Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 đến tuần 4

 

I. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn

 2. Kĩ năng: biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết

minh.

 3. Thái độ: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi tạo lập văn bản thuyết minh

II. Phương tiện dạy học

 - GV: SGK, SGV , bảng phụ

 - HS: chuẩn bị bài ( Tìm hiểu đề, lập dàn bài, viết phần mở bài)

III. Các hoạt động dạy học

 1. Kiểm tra : (5') kiểm tra bài tập 2.

 2. Bài mới

 

doc38 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 đến tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy..../..../.... Tiết 5 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn 2. Kĩ năng: biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi tạo lập văn bản thuyết minh II. Phương tiện dạy học - GV: SGK, SGV , bảng phụ - HS: chuẩn bị bài ( Tìm hiểu đề, lập dàn bài, viết phần mở bài) III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : (5') kiểm tra bài tập 2. 2.. Bài mới *Giới thiệu bài (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. (4') - HS đọc đề bài - Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? ( Thuyết minh về đồ dùng) - Vậy nội dung cần thuyết minh là gì? ( Cấu tạo, đặc điểm, lịch sử ra đời, lợi ích...) - Có thể sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh? HĐ2. Hướng dẫn lập dàn bài (10') - Trình bày bố cục của một bài văn thuyết minh ( HS trình bày -> nhận xét ) - Hướng dẫn HS lập dàn bài chung cho bài văn giới thiệu đồ dùng ( Bảng phụ) HS thảo luận: Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào cho phù hợp và sử dụng như thế nào? (So sánh, miêu tả- Khi giới thiệu về đặc điểm của đối tượng) HĐ3. HS luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố nghệ thuật. (20') - HS viết mở bài (theo đề bài đã chuẩn bị ở nhà) - HS trình bày - Nhận xét, bổ sung, sửa lỗi. I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. * Đề bài: thuyết minh về một đồ dùng: cái quạt ( cái bút, cái kéo, chiếc nón) II. Lập dàn bài * Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng * Thân bài: trình bày về lịch sử hình thành, biến đổi + Cấu tạo + Đặc điểm + Lợi ích * Kết bài Bày tỏ thái độ đối với đối tượng thuyết minh III. Viết bài 4. Củng cố (3') - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài văn thuyết minh 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Viết phần thân bài và kết bài cho đề bài đã luyện tập trên lớp. - Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Ngày dạy..../..../..... Tiết 6 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( G. Mac ket ) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên toàn trái đất; nhiệm vụ đặt ra cho toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó; cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ 3. Thái độ: Yêu hoà bình, có ý thức đấu tranh vì một thế giới hoà bình II. chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: đọc, soạn bài III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: (5') Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh 2. Bài mới *Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (10') - GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, đanh thép; chú ý các từ UNICEF, FAO, MX - GV đọc mẫu một đoạn - Gọi HS đọc tiếp - Kiểm tra chú thích *, các chú thích 1, 3, 5. HĐ2. Tìm hiểu chung (9') - Văn bản viết theo phương thức biểu đạt chính nào? ( nghị luận) - Bài văn nghị luận về vấn đề gì? ( Đấu tranh vì một thế giới hoà bình ) - Để làm rõ luận đề ấy, tác giả đã xây dựng hệ thống luận điểm như thế nào? - Luận điểm cơ bản được triển khai trên hệ thống luận cớ như thế nào? - Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ trên? ( toàn diện) HĐ3. Tìm hiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân. (15') - Mở đầu bài viết, tác giả nêu vấn đề gì? ( Nguy cơ chiến tranh hạt nhân) - Việc bắt đầu bài viết bằng xác định thời gian cụ thể ( Hôm nay ngày...) có ý nghĩa như thế nào? ( Rõ tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này) -Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã được tác giả chỉ ra như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả? (Trực tiếp) - Tác dụng của cách vào đề đó? (Cho thấy tính chất hệ trọng của vấn đề) I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu chung - Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Luận điểm 1: nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Luận điểm 2: nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó - Hệ thống luận cứ: + Kho vũ khí hạt nhân đang tàng trữ và khả năng huỷ diệt nó + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của hàng tỉ người + Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại ý trí loài người + Nhiệm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 2. