Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

 - Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

 - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện thần kỳ.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Anh Nguyễn Dữ, tranh về đền thờ Vũ Nương.

 2 Học sinh: Đọc và tóm tắt truyện; soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy chỉ ra mặt gây hiểm hoạ cho trẻ em trên thế giới?

 - Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.

 - Văn bản có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay?

 III. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần4 Bài 4 Tiết16,17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ. ********* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. - Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện thần kỳ. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Aûnh Nguyễn Dữ, tranh về đền thờ Vũ Nương. 2 Học sinh: Đọc và tóm tắt truyện; soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy chỉ ra mặt gây hiểm hoạ cho trẻ em trên thế giới? - Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em. - Văn bản có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS đọc phần dấu sao và chú thích để tìm hiểu tác giả tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Nguyễn Dữ không rõ năm sinh năm mất, là nhà văn sống ở thế kỷ 16, Quê ở huyện Thanh Miện- tinh Hải Dương. * Ông học rộng tài cao, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đỗ cử nhân; làm quan một năm rồi xin nghỉ về quê sống ẩn dật, viết sách nuôi mẹ. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Hoàn cảnh sáng tác: Xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong(thế kỷ 16), vua chúa tranh quyền vị, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến ……… Tác giả là người có nhân cách cao thượng: từ quan, sống gần gũi với nhân dân. Đó là điều kiện cho sự thành công của Truyền kỳ mạn lục. * Xuất xứ: Truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. * Nguồn gốc: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện”Vợ chàng Trương”. * Nhân vật: là người phụ nữ đức hạnh có phẩm chất tốt đẹp, khao khát cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Hãy giải nghĩa nhan đề Truyền kỳ mạn lục? * Truyền kỳ: Chuyện thần kỳ với Tiên, Phật, Ma, Quỉ vốn là chuyện có sẳn được lưu truyền từ trước trong dân gian. * Mạn lục: Ghi chép tản mạn. * Truyền kỳ mạn lục: là ghi chép lại những chuyện thần kỳ được lưu truyền từ trước trong dân gian. - GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu từ khó trong phần chú thích? * Đọc: đọc những đoạn quan trọng xen kẽ khi phân tích. * Giải thích từ khó: SGK/ 49,50,51. - GV yêu cầu HS tóm tắt truyện? * HS tóm tắt và sửa chữa bổ sung. GV chốt lại: + Vũ Nương sống ở nhân gian. + Lấy chồng. + Xa chồng. + Nỗi oan. + Vũ Nương được giải oan và ở lại thuỷ cung. - Nêu đại ý của truyện? * Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến phải dùng cái chết để minh oan cho tấm lòng chung thuỷ, trong sạch của mình. * Hoạt động2: Hướng dẫn phân tích 1. Câu1: SGK/ 51. - Tìm bố cục của truyện? * Truyện chia làm 3 phần: + “ Vũ Thị Thiết ………… cha mẹ đẻ mình” Cuộc hôn nhân, sự xa cách, phẩm hạnh của Vũ Nương. + “Qua năm sau ………… đã qua rồi” Nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của Vũ Nương. + “Cùng làng với nàng ………… biến đi mất” Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương. Vũ Nương được giải oan. 2. Câu 2: SGK/ 51 - Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? * Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng đã xử sự trước tính hay ghen của Trương Sinh: giũ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. * Khi tiễn chồng đi lính:” Thiếp chẳng dám mong” vinh hiển, chỉ mong chồng bình yên trở về. * Khi xa chồng, Vũ Nương đã:sinh con, nuôi con, dạy con, nuôi mẹ chồng, chăm sóc mẹ chồng lúc đau ốm; mẹ chồng mất nàng lo ma chay đàng hoàng chu đáo. - Tìm chi tiết cho thấy thời gian chờ đợi của Vũ Nương? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? * “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. - Lời trối trăng của mẹ chồng cho em hiểu gì về phẩm chất đẹp đẽ của Vũ Nương? * Lời trối trăng cho thấy bà ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng: đảm đang, tháo vát, hiếu thảo. 3/. Câu 3: SGK/51 - Nỗi oan của Vũ Nương là gì? * Nỗi oan của nàng là bị nghi ngờ thất tiết. Trương Sinh là người đa nghi mà câu chuyện lại được nói ra từ miệng của con trẻ( bé Đản):” Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Điều đó quá đủ để cho người đàn ông không ghen tuông cũng phải nghi ngờ. Cuối cùng, anh chồng tin chắc vợ thất tiết, không chịu nghe lời vợ giải thích. Họ hàng bên vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. - Khi bị chồng nghi oan nàng đã làm gì? * Nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình:” Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ………… như lời chàng nói”. * Nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công:” Nay đã bình rơi trâm gãy ………… Vọng Phu kia nữa”. * Thất vọng đến tột cùng vì cuộc sống gia đình không hàn gắn được, nàng mượn dòng nước để giải bày rồi tự vẫn:” Kẻ bạc mệnh này ………… phỉ nhổ”. - Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình. Với tính cách của nàng, điều đó có hợp lý không? * Vũ Nương tìm cách tự vẫn để bày tỏ nỗi oan ức. Một đời nàng chỉ mong cuộc sống bình yên, hoà thuận; một đời nàng giữ gìn phẩm giá; một đời nàng thuỷ chung. Thế nhưng nàng bị buộc tội mà không thể thanh minh. Nàng bị oanức, tuyệt