A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của một vài HS.
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7132 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Bài 23 - Tiết 118: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Bài 23
Tiết 118
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( Hoặc đoạn trích)
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của một vài HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
- GV gọi HS đọc văn bản SGK/61,62 và trả lời câu hỏi.
- Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
* Vấn đề nghị luận:Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
- Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
* Nhan đề:
+ SaPa không lặng lẽ.
+ Xao xuyến SaPa.
+ Con người vô danh, nhưng lòng người không vô tình.
+ Sức mạnh của niềm đam mê.
+ Một vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ.
+ Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
- Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào?Tìm những câu mang luận điểm chính của văn bản?
* Các câu mang luận điểm của văn bản:
“Dù được miêu tả ………… khó phai mờ”.
“Trước tiên ………… của mình”.
“Nhưng anh thanh niên ………… chu đáo”.
“Công việc vất vả ………… khiêm tốn”.
“ Cuộc sống của chúng ta ………… tin yêu”.
- Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
* Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi sợ chú ý cho người đọc.
* Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bằng các chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
* Bài văn dẫn dắt tự nhiên,bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.
- Qua tìm hiểu,nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)là làm gì?Cần có những lập luận gì?
* HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
I. Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích):
Tìm hiểu văn bản SGK/61,62.
- Vấn đề: Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật an thanh nên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
- Luận điểm của văn bản.
- Cách khẳng định luận điểm và nhận xét về cách đưa luận cứ vào để làm sáng tỏ vấn đề:
* Luận điểm được nêu rõ ràng.
* Phân tích, chứng minh luận điểm có tính thuyết phục.
* Đưa luận cứ xác đáng,sinh động.
* Bài văn bố cục chặt chẽ, hợp lý, theo trình tự.
Ghi nhớ:
* Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
* Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
* Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
* Bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
B. Hoạt động 2: Luyện tập.
- Vấn đề nghị luận của đoạn văn: Tình thế lựa chọn sống-chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
- Câu mang luận điểm: “Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu”.
- Ý kiến giúp ta hiểu: Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là một quá trình “chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật. Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một “cuộc chiến đấu giằng xé”trong tâm hồn của nhân vật.
IV. Củng cố: Đọc lại phần ghi nhớ.
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu 4 đề bài SGK/64,65 và trả lời câu hỏi:
* Các đề bài trên nêu lên vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
* Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
- Thực hiện 4 bước: tập tìm hiểu đề,tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại bài viết và sửa chữa cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Xem phần luyện tập.
VI.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY118.DOC