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - 4 tấn thuốc nổ hiện có: + Sẽ làm biến mất 12 lần mọi dấu vết sự sống + Tiêu diệt tất cả hành tinh xoay quanh mặt trời và 4 hành tinh nữa -> Tính chất hệ trọng 4. Củng cố (3') - Nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh hạt nhân 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Tiếp tục tìm hiểu bài. Ngày dạy..../..../.... Tiết 7 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( Tiếp) I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, nghệ thuật nghị luận 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc diễn cảm 3. Thái độ: ý thức bảo vệ nền hoà bình II. Chuẩn bị của GVvà HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Soạn bài, đọc diễn cảm, sưu tầm tranh ảnh theo chủ đề III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: (5') Phân tích nguy cơ chiến tranh hạt nhân. 2. Bài mới * Giới thiệu bài (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu về cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân (10') - HS đọc văn bản - Để làm rõ luận cứ trên, tác giả đã làm như thế nào? ( Dẫn chứng, so sánh) - Tác giả dẫn chứng trên những lĩnh vực nào? ( Ytế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm) - Vì sao tác giả chọn dẫn chứng trên các lĩnh vực này? ( Những lĩnh vực đóng vai trò thiết yếu trong đời sống) - Tác giả dùng những chứng cứ và lí lẽ như thế nào để chỉ rõ sự tốn kém và tính chất vô lí của cộc chiến tranh hạt nhân? ( HS thảo luận - đại diện nhóm trình bày) - GV nhận xét đưa kết quả (bảng phụ) để đối chiếu - Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và dùng phép so sánh ở luận cứ này? ( Dẫn chứng cụ thể, so sánh đơn giản mà thuyết phục) HĐ2. Tìm hiểu chiến tranh đi gnượch lại ý chí của con người như thế nào (10') - HS đọc "Tuy nhiên... xuất phát của nó" - Đoạn văn nêu vấn đề gì? - Tác giả nêu vấn đề, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hậu quả sẽ như thế nào? - Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ như thế nào? ( Khoa học địa chất, cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá trên trái đất) HĐ2. Tìm hiểu nhiện vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình (10') - HS đọc " chúng ta... "đến hết văn bản - Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của G.Macket? - Tác giả nêu ý kiến mọi người cần bảo vệ hoà bình như thế nào? ( Đem tiếng nói đòi hỏi một thế giới không có vũ khí.) - Để kết thúc bài viết, tác giả có lời đề nghị gì? - Qua phân tích bài văn , hãy giải thích nhan đề của tác phẩm. - Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu văn bản - GV khái quát - HS đọc ghi nhớ HĐ3. Luyện tập (5') - HS viết đoạn văn theo yêu cầu - HS trình bày - Nhận xét III. Tìm hiểu văn bản 3. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân * Y tế: - 10 tàu chiến sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét và cứu được 14 triệu trẻ em * Tiếp tế thực phẩm - 149 tên lửa MX số ka lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng - 27 tên lửa MX = tiền nông cụ cho các nước nghèo để có thực phẩm trong 4 năm * Giáo dục: - Hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ đẻ xoá nạn mù chữ toàn thế giới 4. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên - Tiêu diệt nhân loại - Tiêu huỷ mọi sự sống - Đẩy sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu 5. Nhiện vụ đấu tranh cho thế giới hoà bình - Có thái độ tích cực, chủ động đòi hỏi một thế giới không có vũ khí - Sáng tạo: mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau chiến tranh hạt nhân. * Ghi nhớ V. Luyện tập 4. Củng cố (2') - HS trưng bày tranh sưu tầm có nội dung chiến tranh và hoà bình - có lời thuyết minh nội dung các bức tranh đó - Với tình hình thế giới hiện nay, theo em, mỗi chúng ta cần có phương hướng hành động như thế nào? 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bài - Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại. Ngày dạy..../..../.... Tiết 8 Các phương châm hội thoại I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự - Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: +Thành ngữ, tục ngữ nói về tế nhị trong giao tiếp + Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. - HS: Soạn bài III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất như thế nào? 