Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thể kỷ mới (Vũ Khoan)

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ mới.

 - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu, phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tham khảo cuốn sách “Một góc nhìn của trí thức” Tập I, NXB trẻ TPHCM, 2002; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Có thể nói như thế nào về sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ?

 - Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng như thế nào?

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thể kỷ mới (Vũ Khoan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Bài 20 Tiết 102 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THỂ KỶ MỚI. Vũ Khoan. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ mới. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. - Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu, phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tham khảo cuốn sách “Một góc nhìn của trí thức” Tập I, NXB trẻ TPHCM, 2002; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Có thể nói như thế nào về sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ? - Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng như thế nào? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/29 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị. * Nhiều năm là thứ trưởng bộ ngoại giao, Bộ trưởng bộ thương mại. * Hiện nay là Phó thủ tướng chính phủ. - Nêu vài nét về tác phẩm? (Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời) * Xuất xứ: Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001, được in vào tập “ Một góc nhìn của trí thức” NXB trẻ, TPHCM, 2002. * Hoàn cảnh sáng tác: Viết đầu thế kỷ 21(2001) thiên niên kỷ III. Lúc bấy giờ thanh niên Việt Nam đã, đang và sẽ chuẩn bị gì cho hành trang của mình. Tác giả viết là lời khuyên, chuyện trò về một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, kiểu loại văn bản, bố cục. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn. * Tìm hiểu từ khó: 12 từ SGK. + Động lực: lực tác động vào vật hay đồ vật hay đối tượng nào đó. + Thế giới mạng: liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông ( nối mạng In-ter-net). + Bóc ngắn cắn dài: thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa. * Kiểu loại văn bản:Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề xã hội giáo dục, nghị luận giải thích. * Bố cục: 3 phần. + “Lớp trẻ …… thiên niên kỷ mới” Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. Ü Phần nêu vấn đề. + “Trong những …… hội nhập” Có 3 ý: — Chuẩn bị cái gì? — Vì sao cần chuẩn bị? — Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ. Ü Phần giải quyết vấn đề. + “Bước vào …… nhỏ nhất” Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Ü Phần kết thúc vấn đề. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc câu hỏi 1 SGK/30 và trả lời câu hỏi. - Tìm luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ trong văn bản? * Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. * Hệ thống luận cứ : — Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. — Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. — Cần nhận rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ XXI ( luận cứ trung tâm). — Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ. - Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? * Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng và ngắn gọn :   Đối tượng: lớp trẻ thanh niên Việt Nam.   Nội dung:cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.   Mục đích: rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. - Việc đặt vấn đề trong thời điểm bắt đầu thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới có ý nghĩa gì? * Việc đặt vấn đề trong thời điểm chuyển giao thời gian có ý nghĩa: đó là sự chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ (XX – XXI và II- III). GV giảng thêm: Đối với dân tộc ta, thời điểm này lại là có ý nghĩa quan trọng: Công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã đạt được những thành quả bước đầu và chúng ta tiến sang thế kỷ mới với mục tiêu chiến đấu rất cao, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Bài viết viết ra rất kịp thời. - GV gọi HS đọc câu hỏi 2,3 SGK/30 và trả lời. - Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì?Người viết đã luận chứng cho nó như thế nào? * Luận cứ được triển khai là: Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang để bước vào thiên niên kỷ mới * Hai luận chứng là sáng tỏ: — Con người là động lực phát triển của lịch sử. — Trong nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI vai trò con người lại càng nổi trội vì con người với tư duy sáng tạo, với tiềm năng chất xám phong phú, sâu rộng góp phần tạo nên nền tri thức ấy. - Ngoài hai luận chứng trên, còn có những luận chứng nào khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới? * Có hai luận chứng: — Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại. Sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. — Nước ta đồng thời phải giải quyết ba nhiệm vụ. Ü Chỉ rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ. - GV gọi HS đọc cái mạnh thứ nhất và suy nghĩ trả lời câu hỏi 4 SGK/30. - Tác giả nêu những cái mạnh,cái yếu đầu tiên của con người Việt Nam như thế nào? Chủ ý của người viết là gì? * Cái mạnh truyền thống ai cũng rõ và được cả thế giới thừa nhận:thông minh nhạy bén với cái mớiØbản chất trời phú, có nòi, di truyền từ lâuðcái mạnh của tư duy, có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài. * Cái yếu tiềm ẩn trong cái mạnhðkhông nên chủ quan. * Nhanh chóng khắc phục mới có thể phát huy cái mạnh ( trí thông minh nhạy bén)trong hoàn cảnh kinh tế mới chứa nay tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. - GV gọi HS đọc cái mạnh thứ hai và trả lời. - Hãy so sánh với cái mạnh thứ nhất: Tác giả phân tích những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam như thế nào? * Cái mạnh: cần cù, sáng tạo trong làm ăn, trong công việc. * Tác dụng: đáp ứng đòi hỏi tinh thần kỷ luật cao với qui trình lao động và máy móc tinh vi hiện đại. * Cái yếu tiềm ẩn trong cái mạnh. - Khi so sánh tác giả sử dụng thành ngữ gì? * Nước đến chân mới nhảy và liệu cơm gắp mắm. - GV gọi HS đọc đoạn “Trong một “thế giới mạng” …… hội nhập” và trả lời câu hỏi 5 SGK/30. - Một trong những tính cách truyền thống mạnh mẽ của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước là gì? * Truyền thống mạnh mẽ: — Đoàn kết, đùm bọc thương yêu giúp đỡ lẫn nhau thể hiện trong chiến đấu chống ngoại xâm. — Bản tính thích ứng nhanhðtận dụng cơ hội, ứng phó với thách thức trong quá trình hội nhập. - Trong công việc lao động làm ăn hiện nay, trong thế giới hiện đại và hội nhập thông tin phát triển mạnh hiện nay thì lại có điểm yếu gì, bắt nguồn từ đâu?Tác hại của nó như thế nào? * Cái yếu: + Tính đố kỵ. + Do lối sống thứ bậc, họ hàng, tâm lý làng xã khép kín, ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ. + Kỳ thị kinh doanh. + Thói quen bao cấp ỷ lại, kém năng động tự chủ, chỉ dựa vào nhà nước …… + Thói khôn vặt, láu cá, tủn mủn, không trọng chữ tín. * Tác hại: + Thăm bảo tàng ……… đố kị nhau. ð thấy người khác gặp may thì tức, hơn mình thì bực, kém mình-gặp bất hạnh thì mừng. + Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại. + Hay sai hẹn, lỡ hẹn, tùy tiện làm ăn giả dối, hàng giả, hàng nháy. - Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỷ mới là gì? Vì sao? * Mục đích: sánh vai các cường quốc năm châu(lời của Hồ Chủ Tịch): Con đường biện pháp lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. * Sự cần thiết của khâu đầu tiên quyết định mang tính đột phá:làm cho lớp trẻ nhận rõ những điểm mạnh, yếu, tạo dần thói quen tốt đẹp không chỉ trong suy nghĩ mà trong việc làm, trong hành động. * Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản dị. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam? - Nêu nghệ thuật sử dụng? * HS dựa vào phần ghi nhứ để trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, kiểu loại văn bản, bố cục: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu từ khó: 3. Kiểu loại: 4. Bố cục: III. Phân tích: 1. Luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ: - Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. - Hệ thống luận cứ: * Chuẩn bị bản thân con người. * Bối cảnh thế giới. * Cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam. * Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ. 2. Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản: a. Đặt vấn đề: Luận điểm * Đối tượng. * Nội dung * Mục đích. * Ý nghĩa. b. Giải quyết vấn đề: - Luận cứ 1: * Luận chứng 1 * Luận chứng 2 * Luận chứng 3. * Luận chứng 4. - Luận cứ 2: * Luận chứng 1: + Cái mạnh được thế giới thừa nhận: sự thông minh, nhạy bén với cái mới. + Cái yếu tiềm ẩn trong cái mạnh. + Nhanh chóng khắc phục cái yếu. * Luận chứng 2: + Cái mạnh ở sự cần cù sáng tạo trong làm ăn, trong công việc. + Cái yếu tiềm ẩn. * Luận chứng 3: Tính cách truyền thống mạnh mẽ và thói quen của con người Việt Nam. c. Kết thúc vấn đề: - Mục đích. - Sự cần thiết, ý nghĩa quyết định. IV. Tổng kết: — Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. — Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. — Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. — Bài văn lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị có tính thuyết phục cao. IV.Củng cố: - Nêu điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. - Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1.Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập ( Tiếp theo) - Đọc câu a,b và trả lời câu hỏi của thành phần gọi đáp: * Các từ ngữ in đậm, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? * Các từ dùng để gọi hoặc đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? * Trong các từ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? - Đọc các câu a,b và trả lời câu hỏi của thành phần phụ chú: * Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? * Ở câu a, các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? * Trong câu b, cụm chủ-vị in đậm chú thích điều gì? - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY102.DOC
Giáo án liên quan