A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán.
- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là khởi ngữ? Nêu mối quan hệ giữa khởi ngữ và nội dụng của câu?
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Bài 19 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Bài19
Tiết 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.
& b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán.
- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là khởi ngữ? Nêu mối quan hệ giữa khởi ngữ và nội dụng của câu?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định thành phần tình thái.
- GV gọi HS đọc câu a,b SGK/18 và trả lời câu hỏi.
- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
* Từ “chắc” thể hiện thái độ tin cậy cao.
* Từ “ có lẽ” thể hiện thái độ tin cậy chưa cao.
- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
* Nếu không có từ ngữ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn xác định thành phần cảm thán.
- GV gọi HS đọc câu a,b SGK?18 và trả lời câu hỏi.
- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
* Từ “ồ, trời ơi”không chỉ sự vật hay sự việc, nó chỉ là từ thể hiện cảm xúc của câu.
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?
* Đó là phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
- Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
* Các từ ngữ in đậm không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giải bày nỗi lòng của mình Ø đó là trạng thái tâm lý, tình cảm của người nói.
- Qua tìm hiểu, hãy cho biết thành phần tình thái dùng để làm gì? Thành phần cảm thán dùng để làm gì? Các thành phần này có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Nó gọi là thành phần gì?
* HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
I.Thành phần tình thái:
Đọc và tìm hiểu câu a,b SGK/18.
Từ in đậm:
- Chắc: thái độ tin cậy cao.
- Có lẽ: thái độ tin cậy chưa cao.
- Sự việc trong câu không thay đổi.
II. Thành phần cảm thán:
Đọc và tìm hiểu câu a,b SGK/18.
- Ồ, trời ơi không chỉ sự vật hay sự việc.
- Từ ồ, trời ơi dùng để giải bày nỗi lòng của người nói.
Ghi nhớ:
ç Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
ç Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận).
ç Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
IV. Luyện tập và củng cố:
1. Luyện tập:
Bài tập 1: Thành phần tình thái, cảm thán trong câu:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
( Làng-Kim Lân).
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội han hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
( Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng).
d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
Bài tập 2: Xếp những từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy:
Dường như- hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Ví dụ: Mọi việc dường như đã ổn.
Chắc là chị ấy buồn lắm.
Bài tập3: Chọn từ chỉ người nói chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy:
- Từ chỉ độ tin cậy cao nhất là chắc chắn.
- Từ chỉ độ tin cậy bình thườnglà chắc.
- Từ chỉ độ tin cậy thấp là hình như.
- Tác giả “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng chọn từ chắc trong câu: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” vì theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy và do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn:
Trong rất nhiều phim chiếu trên VTV3, em thích nhất bộ phim “ Thần y Hơ-Jun” của Hàn Quốc. Ôi, một bộ phim không hề có các nữ diễn viên xinh đẹp với mắt xanh, môi tím, tóc vàng; không hề có các nam diễn viên bảnh trai, sành điệu và đa tài đa tình; nhưng mà sao vẫn hấp dẫn và cảm động. Hơ-Jun là một chàng trai có trái tim nhân hậu, lại được học một bậc danh y lừng lẫy và cũng là người vô cùng nhân hậu, cho nên Hơ-Jun sớm trở thành một người thầy thuốc tài đức vẹn toàn. Là người không màng danh vọng, Hơ-Jun tự nguyện chấp nhận một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn để hét lòng chữa bệnh cho những người nghèo khổ. Hình ảnh Hơ-Jun dùng miệng của mình để hút máu mủ cho bệnh nhân hoặc bật khóc sung sướng khi thấy đôi mắt người bệnh đã sáng trở lại khiến em vô cùng cảm phục và xúc động. Em tin rằng, tất cả những ai đang xem bộ phim này, chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
2. Củng cố:
Đặt một câu có thành phần tình thái.
Đặt một câu có thành phần cảm thán.
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” và trả lời câu hỏi:
* Văn bản bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Cách nhận biết hiện tượng đó?
* Có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
* Tác hại của bệnh lề mề? Cách phân tích bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đánh giá hiện tượng đó ra sao?
* Bố cục bài viết có chặt chẽ không? Vì sao?
- Xem trước phần luyện tập.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY98.DOC