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu về phương châm quan hệ - HS đọc ví dụ - Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt" để chỉ tình huống hội thoại nào? - Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? - Qua đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp ( Tránh nói lạc đề) - HS đọc ghi nhớ ( SGK) HĐ2. HS tìm hiểu về phương châm cách thức (1') - Thành ngữ "Dây cà ra dây muống" chỉ cách nói như thế nào? - "Lúng búng như ngậm hột thị" chỉ cách nói như thế nào? - Những cách nói như thế ảnh hưởng như thế nào trong giao tiếp? - Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp? - HS đọc câu "Tôi đồng ý... ông ấy" (SGK- T.22) - Có thể hiểu câu nói trên theo mấy cách? ( Cách 1: đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn Cách 2: tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác) - Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế nào? - Như vậy, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì? - HS đọc ghi nhớ ( SGK - T. 22) HĐ3. Tìm hiểu về phương châm lịch sự - HS đọc truyện (1') - Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy đã nhận được từ người kia một cái gì đó? (Phân tích thái độ hai người) - Qua truyện, em rút ra bài học gì? - HS đọc ghi nhớ HĐ4. Hướng dẫn luyện tập - HS đọc các câu ca dao - tục ngữ - Qua những câu tục ngữ - ca dao đó, cha ông ta khuyên dạy điều gì? - Tìm thêm một số câu ca dao - tục ngữ tương tự? (- Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn ... dễ nghe - Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho ngôi tấm lòng) - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự? - HS đọc yêu cầu - HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống - Mỗi từ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào? - HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận Nhóm 1 - 2 : ý, a 3 - 4: ý, b 5 - 6: ý, c - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung. I. Phương châm quan hệ *Ví dụ - Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói một phách không thống nhất, không ăn nhập với nhau. => Giao tiếp không thành công, xã hội trở nên rối loạn * Ghi nhớ (SGK) II. Phương châm cách thức *Ví dụ1 - Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà - Lúng búng như ngập hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không dành mạch -> Người nghe khó tiếp nhận thông tin. * Ví dụ 2. - Có thể hiểu câu trên theo hai cách khác nhau. -> Tránh nói mơ hồ * Ghi nhớ (SGK) III. Phương châm lịc sự * Truyện: Người ăn xin * Ghi nhớ ( SGK- T. 23) IV. Luyện tập Bài tập 1. (T. 23) - Khuyên: trong giao tiếp cần nhã nhặn, lịch sự Bài tập 2 ( T. 23) a. Nói mát b. Nói hớt c. Nói móc d. Nói leo e. Nói ra đầu ra đũa. - Phương châm lịch sự: a, b, c, d - Phương châm cách thức: e Bài tập 4 ( T.23) a. Tránh hiểu là không tuân thủ phương châm quan hệ b. Khi buộc phải nói điều mà sẽ làm tổn thương người đối thoại ->giảm nhẹ ảnh hưởng ( phương châm lịch sự) c. Báo cho người đối thoại biết là họ vi phạm phương châm lịch sự, cần chấm dứt ngay. 4. Củng cố (1') - Các phương châm: quan hệ, cách thức, lịch sự 5. Hướng dẫn học ở nhà (1') - Học bài - Làm bài tập 5 ( T. 24) - Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả... Ngày dạy..../..../.... Tiết 9. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh I. Mục tiêu biểu đạt 1. Kiến thức: hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với các yếu tố miêu tả thì văn bản mới hấp dẫn người đọc - Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết văn thuyết minh 3. Thái độ: Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí khi viết bài văn thuyết minh II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Chuẩn bị bài III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1. Tìm hiểu về các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (25') - HS đọc văn bản - Vì sao văn bản có nhan đề "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"? (Trọng tâm của bài thuyết minh: đặc điểm, công dụng của cây chuối trong đời sống Việt nam) - Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. + Đặc điểm sinh sống? (Đi khắp Việt Nam... núi rừng . Cây chuối rất ưa nước -> "con đàn cháu lũ") + Công dụng của: cây, lá, gốc, hoa, quả? (Cây chuối là thức ăn... hoa quả) + Các loại quả và công dụng? ( chuối xanh để nấu thức ăn chuối chín để ăn chuối thờ) GV: Bài văn thuyết minh còn sử dụng các yếu tố miêu tả - Chỉ ra các yếu tố miêu tatrong bài. (thân cây: nhẵn bóng, lá xanh mướt, bạt ngàm vô tận Buồng chuối: dài, trĩu xuống Quả: ngọt ngào, hương thơm hấp dẫn) - Em thử lược bỏ các yếu tố miêu tả trong bài văn -> Nhận xét - Miêu tả có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong bài văn thuyết minh? - HS đọc ghi nhớ ( SGK - T. 25) HĐ2. Luyện tập (15') - HS đọc yêu cầu - HS bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh: Nhóm 1: Lá chuối tươi Nhóm 2: Lá chuối khô Nhóm 3: Nõn chuối Nhóm 4: Bắp chuối Nhóm 5: Quả chuối Nhóm 6: Thân cây chuối có hình dáng... - HS đọc đoạn văn - Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn. - HS đọc văn bản "Trò chơi ngày xuân" - Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh * Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam + Thuyết minh - Đặc điểm sinh sống - Công dụng + Cây, lá, gốc, hoa + Các loại quả, công dụng + Miêu tả. - Thân cây chuối - Buồng chuối - Quả chuối * Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập Bài tập 1 (T. 26) - Thân cây chuối: có hình trụ nhẵn bóng, từng bẹ ôm khít với nhau. - Lá chuối tươi xanh mướt xoè rộng như mhững chiếc quạt - Lá chuối khô chuyển sang màu nâu nhạt - Quả chuối khi xanh vỏ xanh bóng, khi chín có màu vàng óng... Bài tập 2 ( T. 26) Bài tập 3 ( T. 26) - Những con thuyền thúng nhỏ... trữ tình - Lân được trang trí công phu... hoạ tiết đẹp. - Hai tướng... được che lọng. - Những con thuyền lao vút... đôi bờ sông. 4. Củng cố (3') - Điền bảng 21 ( C ) trang 20 ( Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9 nhà xuất bản giáo dục) - bảng phụ - Vai trò, ý nghĩa của các yếu miêu tả trong bài văn thuyết minh? 