Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Trường THCS Đạ Long

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần thơ Việt Nam hiện đại về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra:

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Ngày soạn: 18/03/2013 Tiết PPCT: 131 Ngày dạy: 20/03/2013 KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần thơ Việt Nam hiện đại về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút + Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn thơ Việt Nam hiện đại - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Văn bản thơ Việt Nam hiện đại Nhận biết vị trí, thể loại tác phẩm thơ Hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản   Số câu: 6 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ 30% Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Chủ đề 2: Mùa xuân nho nhỏ Chép thuộc lòng đoạn thơ Nêu nội dung chính đoạn thơ đầu   Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Sốđiểm: 1.5 Số câu: 1 Sốđiểm: 1.5 Chủ đề 3: Nói với con Tạo lập đoạn văn phân tích phẩm chất của người đồng mình  Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu: 4 Số điểm: 3 30% Số câu: 4 Số điểm: 3 30% Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương được sáng tác trong thời kì nào? a. Kháng chiến chống Mĩ c. Sau năm 1975 b. Kháng chiến chống Pháp d. Xây dựng XHCN ở miền Bắc. Câu 2: Bài thơ nào sau đây không nói về người lính và những người đồng đội: a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính c. Đồng chí b. Đoàn thuyền đánh cá d. Ánh trăng. Câu 3: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? a. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non c. Hình ảnh, so sánh, từ láy b. Lộc trãi dài nương mạ d. Lộc giắt đầy trên lưng. Câu 4: Thủ pháp nghệ thuật nào được Viễn Phương sử dụng thành công nhất ở bài thơ “Viếng lăng Bác”? a. Hình ảnh biểu tượng c. Ẩn dụ, so sánh b. Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi d. Hoán dụ, biểu tượng Câu 5: Điểm giống nhau giữa các bài thơ Nói với con, Bếp lửa, Con cò, Mây và sóng là gì? a. Tình cảm gia đình thiết tha, sâu sắc b. Mẹ luôn thương yêu con ngay cả khi con đã trưởng thành c. Bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ d. Tình cảm của người cha đối với con. Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nét đặc sắc của khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” - Hữu Thỉnh? a. Thể hiện được cảm xúc của sự vật một cách tinh tế b. Là sự xao xuyến, buâng khuâng khi thu về c. Qua hình ảnh có ý nghĩa tả thực, nhà thơ gửi gắm suy nghĩ của mình về cuộc đời, con người d. Là ước muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. B. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Câu 2: (4.0 điểm) Phân tích những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình mong ước của cha qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN c b a b a c B. TỰ LUẬN (7.0 Điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 - Hoàn cảnh: Bài thơ sáng tác năm 1976, khi nhà Thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác nhân dịp lăng Bác vừa khánh thành. - Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác. 1.0 điểm 1.0 điểm Câu 2 a. Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đoạn văn; nắm vững phương pháp làm bài văn phân tích nghệ thuật và nội dung - Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng. b. Yêu cầu cụ thể: Hs viết đoạn văn phân tích những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha - Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” -> Diễn đạt độc đáo, lấy không gian để đo tâm hồn: Ý chí lớn lao “Người đồng mình thương lắm con ơi Sống trên đá….Sống trong thung…Sống như sông…Lên thác xuống ghềnh…cực nhọc -> Điệp ngữ, so sánh, thành ngữ, từ phủ định, hình ảnh thơ giàu sức gợi: Sống chung thủy, gắn bó với quê hương, dám chấp nhận thử thách và vượt qua bằng nghị lực và niềm tin. “Người đồng mình..Còn quê hương thì làm phong tục” -> Điệp ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi: giản dị, mộc mạc, giàu ý chí, tự lực tự cường xây dựng quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp. - Mong ước của cha: - Sống nghĩa tình với quê hương. - Hãy tự hào về truyền thống của quê hương. - Tự tin và vững vàng trên bước đường đời. 0.5 điểm 2.5 điểm 1.0 điểm * Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần : 27 Ngày soạn: 18/03/2013 Tiết PPCT: 132 Ngày dạy: 21/03/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ toàn dân tương ứng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương. - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương. 2. Kỹ năng: - Nhận biết một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân và ngược lại. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (Như trong văn chương nghệ thuật ) C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Lý thuyết ?Nhắc lại khái niệm từ địa phương. Cho ví dụ? Luyện tập GV hướng dẫn HS làm các bài tập + HS làm bài tập 1,4 - Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sau?Và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng? GV làm mẫu câu a,HS thảo luận câu b,c + HS làm bài tập 2 Thảo luận nhóm - Cho biết từ “ kêu” Trong câu nào là từ địa phương và từ “kêu” Trong câu nào là từ toàn dân? Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó? + HS làm bài tập 3 Gọi HS đọc 2 câu đố và trả lời câu hỏi: - Tìm từ địa phương và chuyển từ đó sang từ toàn dân tương đương? + HS làm bài tập 5 Thảo luận nhóm - Có nên cho nhân vật bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”dùng từ ngữ toàn dân không?Vì sao? Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? Ôn tập về từ ngữ địa phương GV nhắc lại một số từ ngữ địa phương: a. Dùng để xưng hô: b. Từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại bài. Ôn lại các kiến thức - Chuẩn bị Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ I. Lý thuyết Khái niệm từ địa phương: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. II. Luyện tập Bài tập 1,4/97,99 Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng TỪ ĐỊA PHƯƠNG TỪ TOÀN DÂN Thẹo Lặp bặp Ba Má Kêu Đâm Đũa bếp Nói trổng Vô Lui cui Nắp Nhắm Giùm Sẹo Lắp bắp Bố , cha Mẹ Gọi Trở thành , thành ra Đũa cả Nói trống không Vào Lúi húi Vung Cho là Giúp Bài 2/98 a. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên “ Kêu”: từ toàn dân (kêu gọi, kêu to, kêu cứu…) có thể thay bằng “nói to lên” b. Con kêu rồi mà người ta không nghe “Kêu”: Từ địa phương tương đương vời từ toàn dân: gọi Bài 3/98 Từ địa phương trong 2 câu đố: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hổng trống hảng (trống huếch trống hoác) Bài tập 5/99 a. Không nên để cho bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình. b. Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó. * Kết luận: - Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.) - Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết. III. Ôn tập về từ ngữ địa phương: a. Dùng để xưng hô: - Nghệ tĩnh : mi, choa… - Thừa Thiên Huế: eng (anh), ả (chị), mụ (người đàn bà lớn tuổi hoặc gọi vơ), mạ (mẹ) - Nam Trung Bộ: tau, mầy, bọ (tôi) - Nam Bộ: tui, ba, ổng,…. - Bắc Ninh, Bắc Giang: u, bầm, bủ (mẹ), thầy(cha) b. Từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật: - Nghệ tĩnh: nhút, chộ, chẻo, ngái,…. - Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang: Nhái (sợ), soạn (xong rồi), - Huế: Đào (quả roi), mè (vừng)….. - Miền núi, Tây Nguyên: nương, rẫy (ruộng), bắp (ngô), a-ka y (con), a-ma (cha)…. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại bài. Ôn lại các kiến thức - Chuẩn bị Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : 27 Ngày soạn: 18/03/2013 Tiết PPCT: 133-134 Ngày dạy: 21/03/2013 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kỹ năng: - Tiến hành các bước làm nghị luận. - Tổ chức triển khai các luận điểm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cách làm bài văn nghị luận C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì ? Các thành phần của một bài nghị luận phải đảm bảo mấy phần? Nội dung từng phần? 3. Bài mới: GV giới thiệu cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV phát vấn một số kiến thức cơ bản - Yêu cầu học sinh đọc các đề văn trong SGK Tr. 79 + 80. - Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ? - Nhận xét xem các đề trên có những điểm nào giống và khác nhau ? - Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên - Vấn đề nghị luận là gì ? - Phương pháp nghị luận. - Tư liệu chủ yếu để làm bài là gì ? - Cần chú ý phân tích được nội dung nào ? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: - HS đọc đề bài - Có mấy bước để làm một bài văn hoàn chỉnh? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý - Mở bài cần giới thiệu gì ? - Thân bài cần phân tích nội dung nào ? - Kết bài ? TIẾT 134 + Học sinh đọc Văn bản “Quê hương” trong tình thương, nỗi nhớ Tr. 81 SGK + Hãy xác định bố cục 3 phần của văn bản . - Ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương ? - Nhận xét chính về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? - Phân thân bài được liên kết với phần mở bài bằng các luận điểm, luận cứ được cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần mở bài? - Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không ? Vì sao ? - Từ việc tìm hiểu trên, ta rút ra được các yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? HS lập dàn ý cho bài nghị luận cụ thể HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV hướng dẫn HS cách làm bài viết số 7 I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: II. LUYỆN TẬP: 1.Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: * Cấu tạo đề: - Có 2 cách cấu tạo đề: + Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể: Đề 4, 7. + Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: Các đề còn lại. * So sánh: - Giống: Đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Khác: + Từ “phân tích”: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận. + Từ “cảm nhận”: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. + Từ “suy nghĩ”: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết. 2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. a. Tìm hiểu đề và tìm ý - Tình yêu quê hương. - Phân tích. - VB bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. - Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị .v.v... - Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu. b. Lập dàn ý: * Mở bài:- Giới thiệu làm bài thơ và vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: - Phân tích nội dung: Tình yêu