A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm(hoặc đoạn trích)cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích),cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm về nghị luận tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)?
- Những nhận xét, đánh giá về truyện xuất phát từ đâu?
III. Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Bài 23 - Tiết 119: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Bài 23
Tiết 119
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN
( Hoặc đoạn trích)
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm(hoặc đoạn trích)cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích),cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm về nghị luận tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)?
- Những nhận xét, đánh giá về truyện xuất phát từ đâu?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
- GV gọi HS đọc 4 đề bài SGK/64,65 và trả lời câu hỏi.
- Các đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
* Đề bài yêu cầu nghị luận:
Đề 1: Nghị luận về “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”.
Đề 2: Nghị luận về “diễn biến cốt truyện”.
Đề 3: Nghị luận về “thân phận Thúy Kiều”.
Đề 4: Nghị luận về “đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh”.
- Các từ “suy nghĩ, phân tích”cho ta biết giữa các đề bài có sự giống nhau và khác nhau như thế nào?
* Điểm giống và khác nhau giữa các từ “suy nghĩ,phân tích” của các đề bài:
Giống nhau: đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
Khác nhau:
“Suy nghĩ”là xuất phát từ sự cảm,hiểu của mình để nhận xét,đánh giá tác phẩm.
“Phân tích”là xuất phát từ tác phẩm(cốt truyện,nhân vật,sự kiện, tình tiết …)để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
B. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý.
-Tìm hiểu đề:Yêu cầu của đề;phương pháp làm bài.
* Yêu cầu: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
* Phương pháp:Xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân.
- Tìm ý: Nét nổi bật;tình huống; tình cảm;nghệ thuật.
* Nét nổi bật: Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai là tình yêu làng gắn bó hòa quyện với lòng yêu nước(nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp).
* Tình huống: Nêu các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
* Ý nghĩa tình cảm mới mẻ của nhân vật.
* Nghệ thuật:tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động … chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.
- Hướng dẫn lập dàn bàiù.
* Phần mở bài:Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai; đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật ông Hai.
* Phần thân bài:
Tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với lòng yêu nước:
Khi tản cư,ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đồng đội;điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông gắn bó với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một công dân của làng mà còn là một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng.
Khi tình cờ nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, nghẹn ngào và có mặc cảm xấu hổ, bẻ bàng với ý nghĩ: “Làng thì yêu that, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù!”
Khi tin đồn được cải chính thì ông Hai lại rạng rỡ, lại hào hứng kể chuyện làng và rất tự hào về cái làng của mình.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai:
¶ Khi nghe tin làng theo giặc.
¶ Khi nói chuyện với bà Hai.
¶ Khi tin đồn được cải chính.
Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai:
¶ Thông qua đối thoại.
¶ Thông qua độc thoại.
* Phần kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật.
- Hướng dẫn viết bài.
* Phần mở bài: GV hướng dẫn HS tham khảo hai mở bài SGK/66,67.
* Phần thân bài:
Tình yêu làng gắn với lòng yêu nước:
· Khi nghe tin đồn làng theo giặc: “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”.
· Với niềm tin và lòng tự hào về cái làng của mình,ông Hai đã tự vấn: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lame. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà,họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng,quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!”.
· Khi tin đồn đã được cải chính,ông Hai mừng đến nỗi cứ “múa tay lên”mà khoe về cái làng mình, ông hồn nhiên cả khi báo tin nhà mình bị Tây đốt: “Bác Thứ đâu rồi?Bác Thứ làm gì đấy?Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ.Đốt nhẵn!Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết …… cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà.Láo!Láo hết!Toàn là sai sự mục đích cả”.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:
· Những hành động:miêu tả đúng các “phản ứng” bằng hành động của một người nông dân hiền lành, chất phát và chưa đọc thông viết thạo:
¶ Khi muốn biết tin tức thì: “ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm”.
¶ Khi nghe tin làng theo giặc thì: “ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” rồi nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.
