bày văn đề gì?
* Đề trình bày vấn đề” Con trâu ở làng quê Việt Nam”
- GV yêu cầu HS đọc văn bản ở câu 2 SGK/ 28, 29 để lập dàn ý đề bài trên.
- Phần mở bài cần trình bày những ý gì?
* Giới thiệu về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
* Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của con người.
- Phần thân bài gồm những ý gì?
* Nguồn gốc của trâu.
* Lợi ích của trâu:
+ Con trâu là sức kéo chủ yếu.
+ Con trâu là tài sản lớn nhất.
+ Con trâu trong lễ hội đình đám truyền thống.
+ Con trâu đối với tuổi thơ.
+ Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ.
- Các ý trong phần thân bài được sắp xếp như thế nào?
* Các ý được sắp xếp theo một trật tự hợp lý.
- Có thể sử dung ý nào trong bài thuyết minh khoa học?
* Có thể sử dụng ý nói về sức kéo của con trâu.
- Phần kết bài nêu ý gì?
* Con trâu gắn bó với người nông dân.
* Trâu làm bạn với mọi nhà nông.
* Tình cảm của người với trâu.
* Hoạt động 2: Luyện tập trên lớp.
- GV gọi một vài HS viết vài đoạn mở bài có sử dung yếu tố miêu tả.
- Gọi HS nhận xẻt, sửa chữa và thực hiện vào tập.
Nội dung ghi
I/.Tập tìm hiểu đề, tìm ý:
1 Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Thuyết minh.
- Vấn đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
2/.Lập dàn ý:
a Mở bài:
- Giới thiệu chung về trâu.
- Vai trò và vị trí của trâu.
b Thân bài:
c Kết bài:
Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
II. Luyện tập trên lớp:
Đoạn 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng , trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công …….
Đoạn 2: Con trâu trong việc làm ruộng.
Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn” nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi.
Đoạn 3: Con trâu trong lễ hôïi.
Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa …… mà còn là một trong những vật tế thần trong Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên ; là nhân vật chính trong Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
Đoạn 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại ……
Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong ký ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào!
IV/. Dặn dò:
1. Xem bài đọc thêm” Dừa sáp” SGK/ 30, 31.
2.Chuẩn bị bài mới” Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Soạn 5 câu hỏi SGK/35.
- Giải nghĩa thêm từ: tăng trưởng, vô gia cư.
V/. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY10.DOC