Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 năm 2006

I. Muc tiêu

1. Kiến thức: - Giúp HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương

 - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức tích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh.

3. Thái độ: Có ý thức quan tâm tới những vấn đề thực tế ở địa phương

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Tài liệu có liên quan đến các vấn đề ở địa phương như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường

 - HS: Quan sát tìm hiểu các vấn đề ở địa phương mình đang sinh sống

III. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày…./…../ 2007 Tiết 101 Chương trình địa phương (Phần tập làm văn) I. Muc tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức tích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức quan tâm tới những vấn đề thực tế ở địa phương II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Tài liệu có liên quan đến các vấn đề ở địa phương như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường… - HS: Quan sát tìm hiểu các vấn đề ở địa phương mình đang sinh sống III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1) Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình (5') - GV chép yêu cầu lên bảng - Nêu cách hiểu của em về yêu cầu trên? - HS chưa hiểu -> GV gợi ý HĐ2: Hướng dẫn cách làm (10') - HS đọc lần lượt các mục trong SGK - Với yêu cầu trên, cách làm bài này như thế nào? - HS trả lời -> GV bổ sung thêm HĐ3: Những điều cần lưu ý (5') - GV nêu một số điều cần lưu ý khi làm bài - Bài viết phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh , thuyết phục - Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, tên đơn vị có thật HĐ4. Lập dàn bài (5') - HS thảo luận nhóm: Xây dựng dàn bài chung cho vấn đề ở địa phương - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét - kết luận HĐ5. Viết đoạn văn (10') - HS viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên - HS trình bày - Nhận xét 1. Yêu cầu - Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương 2. Cách làm - Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương - Cần phải có dẫn chứng - Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập… - Bày tỏ thái độ trên cơ sở tiến bộ của xã hội - Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài 3. Dàn bài * Mở bài: Nêu sự việc, hiện tượng * Thân bài: Phân tích biểu hiện - Biểu hiện của sự việc, hiện tượng - Nguyên nhân - Tác hại * Kết bài: Suy nghĩ về sự việc, hiện tượng đó ( hoặc giải pháp khắc phục) 4. Viết đoạn văn 4. Củng cố ( 2') - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống? 5. Hướng dẫn về nhà:( 2') - Viết bài theo yêu cầu trên. - Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngày…./…./ 2007 Tiết102 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận, vân dụng những hình thức nghị luận vào trong bài viết. 3. Thái độ: có thái độ thẳng thắn khi nhìn vào sự thật; từ đó khắc phục những điểm yếu của bản thân II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Tài liệu đọc hiểu văn bản - HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Khả năng kì diệu của văn nghệ thể hiện ở chỗ nào? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: (1') Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm => Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích ( ) - GV hướng dẫn đọc: giọng trầm tĩnh, khách quan, không xa cách - GV đọc mẫu - HS đọc -> Nhận xét HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chung ( ) - Em hiểu ý nghĩa của nhan đề văn bản này là gì? ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là sắp sẵn những phẩm chất trí tuệ, kĩ năng, thói quen…để tiến vào thế kỉ 21) - Tác giả viết bài văn này trong thời điểm nào? (Khi đất nước cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Riêng đối với dân tộc ta thời điểm này lại càng có ý nghĩa quan trọng) - Bài văn nêu vấn đề gì? (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) - ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề? ( ý nghĩa thời sự là thời điểm chuyển giao thế kỉ, ý nghĩa lâu dài là cả quá trình đi lên của đất nước) HĐ3 Tìm hiểu về sự chuẩn bị của bản thân con người khi bước vào thế kỉ mới ( ) - Luận điểm cơ bản của văn bản thể hiện ở câu nào? (Câu mở đầu) - Tác giả đã đưa ra luận cứ nào để khẳng định hành trang đó là cần thiết? - Tác giả viết “Trong hành trang ấy… bản thân con người là quan trọng nhất” điều đó có đúng không? Vì sao? - Tìm các lí lẽ trong bài để chứng minh cho luận cứ trên? HĐ4. Tìm hiểu bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ( ) - Luận cứ thứ hai là gì? - Bối cảnh của thế giới hiện nay như thế nào? - Trước bối cảnh ấy, những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn đặt ra cho đất nước ta là gì? (Thoát khỏi đối nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận nền kinh tế trí thức ) - Em hiểu như thế nào về các khái niệm: Nền kinh tế trí thức, giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế? ( HS dựa vào chú thích để trả lời) HĐ5. Tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của người Việt nam ( ) - Từ lập luận trên tác giả đã đưa ra vấn đề gì? GV: đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của bài - Em hãy tóm tắt những điểm mạnh của con người Việt Nam theo nhận xét của tác giả? - Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới? ( đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại; hữu