Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, tiết 121 đến tiết 125

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 Phân tích được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.

 Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: xem trước bài học.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’: Chép lại theo trí nhớ 2 khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”.

Cảm xúc của Viễn Phương trong bài thơ. Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật qua hình ảnh “hàng tre”, “mặt trời”.

Bài mới: Nhà thơ Nguyễn Du có những câu thơ tuyệt vời khi nói về bước đi của thời gian “Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Mùa nọ nối tiếp mùa kia bằng sự ngắt nhịp rõ ràng đó là bước đi trong thơ tự sự. Với thơ trữ tình bốn mùa xuân hạ thu đông không có sự bình quân dàn trải mà mùa thu được chú ý nhiều hơn. Ta đã từng nhận ra mùa thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu; còn đến với Hữu Thỉnh ta bắt gặp hồn thơ tinh tế trong phút giao mùa của thời gian cuối hạ sang thu qua bài

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, tiết 121 đến tiết 125, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Tiết 121 Sang thu Hữu Thỉnh Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Phân tích được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu. Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’: Chép lại theo trí nhớ 2 khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”. Cảm xúc của Viễn Phương trong bài thơ. Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật qua hình ảnh “hàng tre”, “mặt trời”. Bài mới: Nhà thơ Nguyễn Du có những câu thơ tuyệt vời khi nói về bước đi của thời gian “Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Mùa nọ nối tiếp mùa kia bằng sự ngắt nhịp rõ ràng đó là bước đi trong thơ tự sự. Với thơ trữ tình bốn mùa xuân hạ thu đông không có sự bình quân dàn trải mà mùa thu được chú ý nhiều hơn. Ta đã từng nhận ra mùa thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu; còn đến với Hữu Thỉnh ta bắt gặp hồn thơ tinh tế trong phút giao mùa của thời gian cuối hạ sang thu qua bài… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc chú thích phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. (Đề tài, giọng điệu thơ). Giới thiệu xuất xứ tác phẩm. Hoạt động 2: Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ? (Bức tranh thiên nhiên – thời điểm giao mùa hạ → thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ và tình cảm tha thiết, tâm hồn tinh tế của tác giả.) Xác định phương thức biểu đạt văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc, phân tích. Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu? Gợi tả qua hình ảnh nào? (Gió se: nhẹ, khô, hơi lạnh hương ổi: đang độ chín lạnh + ấm: giao nhau). Cái nồng nàn của hương hoa vườn tược, tín hiệu giao mùa thường gợi lên điều gì? (Đánh thức tuổi thơ, gợi hoài niệm). “Sương chùng chình…” câu thơ có sử dụng nghệ thuật gì? (Nhân hoá: → phân tâm, nuối tiếc, mơ hồ không rõ nét về thời gian “hình như…”). Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu “Sông…” là gì? (Nhanh – chậm: trong thời điểm giao thoa của muôn loài, muôn vật). (Nhịp cầu ô thước duyên dáng mềm mại). Qua những hình ảnh mà tác giả đã cảm nhận về sự giao thoa cuối hạ → thu, em thấy thiên nhiên ở đây như thế nào? Chợt nhận ra những tín hiệu giao mùa, tâm trạng của nhà thơ ra sao? Qua bức tranh thiên nhiên – thời điểm giao mùa, nhận xét về cảm xúc của Hữu Thỉnh? (Cảm nhận bằng nhiều giác quan…). Cảm nhận tinh tế được diễn tả qua từ ngữ nào? (Cảm giác, trạng thái: bỗng, phả, chùng chình, hình như dênh dàng, vắt nửa mình…) Em hiểu như thế nào về 2 câu cuối của bài thơ? (Tiếng sấm: tác động ngoại cảnh Cây đứng tuổi: sự từng trải của con người). Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập theo câu hỏi sách giáo khoa. I. Tác giả, tác phẩm * Tác giả: Hữu Thỉnh (1942) nhà thơ – người chiến sĩ. Thơ của Hữu Thỉnh viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống nông thôn, mùa thu. Thơ ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước cảnh đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. * Tác phẩm: “Sang thu” sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. II. Phương thức biểu đạt Biểu cảm. III. Phân tích 1. Bức tranh thiên nhiên – thời điểm giao mùa hạ sang thu * Tín hiệu giao mùa: Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. Sương đầu thu mờ ảo, nhẹ nhàng chuyển động qua đường thôn ngõ xóm. Dòng dông trôi thanh thản, cánh chim vội vã. Cảm giác giao mùa qua đám mây mùa hạ “ vắt nửa mình sang thu”. Nắng cuối hạ vẫn nồng, sáng nhưng nhạt dần, ít mưa rào. Tiếng sấm bất ngờ và cơn mưa mùa hạ ít đi. → Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, đơn sơ, mộc mạc của làng quê Việt Nam. 2. Cảm nhận của nhà thơ “Bỗng… Ngỡ ngàng, Hình như…” bâng khuâng. Rung động tinh tế trước bước đi của thời gian, yêu mến thiên nhiên quê hương tha thiết. Gửi gắm suy ngẫm: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. * Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 71. IV. Luyện tập Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài học. Soạn bài “Nói với con”. Học thuộc bài “Sang thu”. Ký duyệt Tiết 120: Noùi vôùi con Y Phương Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời thơ của Y Phương. Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài “Sang thu”. Cảm nhận của Hữu Thỉnh thể hiện như thế nào trong bài “Sang thu”. (Bằng những giác quan, tinh tế, so sánh liên tưởng bất ngờ…) Bài mới: Văn học thường ca ngợi nhiều về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp như “Con cò”, “Khúc hát ru…”. Bên cạnh đó, văn học dành không ít trang viết để ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng như “Chiếc lược ngà”. Tình cảm cha mẹ dành cho con là tình cảm đẹp, là những lời dạy bảo ân cần, ta thử tìm hiểu xem lời của cha… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (sách giáo khoa trang 73). Bài thơ nói về đề tài gì? Hoạt động 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương → bố cục mấy phần? Nêu ý chính của từng đoạn. Hoạt động 3: Học sinh đọc với giọng điệu tha thiết, trìu mến, ấm áp, tin cậy. Bốn câu đầu của bài thơ, Y Phương đã tạo nên không khí gia đình như thế nào? (Từng bước đi, tiếng nói, cười của con đều được cha mẹ chăm chút vui mừng đón nhận). Ngoài tình yêu thương của cha mẹ, người con được trưởng thành trong hoàn cảnh nào? (Bầu sữa tinh thần thứ 2 là quê hương). Hình ảnh quê hương hiện ra qua những yếu tố nào? (Rừng chở che, con đường mở lối, con người xứ xở “người đồng mình yêu lắm con ơi”). Nhận xét về mạch thơ của đoạn 1. (Đan xen: gia đình + quê hương cùng nuôi đứa trẻ lớn lên → ý thức về cội nguồn). Đọc đoạn 2. Trong lời trao gửi, dặn dò của người cha đã nói lên đức tính cao đẹp nào của “người đồng mình”? (Mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó quê hương dù cuộc sống nghèo đói, nhọc nhằn; mộc mạc nhưng giàu ý chí). Từ đó người cha nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. (Giọng điệu tha thiết trìu mến – câu cảm Xây dựng hình ảnh cụ thể – không gian, mộc mạc – giàu chất thơ (so sánh ví von người và núi). Thể thơ: dài ngắn không đều → trò chuyện Biện pháp đối lập thể xác – tinh thần: da thịt – không nhỏ bé. Bắc cầu: “…lên cao…làm phong tục). Hoạt động 4: (Học sinh thảo luận) I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: Y Phương (Hứa Vĩnh Sước) (1948) dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng, thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. 2. Tác phẩm: “Nói với con” là hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con → lòng yêu thương con cái và ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống tổ tiên, quê hương. II. Phương thức biểu đạt và bố cục văn bản * Biểu cảm. * Bố cục: 2 đoạn Từ đầu → đẹp nhất trên đời. Tiếp → hết. III. Phân tích 1. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương trong sự nâng đón mong chờ của cha mẹ. Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui “cài, ken” → động từ: gắn bó, quấn quýt. 2. Lời trao gửi, dặn dò và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con Mong người con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. Nhắc nhở mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên đường đời. * Ghi nhớ: sách giáo khoa 74. IV. Luyện tập Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức bài học. Soạn bài “Mây và sóng”. Ký duyệt Tiết 123: TIẾNG VIỆT Nghóa töôøng minh & haøm yù Mục tiêu bài học: Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Trong giao tiếp, người nói diễn đạt trực tiếp những điều mình muốn nói bằng những từ ngữ cụ thể, nhưng cũng có khi không nói bằng từ ngữ cụ thể mà người hiểu phải suy ra. Nghĩa của từ ngữ đó được gọi là nghĩa gì? Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với cô gái? (Anh rất tiếc – không nói vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm). Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không? (Không chứa ẩn ý). Em hiểu như thế nào về nghĩa tường minh và hàm ý? có thể (Chú ý đặc tính của hàm ý giải đoán có thể chối bỏ Hàm ý dùng chung, dùng riêng hiểu hàm ý người dùng hiểu trong hoàn cảnh cụ thể Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. Hiểu theo nghĩa nào? (Hàm ý). Hàm ý dùng chung (thông dụng) hay dùng riêng (đặc dụng)? Làm bài tập 2 (học sinh thảo luận). Hướng dẫn làm bài tập 3. Bài tập hướng dẫn học sinh làm ở nhà. I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 1. Tìm hiểu ví dụ “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút” → nghĩa hàm ẩn. “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này” → nghĩa tường minh. 2. Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 75. II. Luyện tập Bài tập 1: a./ Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” → chưa muốn chia tay với anh thanh niên. Cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật. b./ Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái Mặt đỏ ửng (ngượng). Nhận lại chiếc khăn (không tránh được). Quay đi vội vã (quá ngượng). → Cô gái bối rối → vụng về. Cô ngượng vì ý định kín đáo để lại chiếc khăn làm vật kỉ niệm cho người thanh niên nhưng anh ta quá thật thà tưởng bỏ quên nên gọi trả lại. Bài tập 2 Hàm ý: ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè – thói quen của người già. Bài tập 3: Câu chứa hàm ý: “Cỏ non chín rồi” → hàm ý: “Ông vô ăn cơm”. Bài tập 4 câu 1: nói lảng Không chứa hàm ý câu 2: nói dở dang. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức đã học. Làm bài tập 4 và xem trước bài “Nghĩa tường minh, hàm ý” (tiếp theo). Ký duyệt Tiết 124: Nghò luaän veà moät ñoaïn thô, baøi thô Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Hiểu thế nào là bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Để giúp các em hiểu thế nào…và xác định các yêu cầu của kiểu bài này… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Học sinh đọc văn bản. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? Tìm luận điểm trong bài văn. Người viết đã dùng luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? (Chọn các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu, kết cấu để bình giảng, phân tích). Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản. Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của bài văn? Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ thể hiện qua các yếu tố nào? Yêu cầu chung khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. I. Tìm hiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ 1. Tìm hiểu văn bản: “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” * Vấn đề nghị luận của văn bản: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”. * Những luận điểm Hình ảnh mùa xuân…mang nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước qua cảm xúc thiết tha. Hình ảnh khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời được nối kết… Mở bài Thân bài: triển khai luận * Bố cục điểm, trình bày cảm nhận, đánh giá về nội dung và nghệ thuật. Kết bài * Nhận xét về cách diễn đạt Diễn đạt mạch lạc, trình bày cảm xúc đánh giá của mình bằng tình yêu tha thiết, trìu mến. Rung động trước hình ảnh đặc sắc, giọng điệu… 2. Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 78. II. Luyện tập Nêu luận điểm Giọng điệu: tha thiết trìu mến như lời tâm tình nhỏ nhẹ của Thanh Hải… Kết cấu: lặp. Hình ảnh sáng tạo. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học. Xem trước bài “Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”. Ký duyệt Tiết 125: Caùch laøm baøi nghò luaän veà moät ñoaïn thô, baøi thô Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Biết cách viết bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước. Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ, các cách tổ chức, triển khai luận điểm. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 78. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc các đề bài trong sách giáo khoa. Tìm hiểu cấu tạo. Hoạt động 2: Đọc kĩ đề bài trong sách giáo khoa. Tìm hiểu đề: xác định yêu cầu của đề. Tìm ý có thể đặt câu hỏi như thế nào? Hình thành mấy luận điểm? (2 luận điểm). hồi ức về quê hương (quanh Tình yêu quê hương cảnh ra khơi, trở về). nỗi nhớ được giãi bày trực tiếp Chia 4 nhóm để thực hiện. (Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến của học sinh). Khi viết bài cần chú ý đặc điểm gì? (Dựa vào dàn ý để định hướng nội dung viết, cần có sự liên kết câu đoạn). Bước kết thúc văn bản được tiến hành khi nào? Có cần thiết không? (Kết thúc trong quá trình làm bài để bổ sung, điều chỉnh…) Đọc bài văn phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh. Xác định bố cục và nội dung bao quát của mỗi phần. Tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện như thế nào? Bài văn có sức hấp dẫn ở chỗ nào? (Phân tích cái hay cái đẹp của bài bố cục chặt chẽ, bám sát luận điểm, triển khai bằng luận cứ người viết đồng cảm cảm xúc của tác giả). Hoạt động 3: Khi làm bài này cần chú ý gì? Tìm ý trong đề: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Cần đặt câu hỏi gì? I. Đề bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ * Đề có định hướng tương đối rõ: (Đề 3, 8) Đề đòi hỏi người viết tự định hướng để tập trung vào hướng đáng chú ý nhất (4, 7). * Yêu cầu: học sinh suy nghĩ, cảm nhận và diễn giải, chứng minh các cảm nhận ấy một cách có căn cứ. II. Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ Đề bài: sách giáo khoa trang 80. 1. Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ a./ Tìm hiểu đề, tìm ý * Yêu cầu phân tích biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” của Tế Hanh. * Tìm ý: Sáng tác trong hoàn cảnh nào? (xa quê), trong tâm trạng gì? (nhớ quê). Tình yêu của tác giả thể hiện như thế nào? (hồi ức về quê hương, nỗi nhớ được giãi bày trực tiếp). Nghệ thuật góp phần biểu hiện tình yêu quê hương là gì? (Chọn lọc từ ngữ, giọng điệu). b./ Lập dàn ý Giới thiệu bài thơ * Mở bài Cảm nhận khách quan về tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài. * Thân bài: triển khai luận điểm – Hồi ức về quê hương: thiên nhiên đẹp Phân + Cảnh ra khơi tích người lao động từ ngữ cường tráng đặc sắc + Cảnh thuyền cá trở về: tấp nập, và ồn ào → thuyền, con người đều BPNT đẹp. – Nỗi nhớ: thể hiện qua những từ ngữ trực tiếp: nhớ, nhớ quá… Đánh giá tình cảm đối với * Kết bài quê hương. Khẳng định, khơi gợi tình cảm đối với người đọc. c./ Viết bài (học sinh thực hành). d./ Kết thúc văn bản 2. Cách tổ chức triển khai luận điểm * Bố cục Mở bài. hồi ức Thân bài: tình yêu nỗi nhớ Kết bài 3. Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 83. II. Luyện tập Vị trí đoạn thơ: khổ đầu. Cảm nhận của nhà thơ là cảm nhận ban đầu về cảnh sang thu. Tín hiệu? + Hương ổi “phả”: đậm đặc. + Gió se, nhẹ khô, hơi lạnh. + Sương chùng chình: mơ hồ, huyền ảo. + Ngõ: giao mùa thời gian. → Cảm nhận: khứu giác, xúc giác, thị giác. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức bài học. Làm dàn bài cho đề bài ở phần luyện tập. Xem trước bài tiếp theo. Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 25.doc