Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 9

I/ Mức độ cần đạt :

- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.

II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :

1/Kiến thức:

- Hiểu biết về tình hình thế giới những năm 80 liên quan đến VB.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong VB.

2/ Kĩ năng:

 Đọc-hiểu VB nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

III/ Cc kĩ năng được giáo dục:

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6,7 – Tuần 2 VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH ( G.G. Mác-két) Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt : - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân. - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng : 1/Kiến thức: - Hiểu biết về tình hình thế giới những năm 80 liên quan đến VB. - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong VB. 2/ Kĩ năng: Đọc-hiểu VB nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. III/ Các kĩ năng được giáo dục: 1/ Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay. 2/ Giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ hạt nhân, xây dựng một thế giới hịa bình. 3/ Ra quyết định của cá nhân. IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật sử dụng: thảo luận, minh họa bằng tranh, ảnh, vẽ tranh. V/ Hướng dẫn thực hiện : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1/ Ổn định lớp : (1 phút ) 2/ Kiểm tra bài cũ : - Chủ tịch Hồ Chí minh tiếp thu tinh hoa văn hĩa của nhân loại như thế nào? - Qua văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" em cảm nhận gì về nét đẹp trong lối sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh? 3/ Bài mới : ( 30 phút ) Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung( 15 phút ) - Nêu vài nét về tác giả? 1/ Khám phá: ? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nguy co và hiện trạng chiến tranh đang diễn ra trên thế giới. Gợi ý: trong các cuộc chiến tranh thì chiến tranh hạt nhân là mối nguy cơ lớn nhất trên thế giới và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. - Nêu xuất xứ của VB? Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản: 2/ Kết nối: Gv đọc mẫu văn bản. * Đọc, tìm hiểu chung văn bản: - Phương pháp: suy nghĩ cá nhân, thảo luận chung cả lớp ? Luận đề của văn bản là gì? ? - Nhận thức và hành động của mọi người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa thế giới. ? Trong văn bản có bao nhiêu luận điểm? GV:Để giải quyết các luận điểm trên tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ như thế nào ? * Tìm hiểu nội dung của văn bản: - Phương pháp: thảo luận nhĩm. - Tác giả đưa ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân bằng cách nào ? ? Để thấy rõ hơn sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả đã đưa ra những lý lẽ nào ? ? Sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh hạt nhân tác giả đã đưa ra những con số như thế nào? ? Cuộc chạy đua vũ trang tác động như thế nào đến đời sống xã hội?Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để làm rõ tác động đó? GV: - Sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng ngàn năm của sự sống trên trái ? Em cĩ nhận xét gì về những lĩnh vực mà tác giả chọn đối với cuộc sống của con người? đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống. ? Từ phân tích, hãy cho biết vũ khí hạt nhân đang có tác động ntn đến thế giới? GD: Mỗi chúng ta thể hiện yêu chuộng hịa bình bằng những việc làm cĩ ích nhỏ nhất. HS báo cáo sĩ số. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc chú giải SGK và nêu những nét chính về tác giả. HS trình bày hiểu biết của mình. HS dựa vào chú thích sgk để phát biểu. HS đọc lại HS: nêu luận đề: . HS thảo luận, nêu ý kiến : -Luận điểm : + Luận điểm 1 : Cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa tồn nhân loại. +Luận điểm 2 : Những chúng minh cho hậu quả ghê gớm do chiến tranh hạt nhân gây ra. + Luận điểm 3: Lời đề nghị chung tay chống chiến tranh hạt nhân. HS thảo luận, nêu ý kiến Hệ thống luận cứ: -Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. -Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người. -Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. -Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. HS thảo luận, nêu ý kiến HS thảo luận, nêu ý kiến +"…tất cả mọi người không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ- tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. +Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. HS quan sát sgk, trả lời + Giá 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét. + Giá 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ để xoá mù chữ trên toàn thế giới. HS tổng hợp, trả lời A/ Tìm hiểu chung: I/Tác giả : Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ôâng nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982. II/ Xuất xứ: VB trích trong bản tham luận “ Thanh gươm Đa-mô-clet” của nhà văn đọc tại cuộc họp 