ích cho một nền kinh tế đòi hỏi một tinh thần kỉ luật cao, tận dụng được cơ hội đổi mới...) - Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống, trong lịch sử để minh hoạ cho những biểu hiện tôt đẹp của người Việt nam? ( HS tự bộc lộ ) - Bên cạnh những điểm mạnh đó, con người Việt Nam có những điểm yếu nào? - Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới? ( Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức; Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hoá; Không phù hợp với sản xuất lớn...) - Em hãy tìm ví dụ trong cuộc sống để minh hoạ cho đặc điểm này? ( HS tự bộc lộ ) - Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần này? (Luận cứ nêu song song; gắn thành ngữ, tục ngữ; dễ hiểu) - ở phần kết bài tác giả đã nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới? (Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu) -Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi nêu điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam? (Tôn trọng sự thực , nhìn nhận vấn đề khách quan, trân trọng cái tốt, thẳng thắn chỉ ra mặt yếu kém…) - Tác giả đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm gì của tác giả? (Lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ Việt Nam) HĐ6. Tìm hiểu về ngôn ngữ văn bản ( ) - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ văn bản? - Trong văn bản tác giả sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ, em hãy chỉ ra các thành ngữ tục ngữ đó và nêu tác dụng của chúng? ( "nước đến chân mới nhảy", " liệu cơm gắp mắm", " trâu buộc ghét trâu ăn", " bóc ngắn cắn dài"...) - Tác dụng của vệc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ? ( Cách nói sinh động, cụ thể, vừa ý vị sâu sắc mà ngắn gọn) - Qua tìm hiểu văn bản, em nắm được nội dung cơ bản gì? - HS đọc ghi nhớ HĐ7: Hướng dẫn luyện tập ( ) - Nêu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Phương hướng khắc phục những điểm yếu. - Gọi 1-2 em trình bày -> nhận xét I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1. Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất – Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. - Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội 2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước *Bối cảnh hiện nay: - Khoa học công nghệ phát triển - Hội nhập kinh tế sâu rộng *Nhiệm vụ: - Thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Tiếp cận nền kinh tế trí thức 3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam Điểm mạnh Điểm yếu - Thông minh, nhạy bén với cái mới - Cần cù, sáng tạo - Đoàn kết trong kháng chiến - Thích ứng nhanh - Yếu kiến thức cơ bản và khả năng thực hành - Thiếu đức tính tỉ mỉ - Đố kị trong làm ăn kinh tế - Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại, thiếu coi trọng chữ tín… 4. Ngôn ngữ văn bản - Ngôn ngữ gắn liền với đời sống - Cách nói giản dị, dễ hiểu - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể, ý vị, sâu sắc, ngắn gọn * Ghi nhớ: SGK (T. 30) IV. Luyện tập 4. Củng cố ( 3') - GV hệ thống nội dung bài - Hình thành cho HS đức tính và thói quen tốt 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc và học kĩ nội dung bài - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngày…./…./ 2007 Tiết 103 Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú. - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng sử dụng câu có các thành phần trên. 3. Thái độ: có ý thức sử dụng các thành phần phụ trú vừa học khi viết bài. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: Đọc tài liệu, bảng phụ ( Ghi ví dụ) HS: soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Đặt 2 câu có thành phần tình thái, cảm thán. Tác dụng của các thành phần đó? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: (1') Thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú cũng là một trong những thành phần biệt lập của câu -> dẫn vào bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Hình thành khái niệm về thành phần gọi- đáp ( ) - GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK - HS đọc ví dụ – chú ý các từ in đậm - Trong các từ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? - Những từ ngữ để gọi đáp “này”, “thưa ông” có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? ( Không nằm trong sự việc diễn đạt) - Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? GV: những từ ngữ in đậm trên là thành phần gọi- đáp - Thành phần gọi - đáp là gì? HĐ2: Hình thành khái niệm về thành phần phụ chú ( ) - GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK - HS đọc ví dụ- chú ý từ ngữ in đậm - Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không? - ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? (và cũng là…. của anh chú thích cho đứa con gái đầu lòng) - Trong câu (b), cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì? (chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả) - Những từ ngữ in đậm trên được dùng để làm gì? ( Bổ sung cho nội dung chính của câu) GV: thành phần trên gọi là thành phần phụ chú - Em hiểu thành phần phụ chú là gì? - HS đọc ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập ( ) - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? - Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? - HS đọc bài tập 2 - Tìm thành phần gọi- đáp trong câu ca dao - Lời gọi - đáp đó hướng tới ai? - HS đọc bài tập 