A. Mục tiêu cần đạt : Đánh giá học sinh:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài.
- Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề bài; dàn ý.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Tổ chức làm bài:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Bài 26 - tiết 134,135: viết bài tập làm văn số 7- Nghị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 27 Bài 26
Tiết 134,135
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7-
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Đánh giá học sinh:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh … trong quá trình làm bài.
- Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề bài; dàn ý.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Tổ chức làm bài:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: GV ghi đề bài lên bảng.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
* Yêu cầu?
* Phương pháp?
* Nội dung?
- Hướng dẫn lập dàn ý.
B. Hoạt động 2: Quan sát HS làm bài.
C. Hoạt động 3: Thu bài HS.
Đề: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác.
I. Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Nghị luận bài thơ Viếng lăng Bác.
- Phương pháp:Nêu cảm nhận và suy nghĩ.
- Nội dung: Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác.
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác.
- Nêu khái quát tình cảm của nhà thơ.
2.Thân bài: Nêu nhận xét, đánh giá, chứng minh các luận điểm:
- Tình cảm thiêng liêng, thành kính, lòng tự hào …, không khí ấm áp, gần gũi: câu thơ 1 khổ 1.
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam: câu 2,3,4 khổ 1. ð Nghệ thuật nhân hóa.
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh: khổ 2,3. ð Nghệ thuật ẩn dụ.
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối:
* Tình cảm lưu luyến.
* Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ thêm một số bài thơ khác để chứng minh.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của bài thơ, suy nghĩ của bản thân.
HS làm bài.
HS nộp bài.
IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài đọc thêm Bến quê.
- Đọc dấu sao SGK/106,107 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tóm tắt đoạn trích, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục, chủ đề.
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh nào? Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm nói lên điều gì?
- Trong những ngày cuối đời, Nhĩ khao khát điều gì? Niềm khao khát đó có ý nghĩa gì?
- Giải thích yêu cầu của câu hỏi 3.
- Giải thích ý nghĩa của các chi tiết trong câu hỏi 4.
- Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng và nêu ý nghĩa của chúng?
- Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhậ của em về đoạn văn?
V.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY134,135.DOC