6 nước Aán Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Aùc-hen-ti-na, Hy Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8-1986. B./ Đọc- hiểu văn bản : I/ Nội dung: 1/Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tác động của cuộc chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân đối với đời sống xã hội. - Xác định thời gian cụ thể:" Hôm nay ngày 08-08-1986. - Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn: - Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn và nguồn kinh phí` thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh. - Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. * Tóm lại: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. Tiết 7 ( tiếp theo ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ( 30 phút ) ? Tác giả đã sử dụng những lý lẽ nào để kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân ? Liên hệ thực tế:Hiện nay, tình hình vũ khí hạt nhân có nóng bỏng không? Vì sao? * Tích hợp môi trường: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh? - GV định hướng. * Tìm hiểu về nghệ thuật của văn bản: - Phương pháp: phát biểu, trao đổi cả lớp. - Qua phân tích, em thấy bài nghị luận này có những đặc sắc gì về nghệ thuật? - Em đánh giá như thế nào về tình cảm, thái độ của tác giả qua bài viết? ? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? 3/ Luyện tập: - Phương pháp: Trao đổi cả lớp. - Thảo luận về những việc cần làm của cá nhân và xã hội để gĩp phần ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. ? Từ gĩc độ cá nhân em hiểu gì về thực trạng và nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay? ? Em cĩ thể làm gì để gĩp phần đấu tranh cho một thế giới hịa bình và ngăn chặn và xĩa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân? - Nhận xét, chốt lại theo ghi nhớ sgk/21 4/ Vận dụng: - HD hs vẽ tranh cổ động, xây dựng tiểu phẩm. *Tích hợp giáo dục HS Học tập và làm theo tám gương đạo đức HCM: Tinh thần quốc tế vơ sản: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ hịa bình thế giới ( chống nạn đĩi, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác. 4/ Củng cố: - Để làm rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã lập luận như thế nào? - Chiến tranh hạt nhân là thảm hoạ của loài người. Vậy tại sao hiện nay một số nước vẫn chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân ? áHoạt động 3 : Hướng dẫn tự học ( 5 phút ) 5/ Dặn dò: - Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Tìm hiểu trước các phương châm hội thoại (TT), trang 21,22,23,24. HS thảo luận , trả lời : HS trả lời HS thảo luận nhóm 4 ( 5p ) Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS tự do trả lời HS trả lời. HS trình bày ý kiến của cá nhân và bổ sung ý kiến của bạn. HS đọc ghi nhớ sgk/21 Về nhà vẽ, xây dựng HS trả lời. HS ghi. 2/Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình. - Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi chiến tranh hạt nhân nổ ra. => Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh. II/ Nghệ thuật: - Có lập luận chặt chẽ. - Có chứng cứ cụ thể, xác thực. - Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. III/ Ý nghĩa: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối với hòa bình nhân loại. C/ Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. - Tìm hiểu thái độ của nhà văn đối với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong VB. * Phụ lục: ( Câu hỏi củng cố bài học ) 1/ Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào? a. Tự sự b. Nghị luận c. Biểu cảm d. Thuyết minh Chọn b 2/VB trên có mấy luận điểm chính? a. Một b. Hai c. Ba d. bốn Chọn c 3/ Việc chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân có làm ảnh hưởng đến chúng ta không? a. Có b. Không Chọn a TIẾT 8 – Tùuần 2 TIẾNG VIỆT: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp theo ) Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt : - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về nội dung các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: Nội dung các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 2/ Kĩ năng: - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng 3 phương châm này trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể. 3/Thái độ: Chú ý lời ăn tiếng nói trong giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp. III/ Hướng dẫn thực hiện : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định lớp : ( 1 phút ) 2./ Kiểm tra bài cũ: ? