Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 101: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

 - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Phân công cụ thể cho mỗi tổ.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu cách làm bài văn nghị luận?

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 101: Chương trình địa phương (phần tập làm văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Bài 20 Tiết 101 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG. ( Phần Tập làm văn) š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Phân công cụ thể cho mỗi tổ. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách làm bài văn nghị luận? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị. - Hướng dẫn HS xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương. * Vấn đề môi trường. * Vấn đề quyền trẻ em. * Vấn đề xã hội: B. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài. - GV hướng dẫn về nội dung và hình thức. - Yêu cầu về nội dung? - Yêu cầu về hình thức, cấu trúc? C. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tham khảo một số văn bản để chuẩn bị cho bài viết ở nhà. I. Tìm hiểu , suy nghĩ để viết bài cho các đề bài sau: 1. Vấn đề môi trường: Đề 1: Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Đề 2: Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị. Đề 3: Hậu quả của rác thải khó tiêu hủy (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp…)đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn. 2. Vấn đề quyền trẻ em: Đề 1: Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn … Đề 2: Sự quan tâm của nhà trường:xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khóa … Đề 3: Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ có làm gương hay không, có những biểu hiện bạo hành hay không? 3. Vấn đề xã hội: Đề 1: Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng); những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo …) Đề 2: Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hy sinh của người lớn và trẻ em. Đề 3: Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội …… II. Cách làm bài: 1. Xác định cách viết: a. Yêu cầu về nội dung: - Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội. - Trung thực có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng. - Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục. - Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu; tránh diện dẫn sách vở dài dòng, không cần thiết. ( Phần tình hình, ý kiến và nhận định phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục. Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật vì như thế phạm vi tập làm văn sẽ trở thành một phạm vi khác). b. Yêu cầu về cấu trúc: * Bài viết phải gồm đủ ba phần: - Mở bài. - Thân bài. - Kết bài. * Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng. III. Tham khảo văn bản: 1. Cô nữ sinh nghèo học giỏi-báo khuyến học và dân trí số 23 ngày 3-6-2004. 2. Em May vượt khó-Báo khuyến học và dân trí số 24 ngày 10-6-2004. 3. Vượt lên số phận-Báo khuyến học và dân trí số 33 ngày 12-8-2004 4. Khiếm thị mà học giỏi tại một trường Đại học ở Mỹ-Báo kuyến học và dân trí số 30 ngày 22-7-2004. 5. Hoàn cảnh nào cháu cũng học giỏi-Báo khuyến học và dân trí số 31 ngày 29-7-2004. IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Dặn HS về nhà làm bài. Qui định cho lớp trưởng thu bài từ tuần 24 đến tuần 25 để đổi bài cho nhau nà sửa lỗi. 2. Chuẩn bị bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. - Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó,bố cục. - Tìm luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ trong văn bản. Nhận xét cách nêu vấn đề. - Bài viết được viết vào thời điểm lịch sử nào? Nêu ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề? - Nêu luận cứ được triển khai? Người viết luận chứng ra sao? Khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại,cả thế giới có những luận chứng nào? - Suy nghĩ về nội dung và cách diễn đạt của tác giả? - Nêu cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam? So sánh? Nêu nghệ thuật sử dụng? - Tính cách truyền thống mạnh mẽ của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước là gì? Nêu điểm yếu trong công việc làm ăn hiện nay? Tác hại của nó? - Tác giả nêu lại mục đích và sự can thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỷ mới là gì?Vì sao? V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY101.DOC