Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31, tiết 151 đến tiết 155

Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: xem trước bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật, em hình dung được gì về cuộc sống trên đảo hoang và phẩm chất của Rô-bin-xơn?

 thời tiết khắc nghiệt

(Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn

 tự duy trì cuộc sống.

Phẩm chất: chịu khó, thông minh, sáng tạo, lạc quan, có đầu óc hài hước).

Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn đã học ở lớp 6, 7, 8, học sinh đã tiếp xúc với văn học Pháp: “Buổi học cuối cùng” – Đô đê (lớp 6).

 “Ông Guốc đanh mặc lễ phục” – Môlie (lớp 8).

 “Đi bộ ngao du” – Ru xô (lớp 8).

 Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp cùng thời với Đô đê.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31, tiết 151 đến tiết 155, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31: Tiết 151 – 152: Boá cuûa Xi-moâng Guyđơ Mô-pa-xăng Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật, em hình dung được gì về cuộc sống trên đảo hoang và phẩm chất của Rô-bin-xơn? thời tiết khắc nghiệt (Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn tự duy trì cuộc sống. Phẩm chất: chịu khó, thông minh, sáng tạo, lạc quan, có đầu óc hài hước). Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn đã học ở lớp 6, 7, 8, học sinh đã tiếp xúc với văn học Pháp: “Buổi học cuối cùng” – Đô đê (lớp 6). “Ông Guốc đanh mặc lễ phục” – Môlie (lớp 8). “Đi bộ ngao du” – Ru xô (lớp 8). Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp cùng thời với Đô đê. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm qua phần chú thích. (Ông là tác giả của một số tiểu thuyết, trên 300 truyện ngắn trong đó có nhiều truyện đặc sắc). Đoạn trích đã xây dựng những nhân vật nào? (3 nhân vật). Dựa vào phần tóm tắt trong sách giáo khoa và nội dung của văn bản, em hãy tóm tắt truyện “Bố của Xi-mông”. Hoạt động 2: Có những sự việc nào được nói đến trong văn bản? Tương ứng với những đoạn văn nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật Xi-mông là tìm hiểu nỗi đau và ước muốn của em. Có hoàn cảnh như thế nào? Xi-mông đau đớn còn vì lí do nào khác? (Nỗi đau của một đứa trẻ mới bảy, tám tuổi bắt đầu biết nhận thức đời thì điều nhận biết đầu tiên là…bị bạn bè). Nỗi buồn tủi đau khổ của Xi-mông ở phần đầu truyện được diễn tả như thế nào? Ở bờ sông em đã gặp điều gì? (nghĩ về nhà, về mẹ → buồn vô vọng). Nhưng thiên nhiên đã cuốn hút em. Biểu hiện của nỗi đau khổ, buồn tủi của Xi-mông là gì? + Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc, đó là những lần nào? + Nghệ thuật gì? (liệt kê). Nỗi đau không chỉ biểu hiện ở giọt nước mắt mà còn biểu hiện như thế nào nữa? (dấu chấm lửng). Từ nỗi đau đó, em đã có ước muốn ra sao? (Điều tự nhiên và cũng rất thiêng liêng của trẻ thơ bởi đứa trẻ nào cũng cần phải có bố và cần có bố). Vì thế, khi nghe bác Philip nói “Người ta sẽ cho cháu một ông bố” thì Xi-mông tin ngay. Đến mức, ngay trước người mẹ đang đau khổ tủi nhục, em nói với bác Philip điều ước muốn như thế nào? Thấy bác không trả lời em dứt khoát “Nếu…và khi bác đồng ý, tâm trạng em như thế nào? (Hỏi tên bác, rồi hết cả buồn, vươn hai cánh tay nói…) Nhận xét về cách diễn tả của nhà văn? (Thấu hiểu nỗi đau, ước muốn, khắc hoạ chân thực cảm động tâm lí trẻ thơ → đề cập tình cảm thiêng liêng của con người – ý nghĩa nhân văn). Người phụ nữ này không một nói lời nào nhưng tính cách và bản chất thể hiện rất rõ. Theo em chị Blăng-sốt là người phụ nữ như thế nào? (Đẹp nhất vùng). Bản chất của chị ấy thể hiện ở những chi tiết nào? (Ngôi nhà, thái độ đối với khách; nỗi lòng đối với con). (Khắc hoạ nhân vật chân thật, xúc động gợi người đọc một sự cảm thông, trân trọng). Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Philip qua đoạn trích này? (nhân vật trung tâm). (Khi gặp Xi-mông: quan tâm mỉm cười hiền từ, câu nói ân cần, chan chứa tình thương). Khi chị Blăng-sốt xuất hiện, thái độ của Philip có sự thay đổi như thế nào? Cuối cùng Philip đã quyết định ra sao? Theo em lời nói đùa có thành sự thật không? (Cuối truyện bác Philip đến hỏi chị Blăng-sốt…ông bố thực sự, ông bố mà ai có đều đáng tự hào). Nhận xét của em về tâm trạng của các nhân vật trong truyện? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật? (Qua diễn biến tâm trạng). Guy đơ Mô-pa-xăng muốn gửi gắm điều gì qua văn bản này? (Yêu thương bạn bè và yêu thương con người – nhân ái). I. Tác giả, tác phẩm * Guy đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893) là nhà văn hiện thực xuất sắc của Pháp. * Văn bản “Bố của Xi-mông” trích truyện ngắn cùng tên. Đoạn truyện xây dựng 3 nhân vật…với những chi tiết giản dị, tự nhiên làm bộc lộ tâm lí nhân vật. II. Tìm diễn biến sự việc Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. Xi-mông gặp bác Philip. Bác Philip đưa Xi-mông về nhà. Ngày hôm sau ở trường. III. Phân tích 1. Nhân vật Xi-mông Có hoàn cảnh éo le đáng thương: em không có bố. Bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết vì không có bố. Đau khổ, buồn tủi nên em đã khóc “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc “…và thấy buồn vô cùng, em lại khóc”, :người rung lên”; “Cơn nức nở lại kéo đến”… Nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng → nghẹn ngào. * Ước muốn “có một người bố” “Bác có muốn làm bố cháu không?” “Thế nhé! Bác Philip, bác là bố cháu”. → Vui sướng, hạnh phúc. 2. Chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông Người phụ nữ đáng thương vì một thời lầm lỡ; đáng trọng bởi nhân cách đứng đắn của chị đối với con. Sống đúng đắn, nghiêm túc: “Ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. “bỗng tắt nụ cười…nhà mình”. Đau lòng khi con nói bị bạn đánh vì không có bố “Đôi má…tuôn rơi” và khi nghe con hỏi “Bác có…” 3. Bác Philip Người thợ cao lớn, khoẻ mạnh, nhân hậu sẵn sàng giúp đỡ Xi-mông trong cơn tuyệt vọng. Khi đưa Xi-mông về nhà, Philip có tâm trạng hài lòng khi được đến gặp “cô ái đẹp nhất vùng” và nảy sinh ý nghĩ bỡn cợt. Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt. Đối đáp với Xi-mông, phần vì thương em, phần vì thương Blăng-sốt, bác nói nửa đùa nửa thật vui lòng làm bố… * Tâm trạng Xi-mông: buồn → vui Blăng-sốt: ngượng ngùng → đau khổ, quằn quại, hổ thẹn. Bác thợ rèn Philip: vừa phức tạp, vừa bất ngờ. * Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 144. Củng cố, dặn dò: Học bài và soạn bài “Con chó Bấc”. Ký duyệt Tiết 153: OÂn taäp veà truyeän Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống của truyện. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học, lập bảng thống kê. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Chương trình Ngữ văn 9 các em được học 5 tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam. Đề tài tác phẩm đa dạng, nội dung phong phú phản ánh cuộc sống con người mọi miền đất nước trong nhiều hoàn cảnh với những tính cách khác nhau. Nhằm giúp các em có cái nhìn bao quát và có tính hệ thống kiến thức để dễ ghi nhớ về các tác phẩm đã học,… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các tác phẩm đã học. (Tên tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, tóm tắt nội dung). Hoạt động 2: Tác phẩm văn học gắn liền với những thời điểm lịch sử nào của đất nước? Các tác phẩm phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn đó? Hoạt động 3: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến được miêu tả qua những nhân vật nào? Nêu phẩm chất và tính cách nổi bật của mỗi nhân vật. Hoạt động 4: Tìm hiểu vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học. Phương thức trần thuật (ngôi kể). Nêu tác dụng của phương thức trần thuật đó? Tình huống của mỗi truyện? Các tình huống đó góp phần làm nên hiệu quả của tác phẩm như thế nào? (Bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật). I. Lập bảng thống kê “Làng” – Kim Lân – 1948. “Lặng lẽ SaPa” – Nguyễn Thành Long – 1970. “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng – 1966. “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu – 1985. “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê – 1971. II. Sắp xếp theo các thời kì lịch sử Thời kì kháng chiến chống Pháp: “Làng” – Kim Lân. Thời kì kháng chiến chống Mĩ: “Chiếc lược ngà”, Lặng lẽ SaPa”, “Những ngôi sao xa xôi”. Từ sau 1975: “Bến quê”. → Phản ánh những nét tiêu biểu của đời sống xã hội, con người Việt Nam với những tư tưởng, tình cảm của họ trong thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. III. Về nội dung: Ông Hai: người nông dân tình yêu làng hài hoà thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết. Ông Sáu: yêu con, tình cảm cha con sâu nặng tha thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Người thanh niên: yêu thích công việc, hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng mà mình đang làm, có suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp, trong sáng. Ba cô gái thanh niên xung phong: dũng cảm, không sợ hi sinh, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan. IV. Đặc điểm về nghệ thuật: 1. Phương thức trần thuật: Ngôi 1: (xưng tôi) “Những ngôi sao xa xôi”, (không phải là nhân vật chính) “Chiếc lược ngà”. Trần thuật theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật chính: “Làng”, “Lặng lẽ SaPa”, “Bến quê”. 2. Tình huống truyện: Làng. Bến quê. Chiếc lược ngà, “Lặng lẽ SaPa”. Củng cố, dặn dò: Ôn tập kĩ để kiểm tra 1 tiết. Ký duyệt Tiết 154: Toång keát veà ngöõ phaùp (tieáp theo) Mục tiêu bài học: Như tiết 147 – 148. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. Bài mới: Ôn tập tiếp về thành phần câu và các kiểu câu. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 3: Trong câu có 2 thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần chủ ngữ là gì? Vị ngữ? Ngoài thành phần chính, còn có thành phần phụ nào? (Trạng ngữ: làm rõ hoàn cảnh, thời gian, không gian…cho cụm C – V trong câu). Thành phần trạng ngữ thường đứng vị trí nào trong câu? (Đầu câu, cuối câu có khi ở giữa câu, phân cách câu bằng dấu phảy). Giáo viên hướng dẫn làm bài tập. Thế nào là các thành phần biệt lập? Có các thành phần biệt lập nào? Hướng dẫn làm bài tập. Hoạt động 4: Kể tên các kiểu câu. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2. Tìm CN và VN trong các câu sau. Tìm câu đặc biệt (học sinh tự làm). Thế nào là câu ghép? (Thường nối với nhau bằng quan hệ từ). Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3. Hướng dẫn làm bài tập 1, 2, 3. Biến đổi → câu bị động. (Có CN được sự vật, hiện tượng hướng vào). Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3. C. Thành phần câu I. Thành phần chính và thành phần phụ 1. Thành phần chính: * CN là một trong 2 thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái được nói đến ở VN (thường trả lời câu hỏi ai?, con gì?, cái gì?). * VN: nêu đặc điểm, tính chất…của đối tượng ở CN (làm gì, như thế nào, là gì…) 2. Thành phần phụ: thời gian, không gian * Trạng ngữ nguyên nhân, mục đích phương tiện, cách thức Sự vật nói ở trong câu. * Khởi ngữ: Nêu đề tài được nói đến. Đặt trước CN. Thêm vào trước khởi ngữ các từ: về, đối với… 3. Bài tập a. Đôi càng tôi / mẫm bóng. b. Sau 1 hồi…tôi, mấy người…cũ / đến sắp hàng… Trạng ngữ C V c. Còn…tráng bạc, nó / vẫn là người bạn… Khởi ngữ C V II. Thành phần biệt lập 1. Thành phần biệt lập: thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp không tham gia diễn đạt sự việc trong câu. 2. Các thành phần biệt lập và dấu hiệu nhận biết. Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc. Thành phần cảm thán: bộ lộ tâm lí người nói. Thành phần gọi đáp: tạo lập, duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần phụ chú: dùng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 3. Bài tập a. Có lẽ: tình thái. b. Ngẫm ra: tình thái. c. Dừa xiêm…: phụ chú. d. Bẩm: gọi – đáp. Có khi: tình thái. e. Ơi: gọi – đáp. D. Các kiểu câu I. Câu đơn 1. Câu đơn: Câu có cấu tạo gồm một cụm C – V hoặc hơn một cụm C – V (câu mở rộng thành phần). 2. Câu đặc biệt: là câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN, có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ làm trọng tâm cú pháp của câu. 3. Câu rút gọn: câu đã bị lược bớt thành phần do hoàn cảnh giao tiếp. 4. Bài tập Bài tập 1 (trang 146). a. Nghệ sĩ: CN. Ghi lại những cái đã có…: VN. b. Lời gửi…nhân loại: CN. Phức tạp…hơn: VN. c. Nghệ thuật: CN. Là tiếng nói của tình cảm: VN. d. Tác phẩm: CN. Thứ sáu…: VN. Bài tập 2: (trang 147). II. Câu ghép: Là câu có cấu tạo gồm 2 cụm C – V trở lên, trong đó các cụm C – V tách rời nhau làm thành vế câu. Bài tập 1, 2: tìm câu ghép Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép. a. Quan hệ bổ sung b. Quan hệ nguyên nhân. c. Quan hệ bổ sung. d. Quan hệ nguyên nhân. e. Quan hệ mục đích. Bài tập 3: a. Quan hệ tương phản. b. Quan hệ bổ sung. c. Điều kiện – giả thiết. Bài tập 4: Vì…nên (nguyên nhân). Nếu…thì (điều kiện). …nhưng (tương phản). Hầm…tuy quả bom…(nhượng bộ). III. Biến đổi câu: Bài tập 1 (học sinh tự làm). Bài tập 2: Tách câu để nhấn mạnh ý nội dung của bộ phận được tách. Bài tập 3: a. Đồ gốm được người thợ…khá sớm. b. Một cây…sẽ được. c. Những ngôi đền ấy được người ta… IV. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau. Bài tập 1: Câu nghi vấn Sao con không nhận? (để hỏi). Sao con biết là không phải? (để hỏi). Bài tập 2: Câu cầu khiến a. Ở nhà…! Đừng có đi đâu đấy (Ra lệnh). b. Thì nó cứ kêu đi. (Yêu cầu). Vô ăn cơm! (mời). Cơm chín rồi! (hàm ý mời). Bài tập 3: Câu: “Sao mày…?” hình thức câu nghi vấn nhưng dùng bộc lộ cảm xúc. Được xác nhận ở câu “Giận quá…” Củng cố, dặn dò: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học. Chuẩn bị tốt kiến thức để làm bài kiểm tra. Ký duyệt Tiết 155: Kieåm tra vaên (phaàn truyeän) Mục tiêu bài học: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Học sinh được rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn. Chuẩn bị: Giáo viên: Câu hỏi kiểm tra. Học sinh: Ôn tập kĩ. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra: Câu hỏi: 1. Lập bảng thống kê tên tác phẩm, tác giả, thời điểm sáng tác truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. (2đ) 2. Nêu tình huống truyện “Bến quê” (3đ). 3. Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? (5đ). Yêu cầu: 1. Kể tên 5 truyện: đúng tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác (2đ). 2. Tình huống: 2 tình huống (đúng mỗi ý 1,5đ). 3. Thế hệ trẻ Việt Nam… Cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu gian khổ. Sống có lí tưởng, dũng cảm, không sợ hi sinh. 4đ Đời sống nội tâm phong phú. Tự hào về họ và tin tưởng vào tương lai. (1đ) Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 31.doc