Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Trường THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc-tơn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Những nhận xét tinh tế và sự cảm nhận tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.

 - Tình yêu thương, gần gũi giữa nhà văn khi viết về con chó Bấc.

2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng trung thành, nhân nghĩa.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. - Nội dung ôn tập về truyện

 3. Bài mới: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương vạn vật muôn loài. Lão Hạc đã từng yêu thương cậu Vàng như đứa con cầu tự. Còn ở Phương Tây tình yêu thương động vật được thể hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu tình cảm này qua đoạn trích « Con chó Bấc » của Giắc Lân-đơn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 19/04/2013 Tiết: 156 Ngày dạy: 22/04/2013 Văn bản : CON CHÓ BẤC (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã) Giắc Lân-Đơn A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc-tơn. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Những nhận xét tinh tế và sự cảm nhận tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật. - Tình yêu thương, gần gũi giữa nhà văn khi viết về con chó Bấc. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng trung thành, nhân nghĩa. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. - Nội dung ôn tập về truyện 3. Bài mới: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương vạn vật muôn loài. Lão Hạc đã từng yêu thương cậu Vàng như đứa con cầu tự. Còn ở Phương Tây tình yêu thương động vật được thể hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu tình cảm này qua đoạn trích « Con chó Bấc » của Giắc Lân-đơn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG Dựa vào SGK, giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm. GV cùng HS đọc toàn bộ đoạn trích. GV nhận xét cách đọc ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS đọc bài HS đọc - nhận xét cách đọc của bạn Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc. Kể lại đoạn trích học, chú ý đoạn 3 về độ dài của đoạn Đoạn trích nên chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn? * HS đọc đoạn 1 của phần trích Tác giả muốn giới thiệu điều gì? * H/S đọc tiếp đoạn 2. Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả? Tình yêu thương của Thoóc-tơn giành cho chó Bấc thể hiện như thế nào qua lời nói, cử chỉ, hành động? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả? Thooc-tơn là người như thế nào? Những nhận xét của tác giả về các con chó trong đó có con Bấc? Nhà văn miêu tả về Bấc thực sự có tâm hồn qua những câu văn nào? Bấc hiện lên Ntn? Tình cảm, thái độ của tác giả ? Đọc, ghi nhớ phần ghi nhớ SGK trang 145 HS rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn HS tổng kết Nắm nội dung, kể tóm tắt tác phẩm. Nắm những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản. I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Giắc Lân-đơn ( 1876-1916) là nhà văn nổi tiếng của Mĩ. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích trong tiểu thuyêt Tiếng gọi nơi hoang dã 1903, thể hiện quan niệm đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại b. Thể loại: Tiểu thuyết II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: 3 đoạn - Đ1: Đoạn đầu của phần trích; giới thiệu về Thoóc – Tơn - Đ 2: Ứng với đoạn 2 của phần trích tình cảm của Thoóc –Tơn đối với Bấc - Đ3: Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ. b. Phân tích: b1. Tình yêu thương của Thoóc-Tơn đối với con cho Bấc. - Cử chỉ : hỏi thân mật, trò chuyện, nựng âu yếm Bấc - Hành động : hai bàn tay túm chặt đầu Bấc.., đẩy tới đẩy lui, chăm sóc chó như là con cái, ôm ghì - Lời nói : “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” =>Câu văn giàu biểu cảm, cách viết rất sinh động, kể sự việc: Thoóc-tơn là người yêu thương yêu quý loài vật, lòng nhân từ với con chó Bấc. b2. Tình cảm của con chó Bấc với Thoóc-tơn - Bấc có tài biểu lộ tình thương..., sung sướng đến cuồng lên... ® Cách quan sát kĩ, miêu tả sinh động thể hiện tình yêu thương loài vật * Miêu tả Bấc thực sự có tâm hồn - Nó thường nằm phục dưới chân Thoóc-tơn - Mắt háo hức tỉnh táo - Tình cảm của Bấc ngời sáng lên qua đôi mắt. - Nó sợ Thoóc-Tơn lại biến khỏi cuộc đời nó - Ngay cả ban đêm trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. => Cách miêu tả sinh động của một thế giới tâm hồn của Bấc được hiện lên bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn. Bấc yêu quý Thoóc-tơn rất đặc biệt đó cũng là tình yêu của tác giả giành cho Bấc. 3. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk * Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng tuyệt với, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa của nhà văn. * Nội dung: Tình yêu thương giữa Thooc-tơn và con con chó Bấc. * Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm nội dung, kể tóm tắt tác phẩm. Nắm những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản. * Bài mới: Chuẩn bị “Bắc Sơn” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 32 Ngày soạn: 22/04/2013 Tiết: 157 Ngày dạy: 24/04/2013 KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần truyệnViệt Nam hiện đại về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút + Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần truyện Việt Nam hiện đại - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Làng Những ngôi sao xa xôi Nhận biết ngôi kể, tá giả, tình huống truyện hiện đại Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 15% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 15% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Chủ đề 2: Lặng lẽ Sa Pa Chiếc lược ngà Những ngôi sao xa xôi Nêu tình huống truyện Chiếc lược ngà Hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản  Số câu: 4 Số điểm:3.5 Tỉ lệ 35% Số câu: 1 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ 35% Số câu: 1 Sốđiểm: 2 Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Chủ đề 3: Những ngôi sao xa xôi Tạo lập đoạn văn phân tích nhân vật  Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ 50% Số câu: 1 Số điểm:5 Tỉ lệ 50% Số câu: 4 Số điểm: 3.5 Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Số câu: 1 Số điểm: 5 Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu: 4 Số điểm: 3 30% Số câu: 4 Số điểm: 3 30% Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Trong các truyện sau, truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất? a. Làng b. Lặng lẽ Sa Pa c. Những ngôi sao xa xôi d. Cả a và b Câu 2: Nhận định nào phù hợp với nhà văn Kim Lân ? a. Là nghệ sĩ đa tài, có khả năng thể hiện sâu sắc tình người b. Là người gắn bó và hiểu sâu sắc cuộc sống, cảnh ngộ của người nông dân c. Là người gắn bó và hiểu sâu sắc cuộc sống, cảnh ngộ của người thành thị d. Là người gắn bó và hiểu sâu sắc cuộc sống, cảnh ngộ của nhiều tầng lớp nhân dân. Câu 3: Viết “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê ca ngợi: a. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ b. Dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất ở mọi lứa tuổi, mọi thời đại c. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ d. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. Câu 4: Dòng nào nói đúng tình huống truyện của tác phẩm Làng ? a. Ông Hai nghe thấy tin làng mình theo giặc từ miệng những người tản cư ở dưới xuôi lên. b. Ông Hai quyết định thù làng để yêu nước c. Ông luôn nhớ về làng và tự hào về làng của mình d. Ông bị bà chủ nhà đuổi vì làng của ông theo Việt gian bán nước. Câu 5: Cách khắc họa nhân vật của Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn của mình có gì độc đáo ? a. Khắc họa nhân vật chính qua bức kí họa mà chưa có cá tính rõ nét b. Thông qua cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật phụ, nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật d. Để các nhân vật tự nói lên cảm xúc, suy nghĩ của chính bản thân mình. Câu 6: Việc không chịu nhận ông Sáu là cha vì vết thẹo trên mặt đã cho thấy bé Thu là người như thế nào? a. Rất ương bướng, khó bảo b. Bé Thu vẫn còn trẻ con chưa cảm nhận được tình cha con c. Quá hồn nhiên, ngây thơ d. Có cá tính: mạnh mẽ, dứt khoát và rạch ròi trong tình cảm. B. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) HS viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu tình huống truyện của tác phẩm “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng? Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN c b c a b d B. TỰ LUẬN (7.0 Điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 - Hs cần viết đoạn văn đủ số câu theo quy đinh, đúng chính tả, các câu logic theo mạch cảm xúc - Nêu được tình huống truyện: + Ông Sáu về thăm vợ con sau tám năm xa cách, những ngày ở nhà, ông cố tìm mọi cách để được gần con nhưng bé Thu quyết không nhận ba + Đến lúc nhận ra ba thì cũng chính là lúc cha con họ phải chia tay nhau, ông Sáu lên đường ra chiến trường + Ở chiến trường, ông dồn tình yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà, lúc hy sinh cũng không gặp lại con và kịp trao chiếc lược cho người bạn. 0.5 điểm 1.5 điểm Câu 2 a. Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đoạn văn; nắm vững phương pháp làm bài văn phân tích nghệ thuật và nội dung, có dẫn chứng cụ thể - Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng. b. Yêu cầu cụ thể: Hs viết đoạn văn phân tích nhân vật Phương Định, cần tập trung làm rõ các phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, thấy được hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Khái quát chung về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp chung của ba cô gái trong tổ trinh sát ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ - Phương Định là nhân vật chính được tác giả tập trung khắc họa: + Phương Định là cô gái giàu cá tính, nhạy cảm, hồn nhiên (dẫn chứng) + Hay mơ mộng, thích hát, kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. + Hay quan tâm đến hình thức của mình và tự hào về mình (dẫn chứng) + Lạc quan, yêu mến đồng đội, cảm phục những con người cùng cô chiến đấu, hy sinh trên chiến trường. (dẫn chứng) + Đặc biệt trong chiến đấu, cô rất dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh, bình tĩnh, khôn khéo trong việc phá bom. (dẫn chứng) Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, duyên dáng, trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với đồng đội. Đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. 0.5 điểm 4.5 điểm * Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 32 Ngày soạn: 22/04/2013 Tiết: 158-159 Ngày dạy: 25/04/2013 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức về câu. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về câu( các thành phần câu, kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến 9. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp kiến thức về câu. Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học. 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS - Khả năng kết hợp của Danh từ, động từ, tính từ - Các từ loại khác là những từ loại nào? - Thành phần trung tâm của các cụm từ? 3. Bài mới: Sự cần thiết phải hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu và các kiểu câu ở tiết tổng kết này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Thành phần chính và thành phần phụ H/S đọc và trả lời câu 1 SGK trang 145 Đặt câu có thành phần chính? (Nêu rõ nội dung gì ? ) Các thành phần phụ đã học (trạng ngữ, khởi ngữ ?) Cho ví dụ về trạng ngữ? Cho ví dụ về khởi ngữ? H/S đọc 3 VD a, b, c SGK? Phân tích các thành phần của câu? Thành phần CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ? Tập đặt câu văn, đoạn văn sử dụng đúng các thành phần của câu? Thành phần biệt lập Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập cảu câu? Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì? Cho VD cụ thể? H/S đọc BT2 trang 145 Chỉ rõ các thành phần biệt lập trong phần a b c d e? Tác dụng của nó ntn? TIẾT 159 Các kiểu câu Thế nào là câu đơn H/s đọc BT+2 trang 146,147. H/s đọc Bt1 phần a b c d e trang 146 Tìm CN, VN trong các câu? H/S đọc BT2 phần a b c trang 147? Xác định câu đặc biệt? Khái niệm về câu ghép? H/s đọc BT1 mục II trang 147 Tìm câu ghép? HS đọc BT2, chỉ rõ các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép GV hướng dẫn HS làm BT4 trang 149 Học sinh đọc BT1(trang 149) Tìm câu rút gọn? Rút gọn Ntn? Hs đọc BT2 tìm bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Tác dụng Ntn? H/s đọc BT3 GV: hướng dẫn HS cách biến đổi. Hs: đọc BT1, tìm các câu nghi vấn? HS: Cách dùng các câu nghi vấn đó có để hỏi không? HS đọc Bt2? Tìm câu cầu khiến dùng để làm gì? (Chú ý: Mục đích của các câu cầu khiến có khác nhau) H/S đọc BT3 -G/V hướng dẫn H/S BT3 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV hướng dẫn HS làm bài kiểm tra I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC C-thành phần câu: I.Thành phần chính và thành phần phụ: 1-Kể tên, nêu dấu hiệu nhận biết *Thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ - Chủ ngữ : Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? - Vị ngữ: Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì? *Thành phần phụ: -Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích... -Khởi ngữ: Thường đứng trước CN nêu lên đề tài của câu nói. 2-Phân tích thành phần của các câu sau: - Đôi càng tôi mẫm bóng. CN VN (Tô Hoài) - Sau một hồi trống thức vang dội cả lòng tôi, mấy người học TR.N CN trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. (Thanh Tịnh) VN - Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người K.N CN bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác. VN II.Thành phần biệt lập 1-Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết: - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi - đáp - Thành phần phụ chú ®Dấu hiệu nhận biết: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc nói trong câu? 2-Tìm thành phần biệt lập: a) Có lẽ: Tình thái b) Ngẫm ra: Tình thái c) Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ..... (Thành phần phụ chú) d) Bẩm: gọi - đáp Có khi: Tình thái e) Ơi: Gọi - đáp. D-Các kiểu câu : 1-Câu đơn - Khái niệm? - Tìm CN, VN trong các câu đơn? - Xác định câu đặc biệt: a) Có tiếng nói léo xéo ở gian trên tiếng mụ chủ. b) Một anh thanh niên hai mươi tuổi! c) Những ngọn đèn...thần tiên. 2-Câu ghép -Khái niệm -Tìm câu ghép trong bài tập 1 -Chỉ rõ quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép -Bài tập 2 a,c: Qh bổ sung b,d: Qh nguyên nhân e: Qh mục đích -Bài tập 3 a)Qh tương phản b) Qh bổ sung c) Qh điều kiện, giả thiết. 3-Biến đổi câu: -BT1: Câu rút gọn + Quen rồi + Ngày nào ít: ba lần -BT2: a) Và làm việc có khi suốt đêm b) Thường xuyên c) Một dấu hiệu chẳng lành ®Tách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung. -BT3: Biến đổi Giáo viên chú ý hướng dẫn h/s bằng cách đảo các thành phần và cụm từ trong câu. 4. Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau: -Bài tập1: Các câu nghi vấn: + Ba con, sao con không nhận? + Sao con biết là không phải? (Dùng để hỏi) -Bài tập 2: a)- Ở nhà trông em nhé! - Đừng có đi đâu đấy. ®Dùng để ra lệnh. b)-Thì má cứ kêu đi ®Dùng để yêu cầu c)Vô ăn cơm! ®Dùng để mời. -Bài tập 3: -G/V hướng dẫn H/S làm BT3 ®Đó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - HS ôn tập phần tiếng Việt chủ yếu ở các nội dung sau: Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập; Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Các kiểu câu đã học; Nghĩa tường minh - nghĩa hàm ý; Từ loại :danh từ - động từ - tính từ . - Xem lại tất cả các bài tập trong SGK ở các bài Ôn tập tiếng Việt và Tổng kết về Ngữ pháp - Có hai phần: trắc nghiệm và tự luận E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************************** Tuần: 32 Ngày soạn: 22/04/2013 Tiết: 160 Ngày dạy: 27/04/2013 LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố lại kiến thức về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng. 2. Kĩ năng: - Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách. 3. Thái độ: Biết nhìn nhận và viết hợp đồng. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hợp đồng ? Yêu cầu khi viết hợp đồng ? 3. Bài mới: Sự cần thiết phải viết được một bản hợp đồng trong cuộc sống. Những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc cần biết đó là những yêu cầu cần luyện ở tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Ôn tập lý thuyết - Mục đích, tác dụng của hợp đồng? - Văn bản nào có tính pháp lí? *G/v: Cho học sinh quan sát làm quen với 1 bản hợp đồng. - Những mục cần có của một bản hợp đồng? Phần nội dung chính được trình bày ntn? - Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng? LUYỆN TẬP - H/S đọc BT1? - Chọn cách diễn đạt nào? tại sao? - Chú ý những gì khi lập một bản hợp đồng ở BT3? - Chú ý gì về lời văn? VD: Những bản hợp đồng nào cần thiết phục vụ cho gia đình em? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Luyện tập viết những bản hợp đồng đơn giản và gần gũi, quen thuộc. I- Ôn tập lý thuyết: 1- Mục đích và tác dụng của hợp đồng. 2- Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính pháp lý - Tường trình - Biên bản - Báo cáo - Hợp đồng x 3- Những mục cần có của một bản hợp đồng: Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức nào? 4- Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng: -Chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩa II- LUYỆN TẬP: 1- Chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách sau? Tại sao a,Cách 1 b, c, d: Cách 2 2- Lập hợp đồng cho thuê xe đạp: Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng. 3- Luyện tập tự viét những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc: - Hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất - Hợp đồng sử dụng điện , sử dụng nước sạch. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Sự cần thiết của viết hợp đồng trong cuộc sống xã hội? Các nội dung, trình tự cảu một bản hợp đồng? Lời văn và những số liệu trong bản hợp đồng. Kiểm tra: Phần bài tập luyện viết. Luyện tập viết những bản hợp đồng đơn giản và gần gũi, quen thuộc. E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 32.doc
Giáo án liên quan