Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Bài 21 - Tiết 106, 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con cho sói trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông nhằm làm nổi bật đặt trưng của sáng tác nghệ thuật.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Chân dung La-Phông-Ten (nếu có); hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mớ thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì? Nêu cụ thể và nói giải pháp?

 III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Bài 21 - Tiết 106, 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Bài 21 Tiết 106,107 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA-PHÔNG-TEN. (Trích) Hi-Pô-Lit-Ten. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con cho sói trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông nhằm làm nổi bật đặt trưng của sáng tác nghệ thuật. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Chân dung La-Phông-Ten (nếu có); hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mớ thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì? Nêu cụ thể và nói giải pháp? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/40 để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Hi-Pô-Lit-Ten (1828-1893) là nhà triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La-Phông-Ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853). - Nêu vài nét về La-Phông-Ten? * La-Phông-Ten (1621-1695) nhà văn Pháp chuyên viết truyện ngụ ngôn. Tác giả của các bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng:Thỏ và Rùa, Lão Nông và các con,Chó Sói và Cừu con (Chiên con) …… - Nêu vài nét về tác giả Buy-Phông? * Buy-Phông (1707-1788) là nhà vạn vật học, nhà văn Pháp, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, tác giả công trình Vạn vật học. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Tác phẩm trích từ chương II, phần thứ II của công trình nghiên cứu La-Phông-Ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853). B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Chú ý phân biệt ba giọng đọc. + Trích thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten: đọc đúng nhịp hai câu thất, hai câu lục bát, lời dọa dẫm của chó sói và tiếng van xin tội nghiệp thê thảm của cừu non. + Lời dẫn của Buy-Phông: Giọng rõ ràng, khúc triết, mạch lạc. + Lời luận chứng của tác giả H-Ten. * Giải thích từ khó: 14 từ SGK. * Thể loại: Nghị luận văn học. * Bố cục: 2 phần + “Giọng chú ……… như thế” Hình tượng cừu dưới ngòi bút của La-Phông-Ten và Buy-Phông. + “Còn chó sói ……… ngu ngốc” Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của La-Phông-Ten và Buy-Phông. GV giảng thêm: Cũng có ý kiến chia bố cục 3 phần: - Trích đoạn thơ ngụ ngôn. - Hình tượng cừu con. -Hình tượng chó sói. - Theo em, em chọn cách chia đoạn nào? Nêu biện pháp nghệ thuật chính? * Chọn cách chia đoạn làm hai phần. * Biện pháp nghệ thuật chính: so sánh bằng dẫn chứng cụ thể theo trình tự 3 bước. + Hình ảnh con cừu: ­ Dưới ngòi bút của La-Phông-Ten. ­ Dưới ngòi bút của Buy-Phông. ­ Lời nhận xét của tác giả. + Hình ảnh chó sói: Giống hình ảnh con cừu. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc câu hỏi 1,2,3 SGK/41 và trả lời. - Dưới mắt của nhà khoa học Buy-Phông, cừu là loài vật như thế nào? * Cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy, nhút nhát, lì ra, bất chấp hoàn cảnh bean ngoài (dưới mưa, tuyết rơi). - Trong con mắt của nhà thơ, Cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao? * Cừu là loài vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương,tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn vì sắp bị Sói ăn thịt mà Cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời Sói. - Đọc đoạn văn của Buy-Phông người đọc hiểu thêm gì về con Cừu? * Không nói đến tình mẫu tử thân thương. - Đọc đoạn thơ của La-Phông-Ten ta hiểu thêm gì về con Cừu? * Nhắc đến tình mẫu tử thân thương, cảm động. - Cừu của La-Phông-Ten có đặc tính gì? * Tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện, sự hy sinh của Cừu mẹ cho con bất chấp hiểm nguy. - Dưới ngòi bút của Buy-Phông, chó Sói hiện ra như một động vật ăn thịt-dã thú như thế nào? Thái độ của tác giả với con vật này? * Bộ mặt lấm lét, dáng dẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu …… lúc sống thì có hại, chết thì vô dụng. - Sói là loài vật như thế nào? *Sói là loài vật đáng ghét, đáng trừ diệt. - Theo La-Phông-Ten chó Sói có hoàn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét hay không? * Chó Sói có tính cách phức tạp:độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét và đáng thương. - GV gọi HS đọc câu hỏi 4 SGK/41 và trả lời. - Chó Sói là nhân vật chính để La-Phông-Ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc. Ý kiến của em như thế nào? * Chó Sói gian xảo độc ác, muốn ăn thịt Cừu non một cách hợp pháp nhưng những lý do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở, bị Cừu con vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng , Sói đành cứ ăn thịt Cừu con bất chấp lý do. - Buy-Phông tả hai con vật bằng phương pháp nào? * Buy-Phông dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để tả chính xác, khách quan những đặc tính cơ bản của từng loài vật. - La-Phông-Ten tả hai con vật bằng phương pháp nào? * Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú: Cừu và Sói được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau. - Các luận chứng (phương pháp) của tác giả trong văn bản là gì? Nêu tác dụng của cách luận chứng đó? * Phương pháp sử dụng trong văn bản là phép phân tích, so sánh, chứng minh. * Tác dụng: luận điểm nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục. - Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? * Mạch lập luận theo trình tự từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của Buy-Phông, La-Phông-Ten tạo bố cục chặt chẽ. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu biện pháp lập luận chủ yếu của văn bản? * HS dựa vào ghi nhớ để trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục: 1. Đọc: 2. Giải thích từ khó: 3. Thể loại: 4. Bố cục: 5. Biện pháp nghệ thuật: So sánh III. Phân tích: 1. Hình tượng con Cừu: a. Buy-Phông: - Nhút nhát, đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy. - Cừu bình tĩnh, rành mạch đáp lời Sói. - Không nói đến tình mẫu tử thân thương. b. La-Phông-Ten: -Cừu dịu dàng, tội nghiệp,đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. - Tình mẫu tử, sự chịu đựng, sự hy sinh của Cừu mẹ. 2. Hình tượng chó Sói: a. Buy-Phông: - Thói quen sống cô độc, thói quen tụ họp thành đàn khi tấn công con mồi. - Sói là loài vật hôi hám, hư hỏng, đáng ghét. b. La-Phông-Ten: - Chó Sói độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về vô lại. - Chó Sói vừa là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc. 3. Nghệ thuật: -Buy-Phông:Tả chính xác, khách quan dựa trên đặc tính cơ bản của loài vật. - La-Phông-Ten tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và nghệ thuật nhân hóa. 4. Nghệ thuật nghị luận của tác giả: - Phân tích, so sánh, chứng minh. - Bố cục chặt chẽ. IV. Tổng kết: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. IV.Củng cố: - Em cảm nhận được hai con vật dưới cách nhìn của ai? Kể tên. - Nêu nghệ thuật miêu tả Cừu và Sói của La-Phông-Ten? - Đọc thêm bài Chó sói và chiên con. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. - Đọc văn bản “Tri thức và sức mạnh” và trả lời câu hỏi. * Văn bản bàn về vấn đề gì? * Văn bản chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung mỗi phần và nói mối quan hệ của chúng? * Đánh dấu câu mang luận điểm chính trong bài? Nêu nhận xét. * Nêu phép lập luận chính? Nêu tính thuyết phục. * So sánh điểm khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY106,107.DOC