Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi-đáp và phụ chú.

 - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

 - Biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu thành phần tình thái? Cho ví dụ.

 - Nêu thành phần cảm thán? Cho ví dụ?

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Bài 20 Tiết 103 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi-đáp và phụ chú. - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Nêu thành phần tình thái? Cho ví dụ. - Nêu thành phần cảm thán? Cho ví dụ? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần gọi-đáp. - GV gọi HS đọc câu a,b phần gọi đáp và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/31. - Trong những từ ngữ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? * Từ “này” dùng để gọi. * Cụm từ “thưa ông” dùng để đáp. - Những từ ngữ dùng để gọi hay đáp đó có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? * Những từ “này, thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập. - Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? * Công dụng: + “Này”: tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp. + “Thưa ông”: dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần phụ chú. - GV gọi HS đọc câu a,b phần phụ chú và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/31,32. - Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? * Khi lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. - Ở câu(a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? * Từ ngữ in đậm trong câu(a) chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”. - Trong câu (b), cụm chủ-vị in đậm chú thích điều gì? * Cụm chủ-vị in đậm chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”. Điều này có thể đúng hoặc chưa đúng hoặc gần đúng với suy nghĩ của nhân vật lão Hạc. - Qua tìm hiểu, em hãy cho biết thành phần gọi đáp và thành phần ohuj chú gọi là thành phần gì? Được dùng khi nào?Dấu hiệu nào để nhận biết? * HS dựa vào ghi nhớ để trả lời. I. Thành phần gọi-đáp: Tìm hiểu câu 1,2,3 SGK/31. - Từ in đậm” * Gọi. * Đáp. - Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu - Tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp. - Duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác. II. Thành phần phụ chú: Tìm hiểu câu 1,2,3 SGK/31,32. - Nghĩa sự việc không thay đổi. - Cum từ “đứa con gái đầu lòng”. - Chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật. Ghi nhớ: õCác thành phần gọi-đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập. õThành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. õThành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. C. Hoạt động 3: Luyện tập. Bài tập 1: Tìm thành phần gọi-đáp, nói quan hệ. a. Từ dùng để gọi: Này. b. Từ dùng để đáp: Vâng. c. Quan hệ: trên(nhiều tuổi) – dưới (ít tuổi) d. quan hệ láng giêng, hàng xóm gần gũi, cùng cảnh ngộ. Bài tập 2: Tìm thành phần gọi-đáp. - Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi. - Đối tượng hướng tới: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt. Bài tập 3: Tìm thành phần phụ chú. a. “Kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người”. b. “Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” c. “Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”. d. - “Có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi”. - “Thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”. Bài tập 4: Mối liên quan. Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau. Bài tập 5: Viết đoạn văn. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! Tương lai-đó là những gì chưa có trong hôm nay-nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người,nếu không nói rằng nhờ có niềm hy vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống một cách có ích hơn. Tuy nhiên, người ta, nhất là thanh nên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng; nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang tinh thần- đó là tri thức, kỹ năng, thói quen; được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang tinh thần như vậy thì hơn bao giờ hết, thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập và học tập có hiệu quả; nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên ới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại. IV.Củng cố: - Nêu thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú - Cho một ví dụ có thành phần gọi-đáp và một ví dụ có thành phần phụ chú. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1.Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội - Đề bài tham khảo: Đề 1,2,3,4 SGK/33,34. - Yêu cầu: * Nhận rõ vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận. * Bài làm có luận điểm rõ ràng, luận cứ và lập luận. * Các phần mở bài, thân bài, kết bài phải mạch lạc, liên kết. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY103.DOC
Giáo án liên quan