A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức về ngữ pháp đã học. Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; kiến thức lớp 6,7.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ bằng cách ôn lại kiến thức lớp 6,7.
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - Tiết 147,148: Tổng kết về ngữ pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 30 Bài 29
Tiết 147,148
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức về ngữ pháp đã học. Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; kiến thức lớp 6,7.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ bằng cách ôn lại kiến thức lớp 6,7.
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn hệ thống hóa kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
- Nêu khái niệm danh từ, tính từ, động từ?
* Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
* Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
* Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- GV gọi HS thực hiện bài tập 1 mục A.I SGK/130.
- Những từ nào thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ?
* Những từ đứng trước danh từ: những, các, một, cái … chỉ số lượng.
* Những từ đứng trước động từ: hãy,đã, vừa, đang, cũng, vẫn, chớ, đừng …
* Những từ đứng trước tính từ: rất, hơi, quá, cũng, vẫn …
- GV gọi HS thực hiện bài tập 2 mục A.I SGK/130,131.
- Bài tập 3: Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên?
- Nêu cấu tạo của cụm danh từ, động từ, tính từ?
* Cấu tạo cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
- GV gọi HS thực hiện bài tập 4 mục A.I SGK/131.
- Bài tập 5: Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng đực dùng như từ thuộc từ loại nào?
- Bài tập 1: Hãy sắp xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới?
- Bài tập 2: Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn hệ thống hóa các cụm từ.
- Bài tập 1: Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
- Bài tập 2: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
- Bài tập 3:Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
A. Từ loại:
I. Danh từ, động từ, tính từ:
1. Xác định danh từ, động từ, tính từ ở các từ in đậm:
a. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
( Nguyễn Đình Thi)
b. Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
( Kim Lân).
c. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
( Kim Lân).
d. Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long).
e.-Vâng!Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
( Nam Cao)
¬ Danh từ: Lần, lăng, làng.
¬ Tính từ: Hay, đột ngột, phải, sung sướng.
¬ Động từ: Đọc, nghĩ ngợi, phục dingj, đập.
2.Thêm từ vào trước cho thích hợp:
- Rất hay: TT - Một cái lăng: DT
- Quá đột ngột:TT - Vừa đọc: ĐT.
- Đã phục dịch:ĐT - Một ông giáo:DT
- Một lần: DT - Cái làng: DT
- Rất phải:TT - Đã nghĩ ngợi:ĐT
- Vừa đập:ĐT - Quá sung sướng:TT
3. Xác định vị trí của danh từ, động từ, tính từ:
- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một.
- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.
- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá.
4. Điền từ vào bảng kẻ:
Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:
Ý nghĩa khái quát của từ loại.
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật,người, vật, hiện tượng,khái niệm)
Tất cả, những, một, hai, mỗi, mọi …
Danh từ
Này, kia, ấy, nọ, đó, đấy …
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Hãy, đừng, chớ …, còn, vừa đã, đang …
Động từ.
Rồi, xong, đi, lấy, ra, vào …
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Rất, hơi, quá, không, chưa, chẳng …
Tính từ.
Quá, cực kỳ, tuyệt.
5. Xác định từ loại và nói cách dùng từ loại trong câu:
a. Tròn: Tính từ được dùng như động từ.
b. Lý tưởng: Danh từ được dùng như tính từ.
c. Băn khoăn: Tính từ được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác:
1. Xếp từ in đậm vào cột thích hợp:
Bảng tổng kết về các từ loại khác (ngoài ba từ loại chính)
- Số từ: ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.
- Phó từ: đã, mới, đã, đang.
- Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như.
- Trợ từ: chỉ, cả, ngay, chỉ.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.
2. Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn, nêu từ loại:
- Các từ: à, ư, hử, hở, hả …
- Các từ đó thuộc tình thái từ.
B. Cụm từ:
1. Phần trung tâm trong cụm danh từ, dấu hiệu:
a. - Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
- Một nhân cách rất Việt Nam.
- Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
ú Dấu hiệu lượng từ đứng trước: những, một, một.
b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
ú Dấu hiệu lượng từ đứng trước: những.
c. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy.
ú Dấu hiệu có thể thêm vào trước: những.
2. Phần trung tâm và dấu hiệu nhận biết cụm động từ:
a.- Đã đến gần anh.
- Sẽ chạy xô vào lòng anh.
- Sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
ú Dấu hiệu đứng trước: đã, sẽ, sẽ.
b. Vừa lên cải chính.
ú Dấu hiệu đứng trước: vừa.
3. Phần trung tâm, yếu tố phụ trong cụm tính từ:
a. Rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại. Từ đi kèm: rất.
b.Sẽ không êm ả. Có thể thêm từ phía trước: rất.
c. Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn. Có thể thêm từ phía trước: rất.
IV Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài Luyện tập viết biên bản.
- Ôn tập lý thuyết:
* Biên bản nhằm mục đích gì?
* Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
* Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
* Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
- Luyện tập:
* Hãy viết biên bản Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn dựa vào phần gợi ý.
* Hãy ghi lại cuộc họp lớp vừa qua.
* Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
* Hãy viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lý xây dựng, …).
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY147,148.DOC