Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 20 - Tiết 91 đến tiết 95 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt

 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

 2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống lập luận rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

 3. Thái độ: Biết yêu và giữ gìn sách cẩn thẩn, biết lực chọn sách phù hợp để đọc.

C. Phương pháp

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 20 - Tiết 91 đến tiết 95 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 28/12/2013 Tiết: 91 - 92 Ngày dạy: 30/12/2013 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) A. Mức độ cần đạt Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng - Biết đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống lập luận rõ ràng trong một văn bản nghị luận. - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Biết yêu và giữ gìn sách cẩn thẩn, biết lực chọn sách phù hợp để đọc... C. Phương pháp Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1....................................., 9A5................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: M. Go-rơ-ki khẳng định: “Sách mở ra trước mắt ta chân trời mới”. Thật vậy! Sách lưu giữ tri thức của nhân loại ở tất cả các lĩnh vực và truyền từ đời này qua đời khác. Vì lẽ đó, chúng ta cần yêu sách, lựa chọn sách và có phương pháp đọc sách phù hợp. Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm có đề cập đến những vấn đề trên. Và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trích bài viết của ông – đoạn trích: Bàn về đọc sách. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Gv chốt ý và cho HS xem chân dung tác giả. Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? “Bàn về đọc sách” được viết theo kiểu văn bản nào? GV: Chưa cần tìm hiểu nội dung chi tiết của văn bản mà chỉ nghe tên chúng ta cũng phát hiện được đây là văn bản nghị luận… Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn cho hs đọc văn bản. - Gv kiểm tra một số từ khó theo chú thích sgk. Xác định bố cục và nêu nội dung các phần của vb? - Phần 1: Từ đầu đến “phát hiện thế giới mới” -> Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. - Phần 2: Tiếp theo… “tự tiêu hao lực lượng” -> Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? Hãy khái quát đại ý của văn bản? - Yêu cầu HS theo dõi phần 1 Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào? -> Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Qua đó, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn? -> Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người: Trong đó, đọc sách chỉ là một mặt, nhưng là mặt quan trọng. Muốn có học vấn, không thể không đọc sách… Vậy theo tác giả vì sao lại cần thiết phải đọc sách? -> Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại; cái mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ (kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dạy.) Theo tác giả, sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Những cuốn SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? -> Phải. Sau khi phân tích, thuyết phục chúng ta hiểu - đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tác giả đã khẳng định lại tầm quan trọng của việc đọc sách thông qua luận điểm nào? Em có nhận xét ntn về cách lập luận của tác giả? Qua đó, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì? Hết tiết 91 chuyển tiết 92 - Gọi HS đọc phần thứ 2 Đọc sách có dễ không? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc? -> Đọc sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu há, không biết nghiền ngẫm; Sách nhiều khiến người ta lạc hướng. Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt, cách lựa ngôn ngữ, chọn hình ảnh để nghị luận của tác giả trong đoạn này? Từ đó em đánh giá như thế nào về ý kiến của tác giả? Gv: Tác giả không chỉ nêu ra thiên hướng sai lệch khi đọc sách mà tác giả còn lồng ghép nêu ví dụ, so sánh với những cách đọc sách hiệu quả, thuyết phục người khác. - GV yêu cầu HS theo dõi phần 3 Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? -> Phải chọn cho tinh, không cần nhiều; chọn sách chú ý vào hai loại chính: tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình; và các loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách? -> Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải đọc cho kĩ; cũng không nên đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân… Vấn đề trên được tác giả giải thích, phân tích như thế nào? -> “Chọn cho tinh, đọc cho kĩ”, tác giả cho ta hay: Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc một quyển sách thực sự có giá trị: “Đọc kĩ mà ít, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không về…” Ở phần cuối này, tài nghị luận của tác giả được thể hiện ra sao? Qua đó, muốn nhắc nhở điều gì? -> Cuối cùng, tác giả kết luận: “Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì thông thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”. - Gv liên hệ, giáo dục HS cách chọn sách, đọc sách. * Hướng dẫn tổng kết Em có nhận xét gì về những dẫn chứng của tác giả? Học qua văn bản này cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và phương pháp đọc sách? (Ghi nhớ Sgk/7) Cho biết ý nghĩa của văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (Sgk/6) 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách. - Thể loại: Văn nghị luận. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 2.3. Đại ý: Vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách, phương pháp lựa chọn và đọc sách hiệu quả. 2.4. Phân tích a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn: + Mỗi loại học vấn đều là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại. + Thành quả không bị vùi lấp là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. - Đọc sách chính là sự chuẩn bị hành trang về mọi mặt để đi xa trên con đường học vấn nhằm phát hiện thế giới mới. -> Lập luận chặt chẽ, chính xác, thấu tình đạt lí. => Đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người để tích luỹ và nâng cao trí thức. Hết tiết 91 chuyển tiết 92 b. Những khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải khi đọc sách - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi, nuốt sống”, chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không có ích. -> Dẫn dắt tự nhiên, lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh; ví von, so sánh cụ thể, thú vị. => Đánh giá đúng thực trạng cần tránh khi đọc sách. c. Phương pháp đọc sách, lựa chọn sách - Lựa chọn sách: + Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều. + Chọn sách nên hướng vào 2 loại: loại sách phổ thông (50 cuốn); loại sách chuyên môn: đọc kĩ, nghiên cứu suốt đời. - Đọc sách: + Không tham đọc nhiều, đọc lướt qua mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ nhất là những quyển thực sự có giá trị, có lợi cho mình. + Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và hệ thống. -> Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng, giọng tâm tình, trò chuyện. => Đọc rộng, đọc chuyên sâu, đọc những quyển sách có lợi, phù hợp. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. III. Hướng dẫn tự học - Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài ra vở bài tập. - Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học ở lớp 7. - Soạn bài: Khởi ngữ. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: 29/12/2013 Tiết: 93 Ngày dạy: 31/12/2013 KHỞI NGỮ A. Mức độ cần đạt - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. - Biết đặt câu có khởi ngữ. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của khởi ngữ. - Công dụng của khởi ngữ. 2. Kĩ năng - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu. - Đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt khởi ngữ. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1...................................., 9A5...............................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Không phải thành phần chính trong câu nhưng có vai trò nêu lên đề tài. Vậy thế nào là khởi ngữ, nó có công dụng cụ thể ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung * Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu GV treo bảng phụ ghi ví dụ. Gọi HS đọc ví dụ sgk. Phân biệt các từ ngữ in đậm, được gạch chân với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét, chốt ý đúng. Trước các từ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào? -> Về, còn, đối với. Vậy khởi ngữ là gì? -> Ghi nhớ SGK. Hãy đặt một câu có dùng khởi ngữ? Xác định cụ thể khởi ngữ đó trong câu? Vài Hs thực hiện. Gv nhận xét, chỉnh sửa nếu cần. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 yêu cầu điều gì? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2? Bt3: Đặt câu có dùng khởi ngữ GV tổ chức cho hs thi giữa các nhóm với nhau về việc đặt câu có dùng khởi ngữ. Trong vòng 3 phút các nhóm cử các thành viên thay nhau về bảng viết. Kết quả nhóm nào viết đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu 1. Phân tích ví dụ a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động. CN VN b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. CN VN c. Về các thể văn..., chúng ta / có thể tin... CN VN - Vị trí: Các từ gạch chân đứng trước CN. - Về quan hệ với vị ngữ: Các từ gạch chân không có quan hệ gì với vị ngữ. - Chức năng của từ gạch chân: nêu lên đề tài được nói đến trong câu. -> Gọi là khởi ngữ. 2. Ghi nhớ: (Sgk/8) II. Luyện tập Bt1 a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu Bt2 a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. Bt3: Đặt câu có dùng khởi ngữ. III. Hướng dẫn tự học - Tìm câu có sử dụng khởi ngữ trong văn bản “Bàn về đọc sách”. - Chuẩn bị bài tiết sau: Phép phân tích và tổng hợp. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: 29/12/2013 Tiết: 94 Ngày dạy: 31/12/2013 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mức độ cần đạt Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt hai phép lập luận phân tích, tổng hợp tạo tính chặt chẽ, có sức thuyết phục của văn bản nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1....................................., 9A5................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Để bài nghị luận chặt chẽ, thuyết phục thì người viết phải vận dụng linh hoạt các phép lập luận. Nếu ở lớp 7, các em được học hai phép lập luận tương đồng, nhân quả thì lên lớp 9 chúng ta tìm hiểu tiếp hai phép lập luận nữa, đó là phép lập luận tổng hợp và phép lập luận phân tích. Vậy thế nào là phân tích, tổng hợp chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp - Gọi hs đọc văn bản “Trang phục”. Ở đoạn đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Nêu 2 luận điểm chính của văn bản này? Ở 2 luận điểm này, bài văn đã nêu những dẫn chứng nào về trang phục? Vì sao “không ai” làm cái điều phi lí như tác giả nêu ra? -> Đó là do họ bị ràng buộc bởi một quy tắc trang phục. Việc không làm đó cho ta thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người? -> “Ăn cho mình, mặc cho người.” ; “Y phục xứng kì đức.” Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 luận điểm trên? -> Sử dụng phép lập luận phân tích, trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, h/tượng Để chỉ ra nội dung của 2 luận điểm trên tác giả vận dụng các biện pháp gì? Chỉ ra các ví dụ của các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, giải thích, chứng minh? -> Dùng biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, giải thích, chứng minh. Nêu giả thiết: Cô gái một mình trong hang sâu, anh thanh niên đi tát nước, câu cá ; So sánh đối chiếu giữa trang phục đám ma và đám cưới ; Giải thích, chứng minh ở luận điểm thứ hai. Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Chỉ ra phương pháp sử dụng lập luận đó. Phép lập luận tổng hợp thường đứng ở vị trí nào của vb? -> Thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phan hoặc toàn bộ văn bản. Không có phân tích thì có tổng hợp không? Thế nào là phân tích, tổng hợp? (Ghi nhớ Sgk ) Theo em, hai phép lập luận này có quan hệ ntn với nhau? Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bt1: Bài tập 1 yêu cầu điều gì? Bt2: Gv yêu cầu hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Lí do phải chọn sách để đọc: - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích. - Do sức người có hạn. Bt3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào? Gv yêu cầu HS trình bày ra bảng phụ. Bt4: Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận, vì qua sự phân tích để thấy được lợi - hại, đúng - sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung về phép lập luận phân tích và tổng hợp 1. Phân tích ví dụ: Văn bản: Trang phục a. Vấn đề: Ăn mặc chỉnh tề với 2 luận điểm chính: - LĐ1: Trang phục phù hợp với hoàn cảnh. + Cô gái một mình trong hang sâu không váy xoè, váy ngắn, không mắt xanh, mỏ đỏ.. + Anh thanh niên đi tát nước, câu cá... + Đi đám cưới không lôi thôi… + Đi đám tang không mặc áo quần loè loẹt… - LĐ2: Dù đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì làm trò cười: Xưa nay, cái đẹp cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. -> Sử dụng phép lập luận phân tích. b. Câu chốt vấn đề: Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. -> Phép lập luận tổng hợp. 2. Ghi nhớ: (Sgk/10) * Lưu ý: Hai phép lập phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích giúp ta hiểu rõ từng khía cạnh khác nhau của sự vật. Tổng hợp liên kết các nội dung khác nhau của sự vật để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy. II. Luyện tập Bt1: Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn: - Học vấn là thành tựu do nhân loại tích lũy. - Các thành tựu do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. - Nếu muốn tiến lên thì phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Bt3: Tầm quan trọng của cách đọc sách: - Không đọc sách thì không có điểm xuất phát. - Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Đọc ít, kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không có lợi gì. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học. Biết thực hiện phép phân tích, tổng hợp trong văn cảnh cụ thể. - Soạn bài: Luyện tập phân tích, tổng hợp. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: 04/01/2014 Tiết: 95 Ngày dạy: 06/01/2014 LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mức độ cần đạt Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp. 2. Kĩ năng - Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt phép phân tích, tổng hợp khi tạo lập văn bản nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1....................................., 9A5...............................................) 2. Bài cũ: Thế nào là phép lập luận phân tích và tổng hợp? 3. Bài mới: Để hiểu rõ hơn về phép lập luận phân tích và tổng hợp cũng như thực hành viết đoạn văn nghị luận có sử dụng hai phép lập luận này chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Khái quát lại lí thuyết - Gv yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm, công dụng và mối quan hệ giữa phép lập luận phân tích, tổng hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - Gọi hs đọc đoạn văn ở bài tập 1 Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào? Bt2: Em hãy viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp để phân tích bản chất học đối phó để nêu lên tác hại của nó. Gv gợi ý bổ sung cho Hs: - Trước các bài tập chỉ làm qua loa, đại khái, hoặc chép lại bài của người khác, chép lại bài trong các sách tham khảo, sách giải bài tập. - Cách học làm cho người học giống một cỗ máy, trước một vấn đề, một hiện tượng bất ngờ trong cuộc sống lúng túng, không thể giải quyết được. -> Như vậy, học đối phó là kiểu hình thức, bị động, không lấy việc học làm mục đích nghiêm chỉnh. Lối học đó, chẳng những làm cho con người mệt mỏi, mà không còn tạo ra được những con người có ích cho đất nước. Bởi vậy, không nên học đối phó, cần học hành nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập mới đưa lại kết quả cao trong học tập và trở thành những công dân có ích trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bt3: Dựa vào văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy viết thành đoạn văn phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách? Bt4: Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách? Hs thực hiện viết đoạn văn ra giấy nháp. Gv chấm, chữa bài của Hs. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Lí thuyết 1. Đặc điểm, công dụng của phép phân tích, tổng hợp Ghi nhớ (Sgk/10) 2. Mối quan hệ giữa phép lập luận phân tích, tổng hợp: Hai phép lập luận phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhưng không tách rời. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa; mặt khác phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới tổng hợp được. II. Luyện tập Bt1: a. Luận điểm: Cái hay của bài Thu điếu “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”: - Cái hay ở các điệu xanh; - Ở những cử động; - Ở những vần thơ; - Ở các chữ không non ép. -> Phép lập luận phân tích. b. Trình tự phân tích: - Đoạn mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt. - Đoạn tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người. -> Phép lập luận phân tích và tổng hợp. Bt2: Phân tích thực chất của lối học đối phó: - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ. - Học đối phó là cách học thụ động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử. - Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp. - Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. - Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, không có kiến thức nên chẳng làm được việc gì, là người vô dụng. * Tác hại: - Bản thân: Sinh thói xấu trong học tập, kết quả ngày càng thấp. - Xã hội: Trở thành gánh nặng lâu dài về mặt kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Bt3: Lí do khiến mọi người phải đọc sách: - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay. - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích. - Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thứ rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn. Bt4: Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng kết hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp về việc đọc sách. VD: Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. III. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý rồi lựa chọn phép lập luận phân tích, tổng hợp phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn theo đề bài sau: Bàn về tình hình đọc sách của thanh thiếu niên hiện nay. - Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNV9 tuan 20.doc