vọng. Tự vẫn là hành động phù hợp với tính cách của nàng mà cũng vì nàng chẳng còn cách lựa chọn nào khác. Ngay cả sau khi chết, nàng vẫn đau đớn vì bị” ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. - Vũ Nương có những đức tính gì? * Vũ Nương là người phụ nữ vẹn toàn, tư dung tốt đẹp, thuỳ mỵ nết na, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, chung thuỷ, hét lòng vun dắp hạnh phúc gia đình. - Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? ( - Cho biết tính cách của Trương Sinh? - Tâm trạng của Trương Sinh khi đi lính trở về? - Tính ghen tuông được phát triển như thế nào? - Cách cư xử của Trương Sinh? Em đánh giá như thế nào về cách cư xử đó?) * Cuộc hôn nhân không bình đẳng và cái thế của người chồng- người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. * Do chiến tranh phong kiến:Trương Sinh đi lính( nguyên nhân gián tiếp) * Đa nghi,ghen tuông vì lời nói ngây thơ của con trẻ(nguyên nhân trực tiếp) * Tâm trạng nặng nề, không vui khi đi lính trở về. * Trương Sinh thất học, cư xử hồ đồ độc đoán, vũ phu, thô bạo. * Tố cáo xã hội phong kiến nam quyền: xem trọng quyền uy của người giàu và vai trò của người đàn ông trong gia đình. * Bi kịch của Vũ Nương đã nói lên được niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. 4. Câu 4: SGK/51. * Câu chuyện có sẳn, tác giả sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch: câu chuyện hấp dẫn, sinh động và trở nên kịch tính, gợi cảm hơn. * Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương; lơi trối của mẹ chồng khẳng định công lao của nàng;những lời phân trần, giải bày khi bị nghi oan; hành động bình tĩnh quyết liệt tìm đến cái chết; lời nói của con …… dẫn Trương Sinh đến nổi máu ghen: chi tiết thắc nút càng chặt để sự thật được sáng tỏ khi Vũ Nương không còn. * Câu chuyện sinh động, khắc hoạ được tâm lý và tính cách nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật với những lời tự bạch hợp lý. 5 Câu 5: SGK/51. - Hãy tìm yếu tố kỳ ảo trong truyện? * Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; lúc chết Phan Lang lạc vào động rùa được cứu sống. Trong bửa tiệc gặp Vũ Nương; được về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện về khi được giải oan. - Đưa những yếu tố kỳ ảo vào truyện, tác giả nhằm thể hiện điều gì? * Đưa vào truyện : Bến đò Hoàng giang, ải Chi Lăng, cuối đời khai Đại nhà Hồ, Trần Thiêm Bình, quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể rồi bị đắm thuyền, quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ, Vũ Nương mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn, cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt …… * Yếu tố kỳ ảo thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết - GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật ở phần ghi nhớ. Nội dung ghi I. Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: -Sống thế kỷ 16. - Ông học rộng tài cao. - Sống ẩn dật, viết sách, nuôi mẹ. 2/ Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác. - Xuất xứ. - Nguồn gốc. - Nhânvật. 3/. Đọc và tìm hiểu chú thích: 4/. Tóm tắt truyện: 5/. Đại ý: II. Phân tích: 1/ Bố cục: 3 phần - Cuộc hôn nhân, sự xa cách, phẩm hạnh. - Nỗi oan khuất và cái chết. - Chuyện ly kỳ của Vũ Nương sau khi nàng chết. 2/. Vẻ đẹp và đức tính của Vũ Nương: a/. Vẻ đẹp: -Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, thuỳ mỵ, nết na. - Thông cảm trước vất vả gian lao của chồng. - Khắc khoải nhớ nhung chờ chồng. b/. Đức tính: - Đảm đang, tháo vát. - Hiếu thảo với mẹ chồng. - Chung thuỷ chờ chồng. - Giữ gìn phẩm chất: tiết sạch giá trong để bảo toàn danh dự. - Nàng chết một cách oan uổng. Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp nết na, hiếu thảo, đảm đang tháo vát; một mực chung thuỷ, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại phải chết một cách oan uổng. 3/. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: a/. Nhân vật Trương Sinh: - Con nhà giàu, thất học. - Đa nghi, ghen tuông. - Tâm trạng nặng nề;không vui. b/. Nguyên nhân: - Cuộc hôn nhân không bình đẳng và thế đứng của người chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến. - Do chiến tranh phong kiến: nguyên nhân gián tiếp. - Do lời nói ngây thơ của con trẻ: nguyên nhân trực tiếp. Cái chết của Vũ Nương tố cáo xã hội phong kiến bất công đối với người phụ nữ. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với người phụ nữ đức hạnh. Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, khắc hoạ được tâm lý và tính cách nhân vật. 4/. Yếu tố của truyện cổ tích: a/. Cách thứcđưa yếu tố kỳ ảo vào truyện: - Về địa danh. - Về thời điểm lịch sử. - Nhân vật lịch sử. - Sự kiện lịch sử. - Những chi tiết về trang phục của mỹ nhân. - Tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất. Cách thức này làm cho thế giới kỳ ảo, lung linh mơ hồ,trở nên gần với cuộc đời thực. b/. Ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội. III. Tổng kết: 1/. Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đờivà cái chết thương tâm của Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến: Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống cuẩ họ. 2/. Nghệ thuật: Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tợ sự với trữ tình. IV. Luyện tập: - Hãy kể lại truyện theo lời văn của em. - Đọc thêm bài “ Lại bài Viếng Vũ Thị” SGK/52. V. Dặn dò: 1/. Học thuộc bài. 2/. Chuẩn bị bài”Xưng hô trong hội thoại” - Trả lời các câu hỏi mục I câu 1,2 SGK/38,39. - Xem trơức phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY16,17.DOC