quê hương trong bài thơ. + Cảnh ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế. + Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên. + Nỗi nhớ làng quê biển: Vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương. - Phân tích nghệ thuật: + Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2, 2/3, 3/5. + Cấu trúc, ngôn từ, bút pháp, hình ảnh. * Kết bài: - Bài thơ là một khúc ca trữ tình về quê hương chân thành, say đắm. c. Cách tổ chức, triển khai luận điểm. - Về bố cục: * Mở bài: Từ đầu đến rực rỡ: Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương” * Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh: Nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết. * Kết bài: Phần còn lại: Khẳng định những đóng có giá trị tinh thần của bài thơ. - Nhận xét chính về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương: - Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình. + Nổi bật là những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi. + Cảnh trở về tấp nập no đủ, bình yên. + Vẻ đẹp của người dân chài giữa một không gian, biển trời thơ mộng. - Hình ảnh, ngôn từ, của bài thơ giàu sức ngợi cảm. - Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ. - Phân thân bài được liên kết với phần mở bài bằng các luận điểm, luận cứ được cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần mở bài. Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ. - Văn bản có tính thuyết và sức hấp dẫn do tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng. - Muốn làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc. * Ghi nhớ: SGK Tr. 83. 3. Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu thơ nói chung, khổ thơ nói riêng. * Thân bài: Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật. + Nhận xét đánh giá thành công của tác giả * Kết bài: Nêu giá trị bài thơ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Yêu cầu về nội dung và bố cục ? * Bài mới: Chuẩn bị “Luyện nói: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… **************************** Tuần : 27 Ngày soạn: 20/03/2013 Tiết PPCT: 135 Ngày dạy: 23/03/2013 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 7 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt: diễn đạt ý, sử dụng từ ngữ, bố cục, đặt câu. Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi . Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm B. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu , sự cần thiết của tiết trả bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GV ghi đề bài lên bảng và cho HS lập dàn ý GV nhận xét chung về kiến thức GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...) GV: Chỉ ra những nhược điểm: Cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách sắp xếp các ý như thế nào? GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu GV thống kê những lỗi của HS. Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở GV: Lựa bài khá nhất của bạn Phương, Ngọc, Thăn . .. đọc trước lớp để các em khác học - GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm I. ĐỀ BÀI: Trình bày cảm nhận của em về tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. Đáp án và thang điểm: xem tiết 125 II. NHẬN XÉT CHUNG a. Ưu điểm: - Nắm được đặc trưng phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích - Bố cục 3 đoạn rõ ràng b. Nhược điểm: - Bài làm mang tính chất tóm tắt truyện chưa có yếu tố nghị luận. - Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý, sự hiểu biết ít - Một số chưa phân tích biện pháp nghệ thuật kết hợp với nội dung. - Câu không rõ nội dung, các ý không phân đoạn rõ ràng. III. SỬA LỖI CỤ THỂ: 1. Về kiến thức : - Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn nên chưa nêu được vị trí vai trò của đối tượng thuyết minh - Lỗi dùng từ: Dùng không đúng ý - Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. Chưa sử dụng được các biện pháp tu từ đặc biệt là miêu tả trong bài văn thuyết minh - Lỗi chính tả rất nhiều như bài của Thăn, Hùng.. 2. Về cách diễn đạt a. Dùng từ : Hiện tượng-> Hình tượng, chuyện ngắn-> Truyện ngắn. Ông Hai về nhà tức giận, quát mắng vợ con.-> ông Hai cáu gắt với vợ con khi về đến nhà b. Lời văn : Một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc . - Ông Hai đã thể hiện tình yêu kháng chiến -> Kim Lân đã xây dựng. - Kim Lân là nhà thơ nổi tiếng tiêu biểu-> Kim Lân là nhà văn tiêu biểu. - Kim Lân là nhà văn hiện đại xuất sắc tiêu biểu-> Kim Lân là nhà văn hiện đại xuất sắc. c. Chữ viết : - Sai nhiều lỗi chính tả, tên riêng không viết hoa: việt giang-> Việt gian, ông hai-> ông Hai, chợ dầu-> Chợ Dầu - Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm - Nhiều bài chép của nhau. BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp SS Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm > TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 9A2 24 D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 7 - HS đọc và tìm tư liệu của tất cả các đề tham khảo trong SGK/99 *Yêu cầu : - Vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học: giải thích, chứng minh... - Bài làm phải có bố cục rõ ràng và chặt chẽ - Chú ý phân tích các khổ thơ đã học: Bài “Sang thu”, “Viếng lăng Bác”,“Mùa xuân nho nhỏ”, “Nói với con”, E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 27.doc