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả lập luận như thế nào? ? Em hãy nêu nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân? 3/ Bài mới : ( 30 phút ) Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung ( 15 phút ) ? Thành ngữ :"Oâng nói gà, bà nói vịt" dùng để chỉ tình huống hội thoại nào? ? Điều gì xảy ra khi xuất hiện tình huống hội thoại như vậy? - Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì trong giao tiếp? - Thành ngữ có câu:"Dây cà ra dây muống", thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào ?Cách nói này ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ?Từ đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp? - Gọi HS đọc truyệncười "Mất rồi" - Vì sao ông khách có sự hiểu lầm như vậy ?Lẽ ra cậu bé phải trả lời như thế nào ? GV: Từ truyện cười này , em rút ra nhận xét gì? GV cho HS đọc mẫu chuyện trong SGK. ? Vì sao ông lão ăn xin và em bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này - Từ cách ứng xử của cậu bé, em học tập điều điều gì trong giao tiếp? GV giới thiệu một số nguyên tắc giaot iếp: *Nguyên tắc giao tiếp : + Không đề cao quá mức cái tôi. +Đề cao và quan tâm đến người khác, không làm phương hại đến thể diện hay lĩnh vực riêng tư của người khác. Hoạt động 2 : Luyện tập: ( 15 phút ) -BT1: HS đọc các câu ca dao, tục ngữ. BT2: GV nêu yêu cầu. BT3: GV nêu yêu cầu. Gv nhận xét cho điểm. BT4. -GV giải thích trường hợp của cách nói a: a-Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà 2 người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên. Bài tập 5: Hướng dẫn HS giải thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học ( 9p ) 4/ Củng cố : ( 5 phút ) -Để đảm bảo phương châm quan hệ, khi giao tiếp cần nói như thế nào ? - Để đảm bảo phương châm cách thức, khi giao tiếp cần nói như thế nào ? -Để đảm bảo phương châm lịch sự, khi giao tiếp cần nói như thế nào ? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học ( 4p ) 5/ Dặn dò: -Xem lại cách thực hiện 5 phương châm hội thoại. - Tìm hiểu trước :Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: +Đọc văn bản trang 24,25, trả lời các câu hỏi trang 25. +Làm BT 1 trang 26. HS báo cáo sĩ số. 2 hS lên bảng trả lời. HS thảo luận, trả lời: =>Mỗi người nói một đằng không khớp với nhau, không hiểu nhau. =>khi đó, con người sẽ không giao tiếp với nhau được, không hiểu nhau. HS trả lời theo nội dung ghi nhớ/trang 21 HS thảo luận trả lời =>Cách nói rườm rà, không rõ ràng, rành mạch. =>Cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt, làm cho giao tiếp không đạt hiệu quả. =>Khi nói, phải nói rõ ràng, rành mạch. HS thảo luận, trả lời =>ông khách hiểu lầm vì cậu bé trả lời rút gọn. Lẽ ra cậu bé phải trả lời bố không có nhà có để lại tờ giấy nhưng con làm cháy mất rồi. HS phát biểu theo nội dung ghi nhớ/trang 22. HS thảo luận, trả lời =>Đó là tình cảm của hai người đối với nhau, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Cậu bé không khinh miệt xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. =>Trong giao tiếp, dù ở địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Đó là phương châm lịch sự. HS phát biểu theo ghi nhớ/ trang 23. HS thảo luận, nêu ý kiến, tìm thêm những câu tương tự. -Các câu ca dao, tục ngữ tương tự : +Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. +Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng,người ngoan thử lời +Chẳng được miếng thịt, miếng xôi, cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. +Một câu nhịn chín câu lành. +Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói dùi đục cẳng tay. HS thảo luận, trả lời. HS thảo luận, đại diện 4 nhóm lên bảng ghi kết quả HS thảo luận 2 cách nói b,c: b-Trong giao tiếp,đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói có cách diễn đạt trên. c-Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó HS trả lời: - Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự). - Nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (PC lịch sự) - Nói trách móc, chì chiết (PC lịch sự) - Nói mập mờ, không nói ra hết ý (PC cách thức) - Lắm lời,đanh đá, nói át người khác (PC lịch sự). - Né tránh điều mà người đối thoại đang đề cập (PC quan hệ). -Nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (PC lịch sự) HS trả lời A/ Tìm hiểu chung: I/ Phương châm quan hệ: 1/ Tìm hiểu ví dụ: 2/ Kết luận: Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. II/ Phương châm cách thức: 1/ Tìm hiểu ví dụ: 2/ Kết luận: Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. III/ Phương chấm lịch sự: 1/ Tìm hiểu ví dụ: 2/ Kết luận: Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. B/ Luyện tập : 1/ Những câu ca dao , tục ngữ khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. 2/Phép tu từ có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh. 3/ Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: a- nói mát. b- nói hớt. c- nói móc. D- nói leo. e- nói ra đầu ra đũa. -Liên quan đến phương châm lịch sự : các từ ngữ ở câu a,b,c,d. -Liên quan đến phương châm cách thức: từ ngữ ở câu e. 4/ Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì : a/ Tránh để người nghe hiểu mình khơng tuân thủ theo phương châm quan hệ. b/ gảm nhẹ sự đụng chạm tới người nghe tan thủ phương châm lịch sự. c/ Báo hiệu cho người nghe: người đĩ vi phạm pcls. 5/Giải thích thành ngữ và xác định phương châm hội thoại liên quan: -Nói băm, nói bổ: -Nói như đấm vào tai: -Điều nặng, tiếng nhe:ï -Nửa úp, nửa mơ:û -Mồm loa, mép giải: -Đánh trống lảng: -Nói như dùi đục chấm mắm cáy: C/ Hướng dẫn tự học: Tìm một số vd về việc không tuân thủ pc quan hệ, pc lịch sự, pc cách thức. Tiết 9 – Tuần 2 TẬP LÀM VĂN: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt : - Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh. - Hiểu vai trò yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng : 1/ Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. 