3 - HS thảo luận: Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung điều gì? Nhóm 1: ý a Nhóm 3: ý c Nhóm 2: ý b Nhóm 4: ý d - Đại diện trình bày - Nhận xét - GV hướng dẫn làm bài tập 5 - HS viết đoạn văn theo yêu cầu bài tập - Một số em trình bày -> nhận xét I. Thành phần gọi - đáp 1. Ví dụ (SGK- T.31) a. “Này”: dùng để gọi b. “Thưa ông”: dùng để đáp -> Những từ ngữ gọi - đáp không nằm trong sự việc được diễn đạt - Từ “Này” dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp. - Cụm từ “Thưa ông” dùng để duy trì sự giao tiếp. => Thành phần gọi - đáp II. Thành phần phụ chú 1. Ví dụ: SGK (T.31) - Khi bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu không thay đổi => Thành phần phụ chú * Ghi nhớ ( SGK ) III. Luyện tập Bài tập 1 - Này: dùng để gọi - Vâng: dùng để đáp -> Quan hệ trên – dưới, thân mật bài tập 2 - Bầu ơi: dùng để gọi -> Hướng tới các thành viên trong cộng đồng người Việt Bài tập 3 a. “kể cả anh”: giải thích cho cụm từ “mọi người” b. “các thầy cô giáo….những người mẹ” giải thích cho cụm từ “những người…cánh cửa này” c. “những người chủ…thế kỉ mới”: giải thích cho cụm từ “lớp trẻ” d.- “có ai ngờ”: thể hiện sự ngạc nhiên -“thương thương quá đi thôi”: tình cảm trìu mến của nhân vật “tôi” với cô bé. Bài tập 5 Thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 3. Củng cố: (3') - Thế nào là thành phần gọi - đáp - Thế nào là thành phần phụ chú. Tác dụng của các thành phần trên? 4. Hướng dẫn về nhà: (2') - Học kĩ bài. Làm bài tập 4 - Chuẩn bị cho tiết viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Ngày …./…../ 2007 Tiết: 104 - 105 Viết bài tập làm văn số 5 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội 3. Thái độ: có thái độ đúng đắn trước những sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội II.Chuẩn bị của GV và HS - GV: ra đề bài và đáp án - HS: ôn tập cách làm bài văn nghị luận xã hội II. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra a. Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tayvứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đềđể gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. b. Yêu cầu - Bài làm có nhan đề tự đặt - Nhận rõ sự việc cần nghị luận - Bài làm có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề - Các phần mở bài, thân bài, kết bài có mạch lạc, liên kết c Đáp án và biểu điểm * Dàn bài: 1. Mở bài: - Đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra nơi công cộng. - Giới thiệu khái quát về sự việc, hiện tượng 2. Thân bài - Nêu hiện tượng - Phân tích hiện tượng: + Biểu hiện + Nguyên nhân + Tác hại - Suy nghĩ của em về hiện tượng đó 3. Kết bài - Khẳng định đó là một việc làm xấu, cần phải lên án - Lời khuyên đối với mọi người * Biểu điểm: - Điểm 9 - 10: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Nêu rõ được sự việc, bài viết có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động. - Điểm 7- 8: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Các yêu cầu khác đạt mức khá so với yêu cầu của điểm 9,10 - Điểm 5 - 6: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Bài viết đủ ý, luận điểm rõ ràng, phép lập luận tương đối phù hợp song đôi chỗ diễn đạt chưa tốt hoặc còn sai chính tả, lỗi dùng từ... Hoặc: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Bài viết có luận điểm rõ ràng, còn thiếu ý, phép lập luận tương đối phù hợp - Điểm 3 - 4: Bài viết đạt mức thấp hơn điểm 5,6 hoặc diễn đạt yếu, hoặc thiếu ý... - Điểm 1 - 2: Bài thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt yếu... - Điểm 0: Bỏ giấy trắng 2. Củng cố: (1') - Thu bài 3. Hướng dẫn học ở nhà (1') - Xem lai cách làm bài văn nghị luận xã hội - Soạn bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngày …./…../ 2007 Tiết: 104 - 105 Viết bài tập làm văn số 5 1. Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tayvứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đềđể gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. 2. Yêu cầu - Bài làm có nhan đề tự đặt - Nhận rõ sự việc cần nghị luận - Bài làm có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề - Các phần mở bài, thân bài, kết bài có mạch lạc, liên kết 3 Đáp án và biểu điểm * Dàn bài: 1. Mở bài: - Đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra nơi công cộng. - Giới thiệu khái quát về sự việc, hiện tượng 2. Thân bài - Nêu hiện tượng - Phân tích hiện tượng: + Biểu hiện + Nguyên nhân + Tác hại - Suy nghĩ của em về hiện tượng đó 3. Kết bài - Khẳng định đó là một việc làm xấu, cần phải lên án - Lời khuyên đối với mọi người * Biểu điểm: - Điểm 9 - 10: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Nêu rõ được sự việc, bài viết có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động. - Điểm 7- 8: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Các yêu cầu khác đạt mức khá so với yêu cầu của điểm 9,10 - Điểm 5 - 6: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Bài viết đủ ý, luận điểm rõ ràng, phép lập luận tương đối phù hợp song đôi chỗ diễn đạt chưa tốt hoặc còn sai chính tả, lỗi dùng từ... Hoặc: Đặt được nhan đề cho sự việc, hiện tượng. Bài viết có luận điểm rõ ràng, còn thiếu ý, phép lập luận tương đối phù hợp - Điểm 3 - 4: Bài viết đạt mức thấp hơn điểm 5,6 hoặc diễn đạt yếu, hoặc thiếu ý... - Điểm 1 - 2: Bài thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt yếu... - Điểm 0: Bỏ giấy trắng

File đính kèm:

  • docTuan 21.DOC
Giáo án liên quan