A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Kiểm tra kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội (tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu).
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, Dàn bài.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức làm bài:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Bài 20 - tiết 104, 105: Viết bài tập làm văn số 5 – nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Bài 20
Tiết 104,105
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
& b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Kiểm tra kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội (tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu).
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, Dàn bài.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức làm bài:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: GV ghi đề bài .
Đề: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.Em hãy trình bày một tấm gương tiêu biểu và nêu suy nghĩ của mình.
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý.
1. Tìm hiểu đề:
- Phát hiện ở gần nhà, trong lớp, trong trường một gương tiêu biểu.
- Nêu suy nghĩ của mình.
2. Tìm ý:
- Chọn tấm gương của ai?Về sự việc gì?
- Số phận của bạn đó may mắn hay không may mắn? Tại sao?.
- Các sự việc diễn ra như thế nào?
- Bạn ấy có được sự quan tâm giúp đỡ hay không? Sự thành công của bạn ấy là do nguyên nhân nào?
- Em có suy nghĩ gì trước nỗ lực phi thường của bạn.
3. GV nhắc lại những yêu cầu của bài nghị luận xã hội:
- Phải phát hiện được vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
- Bài làm cần có nhan đề tự đặt phù hợp với nội dung.
- Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và lập luận phù hợp, nhất quán.
- Bố cục phải rõ ràng.
- Không viết bài trong sách.
C. Hoạt đông 3: Tổ chức, quản lý cho HS làm bài nghiêm túc.
D. Hoạt động 4: Thu bài HS khi hết giờ.
I. HS ghi đề vào giấy kiểm tra.
.
II. HS chú ý lắng nghe.
III. HS làm bài.
IV. HS nộp bài khi hết giờ.
IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1.Chuẩn bị bài Chó Sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten.
- Đọc, tìm hiểu từ khó, tác giả, tác phẩm,thể loại, bố cục.
- Đối chiếu bố cục hai phần để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
- Nhà khoa học Buy-phông đã căn cứ vào đâu để nhận xét về cừu và chó Sói.
- Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?
- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó Sói và cừu non, nhà thơ La-phông Ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
- Câu hỏi số 4.
2. Đọc thêm bài “Chó sói và chiên con”.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY104,105.DOC