2/ Kĩ năng: HS biết quan sát các sự vật hiện tượng và lựa chọn ngôn ngữ miêu tả phù hợp. III/ Hướng dẫn thực hiện : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định lớp : ( 1 p ) 2/ Kiểm tra bài cũ : -Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ? -Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? 3/ Bài mới: ( 30 p ) Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ( 12 p ) ? Đối tượng thuyết minh trong văn bản là gì? ? Nội dung thuyết minh gồm những phần nào ? ?Tác giả đã thuyết minh bằng phương pháp nào ? ? Hãy chỉ ra những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. ? ? Hãy chỉ ra những câu miêu tả về cây chuối ? ? Để thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn bài thuyết minh ta cĩ thể làm như thế nào? Các yếu tố miêu tả: những yếu tố làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng, cách sắp xếp, bài trí . . - Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho việc thuyết minh về đối tượng thêm cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. -Em thấy yếu tố miêu tả có tác dụng và vai trò ntn trong văn bản thuyết minh? Hoạt động 2: Luyện tập ( 16 p ) BT1: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả để thuyết minh một vấn đề. +Yêu cầu : Hs tự chọn một bộ phận của cây chuối sau đó thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. GV nhận xét. +BT2.Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn Hướng dẫn HS làm BT3. +BT3: Xác định yếu tố miêu tả trong văn bản. 4/ Củng cố: ( 5 p ) - Trong văn bản thuyết minh, khi sử dụng yếu tố miêu tả , ta có thể sử dụng các biện pháp tu từ không ? GV treo bảng phu:ï Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: 5/ Dặn dò : ( 4 p ) -Xem lại việc sử dụng biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, chuẩn bị cho tiết luyện tập. - Thực hiện phần chuẩn bị ở nhà trang 28,29. HS trả lời HS đọc văn bản "Cây chuối trong đời sống Việt Nam". HS thảo luận , trả lời. HS thảo luận, ghi vào bảng con của nhóm. *Đoạn 1:các câu 1,3,4 giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản *Đoạn 2:Câu 1 nói về lợi ích của cây chuối. *Đoạn 3:Giới thiệu qủa chuối,các loại chuối và công dụng: * Những yếu tố miêu tả về cây chuối: *Đoạn 1:thân mềm, vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, chuối mọc thành rừng, bạt ngàn vô tận. . . *Đoạn 3:khi quả chín có vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn; chuối trứng cuốc khi chín có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc; những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây; chuối xanh có vị chát . . . HS trả lời ( Kết hợp đọc ghi nhớ ) HS tự thực hiện 5 phút, sau đó trình bày, lớp góp ý. HS thảo luận ghi vào bảng con của nhóm. HS thảo luận ghi vào bảng con của nhó Hs lên bảng trả lời HS tìm trong văn bản, gạch chân những yếu tố miêu tả. HS trả lời. A/ Tìm hiểu chung: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: 1/ Tìm hiểu văn bản "Cây chuối trong đời sống Việt Nam". - Đối tượng thuyết minh : Cây chuối trong đời sống Việt Nam. - Nội dung thuyết minh : +Vị trí sự phân bố. + Công dụng của cây chuối. + Giá trị của cây chuối trong đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần. - Phương pháp thuyết minh:Thuyết minh kết hợp với miêu tả. 2/Kết luận: Ghi nhớ: (sgk/ 25) B/ Luyện tập : BT1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau : -Thân chuối có hình dáng . . . -Lá chuối tươi . . . -Lá chuối khô . . . -Nõn chuối . . . -Bắp chuối . . . -Qủa chuối . . . BT2: Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn: + Câu 5: cách mời trà bằng chén. +Câu 7: cách uống trà bằng chén. +Câu 9: Sự tiện lợi khi dùng chén. BT3: Xác định câu miêu tả trong văn bản: *Đoạn 1: Câu 1: Không khí những ngày đầu năm. *Đoạn 2: Câu " Những con thuyền thúng nhỏ . . . " *Đoạn 3: +câu :"Lân được trang trí . . ." +Câu: " Múa lân rất sôi động . . ." +Câu: "Bên cạnh, ông Địa vui nhộn," *Đoạn 5: câu : " Hai ông tướng . . ." *Đoạn 7: câu : " Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút . . ." C/ Hướng dẫn tự học: Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. 1/ Khi viết bài thuyết minh, có thể kết hợp miêu tả hay không? a. Có b. Không 2/ Việc sử yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ? a. Thuyết minh rõ hơn về đối tượng. b. cung cấp thêm tri thức. c. Đối tượng được nổi bật hơn. d. Thuyết minh toàn diện hơn. TIẾT 10 –TUẦN 2 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt

File đính kèm:

  • docgaioan9-tuan2-dasua.doc
Giáo án liên quan