¶ Khi tin đồn được cải chính thì: “ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.
· Tâm trạng:Miêu tả đúng tâm trạng của một người nông dân yêu làng yêu nước một cách hồn nhiên,trong sáng:
¶ Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt,đau khổ: “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài,cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao.Một đám đông túm lại,ông cũng để ý …… Thôi lại chuyện ấy rồi!”
¶Khi tin đồn được cải chính thì: “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rõ hẳn lên”.
· Ngoài ra còn phải kể đến các hành động,lời nói,suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong mối quan hệ với các nhân vật khác như:bà Hai,các con, mụ chủ nhà …
* Phần kết bài: GV hướng dẫn tham khảo kết bài SGK/67.
- Hướng dẫn đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Cấu trúc ba phần.
* Sự liên kết giữa các câu,đoạn trong văn bản.
* Cách dùng từ,đặt câu diễn đạt ý, lỗi chính tả.
- GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
* HS đọc ghi nhớ SGK/68.
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích):
Tìm hiểu 4 đề bài SGK/64,65.
- Vấn đề của các đề bài.
- Điểm giống và khác nhau của hai từ “suy nghĩ,phân tích”.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích):
Tìm hiểu đề bài SGK/65.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu.
- Phương pháp.
b. Tìm ý:
- Phẩm chất.
- Biểu hiện của phẩm chất.
- Ý nghĩa của tình cảm.
- Nghệ thuật.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyện và nhân vật.
- Đánh giá ngắn gọn thành công.
b. Thân bài:
- Tình yêu làng,yêu nước của nhân vật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
c. Kết bài:
- Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
- Thành công về nghệ thuật.
3. Viết bài:
a. Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài:
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
Ghi nhớ:
* Bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích có thể bàn về chủ đề,nhân vật,cốt truyện,nghệ thuật của truyện.
* Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
- Mở bài:Giới thiệu tác phẩm(tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài)và nêu ý kiến đánh giá sư bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;có phân tích,chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: nêu nhận định,đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
* Trong quá trình triển khai các luận điểm,luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
* Giữa các phần,các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên.
IV. Luyện tập: Viết mở bài và một đoạn phần thân bài cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Đoạn mở bài: Theo cách gián tiếp.
Có một nhà văn đã nói: “Xúc động trước một nhân vật nào đó tức là ta đã sống thêm một cuộc đời mà ta chưa từng sống và sẽ không bao giờ được sống nếu ta không đọc tác phẩm văn học!”. Ta có thể thương cảm xót xa với tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”,có thể rơi nước mắt với tấn bi kịch hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” và giờ đây,ta xúc động nghẹn ngào với tấn bi kịch làm cha của nhân vật của nhân vật “Lão Hạc” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với lão Hạc,có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc chính là cái chết dữ dội của lão bởi đó là một cái chết có hình thức giống như cái chết của một con vật vô chủ;nhưng về bản chất đó chính là sự hy sinh tuyệt đối của một người cha cho một người con,mà cả hai cha con đều là những kẻ bất hạnh.
Một đoạn thân bài:
Ngay ở phần đầu truyện ngắn, chúng ta thấy lão Hạc nhắc lại một câu nói: “Có lẽ tôi bán chó nay,ông giáo ạ!”mà nhân vật “tôi” cảm thấy: “Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi.Tôi lại biết rằng:lão nói là nói để đó đấy thôi,chẳng bao giờ bán đâu”; nhưng không ai có thể ngờ được rằng câu nói “nhàm chán” của lão Hạc lại chính là cái “ngòi nổ”bi thảm cho một kiếp người! Càng không ai có thể nghĩ rằng chó chết thì người cũng phải chết theo. Tại sao vậy? Chúng ta thou lần theo diễn biến của tấn bi kịch thương tâm này!
V. Củng cố: Đọc lại phần ghi nhớ.
VI.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà:
* Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
* Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Xem phần thực hiện trên lớp.
VII.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY119.DOC