A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
-Nhận thức được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh. Yếu tố miêu tả làm cho vấn đề thuyết minh sinh đông, cụ thể hơn.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh thể hiện sự sáng tạovà linh hoạt.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3 SGK/ 26, 27, 28.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Kiểm tra một số bài soạn của HS.
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Bài 2 - Tiết 9: Sử dụng yếy tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Bài 2
Tiết 9 SỬ DỤNG YẾY TỐ MIÊU TẢ TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH.
*********
A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
-Nhận thức được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh. Yếu tố miêu tả làm cho vấn đề thuyết minh sinh đông, cụ thể hơn.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh thể hiện sự sáng tạovà linh hoạt.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3 SGK/ 26, 27, 28.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Kiểm tra một số bài soạn của HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- GV yêu cầu HS đọc văn bản” Cây chuối trong đời sống Việt Nam” và trả lời câu hỏi.
- Nhan đề văn bản có ý nghĩa gì?
* Vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.
* Thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
- Chỉ ra những câu văn thuyết minh về cây chuối?
* + Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối.
+ Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.
+ Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan đến cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi và nội trợ, bởi cây chuối có thể sử dụng được từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả ……
+ Quả chuối là một món ăn ngon.
+ Nào chuối hương, chuối ngự, nào chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn.
+ Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối.
+ Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả.
+ Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng.
+ Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày.
+ Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hưn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ do thực phẩm truyền lại.
+ Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối …… Nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đòi trên mâm ngũ quả.
+ Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải.
+ Ngày lễ, tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín.
- Chỉ ra những câu văn miêu tả về cây chuối?
* + Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra gòm táng lá xanh mướt che rợm từ vườn tước đến núi rừng.
+ Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cập với thịt lợn luộc, chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gắp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món rỏi.
- Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, có thể thêm hoặc bớt những gì?
* Có thể thêm:
+ Thuyết minh:
¶ Phân loại chuối: Chuối tây (thân cao, màu trắng quả ngắn; chuối hột (thân cao, màu tím xẫm, quả ngắn, trong ruột có hột); Chuối tiêu (thân thấp, màu xẫm, quả dài); Chuối ngự (thân cao, màu xẫm, quả nhỏ); Chuối rừng (thân to cao, màu xẫm, quả to)…..
¶ Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dể dàng bốc ra phơi khô, tước lấy sợi.
¶ Lá gồm có cuốn lá và lá.
¶ Nõn chuối: màu xanh.
¶ Hoa chuối ( bắp chuối): màu hồng có nhiều lớp bẹ.
¶ Gốc có cũ và rể.
+ Miêu tả:
¶ Thân tròn, mát ruợi, mọng nước.
¶ Tàu lá xanh rờn, bay xào xạt trong gió, vẫy óng ả dưới ánh trăng.
¶ Cũ chuối có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng mỡ màng như màu cũ đậu đã bốc vỏ.
+ Hãy kể thêm những công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối…?
¶ Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt. Thân cây chuối tươi có thể dùng làm “phao” tập bơi, khi kết nhiều thân cây chuối lại với nhau có thể dùng làm bè vượt sông. Sợi tơ bẹ chuối khô có thể dùng làm dây câu cá nhỏ….
¶ Hoa chuối (chuối tây) có thể thái thành những sợi nhỏ để ăn sống, xào, luộc, nộm rất khoái khẩu.
¶ Quả chuối tiêu xanh có thể bẻ đôi, lấy nhựa làm thuốc chữa bệnh ngoài da (hắc lào). Quả chuối hột xanh thái lát mỏng, phơi khô, xao vàng, hạ thổ, tán thành bột là một vị thuốc quí trong đông y.
¶ Quả chuối tây chín có thể thái lát, tẩm bột rán ăn rất tuyệt.
¶ Nõn chuối tây (lá non còn cuốn ở trong thân cây, màu trắng) có thể ăn sống rất mát; nõn chuối đã mọc ra khỏi thân cây hơ qua lửa, có thể dùng gói xôi, thịt hoặc thực phẩm để giữ hương vị.
¶ Lá chuối tây tươi có dùng để gói bánh chưng, bánh nếp, bánh cốm.
¶ Lá chuối khô có thể dùng lót ổ trong mùa đông, gói hàng, gói bánh gai…
¶ Cọng lá chuối tươi có thể dùng làm đồ chơi, dùng làm trong nghi lễ tan ma; cọng khô có thể tước nhỏ làm dây buộc hoặc bện thừng.
¶ Cũ chuối gọt vỏ, thái thành sợi nhỏ, luộc bỏ nước chát, sau đó có thể xào với thịt ếch thành một món đặc sản.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
* Đọc văn bản “Cây chuối trong đới sống Việt Nam”.
- Vấn đề thuyết minh: Vai trò và tác dụng của cây chuối đối với đời sống con người.
- Đặc điểm thuyết minh:
+ Chuối nơi nào cũng có.
+ Chuối là thức ăn từ gốc đến hoa, quả.
+ Kể tên các loại chuối.
+ Công dụng:
_ Mỗi loại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau.
- Yếu tố miêu tả trong thuyết minh:
+ Sinh động, hấp dẫn.
+ Nổi bật, gây ấn tượng.
II. Ghi nhớ:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
1/. Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
+ Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước, gợi ra cảm giác mát mẻ, dể chịu.
+ Lá chuối tươi xanh rờn ưởn cong cong với ánh trăng, thỉnh thỏng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
+ Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thong thỏng mùi thơm dân giả cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương.
+ Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngaò quyến rũ.
+ Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nôm giống như một cái búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu.
+ Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kính đang đợi gió mở ra.
2/.Bài tập 2: Yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
+ Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai.
+ Chén của ta không có tai.
+ Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.
3/. Bài tập 3: Những câu văn miêu tả trong văn bản
- Qua sông Hồng, sông Đuống, ngược lên phía bắc là đến với vùng Kinh Bắc cổ kính, quê hương của các làng điệu quan họ mượt mà.
- Lân được trang trí công phu, râu ngủ sắc, lông mài bạc, mắt lộ to, thân mình có ccác hoạ tiết đẹp.
- Múa lân rất sôi động với động tác khoẻ khoắn, bài bản: Lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột… bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh.
- Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khoẻ, tính kỹ luật, ý thức tập thể ở mỗi người.
- Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển ký hiệu quân cờ.
- Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của hai bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
- Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thì phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê.
- Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ và chiêng, trống rộn rã đôi bờ sông.
IV .Củng cố:
- Đọc lại ghi nhớ của bài.
V. Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2.Chuẩn bị bài” Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thyuết minh”
- Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
- Tập tìm hiểu đề đề bài trên.
- Tập làm dàn ý.
- Xem trước phần luyện tập lớp.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY9.DOC