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bài - Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miếu tả trong văn bản thuyết minh. Ngày dạy..../...../..... Tiết 10. luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Củng cố phương pháp viết văn thuyết minh 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 3. Thái độ: vận dụng viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: đọc, Chuẩn bị bài III. Các hoạt độngdạy học 1. Kiểm tra: (5') Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý. (20') - GV chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? - Cụm từ "con trâu ở làng quê Việt Nam" bao gồm những ý gì? - Có thể hiểu đề muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không? - Nội dung cần thuyết minh ở phần mở bài là gì? - Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì? - Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam trên những lĩnh vực nào? ( Làm ruộng, lễ hội,) + Nội dung cần thuyết minh cho từng lĩnh vực? Có thể sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào? - ý nghĩa của các hình ảnh trâu gắn bó với tuổi thơ: Biểu tượng cho cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam. Phần kết bài cần trình bày nội dung gì? - GV nhận xét, khái quát ( bảng phụ - ghi dàn bài) HĐ2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả (15') - HS viết bài (cá nhân) Nhóm 1 - 2 : Con trâu trong nghề làm ruộng Nhóm 3 - 4 : Con trâu trong một số lễ hội Nhóm 5- 6 : Con trâu gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn - HS trình bày bài viết. - HS nhận xét - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý * Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam 1. Tìm hiểu đề - Vấn đề thuyết minh: con trâu trong đời sống Việt Nam - Nội dung: vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề làm ruộng của người Việt Nam 2. Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( kết hợp tả hình dáng con trâu) * Thân bài - Con trâu trong nghề làm ruộng: + Cày ruộng + Chở lúa + Trục lúa ( Miêu tả: Trâu trong từng công việc) - Con trâu trong một số lễ hội + Chọi trâu + Đâm trâu ( Miêu tả: trâu trong từng hoạt động) - Con trâu với tuổi thơ + Trẻ chăn trâu thổi sáo + Trẻ chăn trâu đọc sách +Trẻ chăn trâu thả diều -> ý nghĩa của các hình ảnh đó (Miêu tả: các hình ảnh trên) * Kết bài - Thái độ của người viết - Tình cảm của người nông dân Việt Nam với con trâu. II. Viết bài 4. Củng cố (2') - Khẳng định vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Luyện viết doạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả - Chuẩn bị bài: Tuyên bố thế giới với sự sống còn... Ngày dạy...../...../...... Tiết 11 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giớihiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản 3. Thái độ: Giáo dục ý thức trách nhiệm sống, lao động, học tập xứng đáng với sự quan tâm của gia đình, xã hội II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: SGK, SGV, bảng phụ, đề- đáp án kiểm tra 15 phút - HS: Soạn bài , tìm hiểu về quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 15 phút: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm- mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Nội dung văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh " nói về vấn đề gì? A. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và lối sống giản dị của Bác B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác C. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và phong cách làm việc của Bác Câu 2: G. Mac két là nhà văn nước nào? A. Mĩ B. Colom bia C. Anh D. Pháp Câu3. Trong hai sơ đồ về lập luận của văn bản" Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" dưới đây, sơ đồ nào là hợp lí? Nguy cơ chiến tranh thế giới Chiến tranh hạt nhân là phi lý Chạy đua vũ trang làm mất khả năng sống tốt đẹp a. Phải đấu tranh chống chiến tranh, vì hoà bình Đấu tranh cho một thế giới hoà bình b. Phải đấu tranh chống chiến tranh ví hoà bình Chiến tranh hạt nhân là phi lí Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng sống tốt đẹp Nguy cơ chiến tranh thế giới Câu 4: Mục đích của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" là gì? A. Mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại B. Sự tốn kém vô lí của chiến tranh hạt nhân C. Chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng sống tốt đẹp của con người D. Kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hoà bình Câu 5: Thành ngữ "Nói hươu nói vượn" chỉ cách nói như thế nào? A. Nói khoác lác, không thật, không thực tế B. Nói dài dòng, rườm rà C. Nói thẳng thừng, bốp chát D. Nói không dứt khoát, lúc thế này, lúc thế khác Câu 6: Trong bài văn thuyết minh, yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phần II: Trắc nghiệm tự luận( 7 điểm) Đặt một tình huống giao tiếp, viết một đoạn đối thoại giữa người lớn với trẻ con, trong đó có sử dụng một trong các cụm từ : đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế Đáp án biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm- mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C B D A A Phần II.Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm) - Nêu được tình huống giao tiếp (2 điểm) - Viết đoạn thoại có dùng một trong các cụm từ theo yêu cầu (5 điểm) 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: (1') Dẫn lời dạy của Hồ Chí Minh "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan" -> Dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (8') - GV hướng dẫn đọc: giọng mạnh, mẽ dứt khoát, rành mạch - GV đọc mẫu đoạn đầu văn bản - HS đọc tiếp - Kiểm tra chú thích 2,4,5,6. HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu chung (4') - Hãy nêu xuất sứ của bản tuyên bố . (Là tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về cuộc sống còn, quyền đuợc bảo vệ và phát triển của trẻ em họp ngày 30. 9. 1990 tại trụ sở Liên hợp quốc) - Bản tuyên bố ra đời trong hoàn canh như thế nào? (* Thế giới: - Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, hợp tác quốc tế mở rộng - Sự phân hoá giàu - nghèo; chiến tranh, bạo lực; tàn tật, bóc lột, thất học ở một sốp nước * Việt Nam - Đất nước độc lập, Khoa học kỹ thuật trên đà phát triển sự quan tâm . Sự quan tâm toàn diện sâu sắc của Đảng và Chính phủ. Văn hoá truyền thống của Việt Nam là coi trọng người già và trẻ em. - Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, di chứng chiến tranh còn để lại, áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm...) - Văn bản được bố cục như thế nào? (ba phần) - Nội dung mỗi phần? (Sự thách thức: thực trạng cuộc sống khốn khổ của nhiều trẻ em trên thế giới Cơ hội: những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết mà từng quốc gia và cả thế giới cần làm vì sự sống còn, -hát triển của trẻ em.) HĐ3. Tìm hiểu về sợ thách thức đề cập trong văn bản. (13') - Bản tuyên bố đã nêu những lí do trẻ em có quyền sống, quyền phát triển như thế nào? (- Trong trắng, dễ bị tổn thương, còn - Ham hiểu biết, ham hoạt động và nhiều ước mơ - Sự phát triển và tương lai của trẻ phụ thuộc vào sự hoà hợp và tương trợ của xã hội, của giáo dục) - Bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn về cuộc sống của trẻ em như thế nào? (- Phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được học và phát triển - Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ) - Em có suy nghĩ gì về cách nhìn của cộng đồng thé giới và trẻ em. (Đầy thương yêu và trách nhiệm) GV: Từ cách nhìn nhận ấy, cộng đồng quốc tế đã tổ chức hội nghị để cùng cam kết và ra lời kêu gọi đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp. - Tuyên bố đã nêu những bất hạnh nào mà trẻ em thế giới đang phải chịu đựng? - Theo em, nỗi bất hạnh nào lớn nhất đối với trẻ em? ( HS tự bộc lộ) - Theo em những nỗi bất hạnh ấy có thể giải thoát không? giải thoát bằng cách nào? (Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xoa đói giảm nghèo...) - Tại sao bản tuyên bố lại gọi thực trạng ấy là "Sự thách thức"? (Đó là những thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng, có nguy cơ phát triển và không dễ giải quyết -> vấn đề thách thức to lớn.) - Văn bản cho rằng đó là những thách thức mà các nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng. - Em hiểu thế nào là"Sự thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị "? (Thách thức: những khó khăn trước mắt cần vượt qua. Các nhà lãnh đạo chính trị: những ở cương vị lãnh đạo các quốc gia.) - Từ đó, em hiểu tổ chức Liên hiệp quốc có thái độ như thế nào đối với những bất hạnh của trẻ em? (Quyết tâm giúp trẻ em vượt qua bất hạnh.) I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1.Sự thách thức - Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc - Nạn nhân của đói nghèo, mù chữ, môi trường - Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật. -> Thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng và không dễ giải quyết 4. Củng cố (2') - Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới - Liên hệ cuộc sống của trẻ em Việt Nam (được hưởng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ) 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bà

File đính kèm:

  • docTuan 2 - 4.DOC
Giáo án liên quan