Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

 - Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụngtừ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

 - Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

 B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi các đoạn thoại.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Đặt một tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại và cho biết nó không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13675 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần4 Bài4 Tiết18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI ******* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. - Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụngtừ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. - Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi các đoạn thoại. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đặt một tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại và cho biết nó không tuân thủ phương châm hội thoại nào? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. - Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó? * Trong tiếng việt chúng ta thường gặp các từ ngữ xưng hô như: + Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, mi. + Nó, hắn, gã, chúng nó, chúng mày, họ, anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy, chị ấy, anh ấy, cô ấy…… * Cách dùng: + Ngôi thứ nhất: tôi, tao…… chúng tôi, chúng tao. + Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày. + Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ. + Suồng sã: mày, tao. + Thân mật:anh, chị, em. +Trang trọng: quí ông, quí bà, quí cô, quí vị. - So sánh với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh? * Tiếng Anh: I ,We ,You * Tiếng Việt: Tôi, tao, tớ; chúng tôi, chúng ta, chúng mình. - Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt như thế nào? * Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, tinh tế hơn. - Ngoài ra, còn có một số tình huống xưng hô khác: * Xưng hô với bố mẹ là thầy giáo, cô giáo ở trường trước mặt các bạn trong giờ học, giờ chơi. * Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi. - GV yêu cầu HS đọc hai đoạn trích a,b và trả lời câu hỏi bên dưới. - Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? * a : anh, em, ta, chú mày. * b : tôi, anh. - Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt qua hai đoạn trích? * a : Khi Dế Choắt nói với Dế Mèn, Dế Choắt xưng hô là: em, anh còn Dế Mèn xưng hô là: ta, chú mày. Đây là cách xưng hô bất bình đẳng, Dế Choắt thì có mặc cảm thấp hèn còn Dế Mèn thì ngạo mạn hách dịch. * b : Cả hai nhân vật đều xưng hô là tôi và anh. Đây là cách xưng hô bình đẳng. Dế Mèn thì không còn ngạo mạn, hách dịch vì đã nhận ra”tội ác của mình”; còn Dế Choắt thì hết mặc cảm hèn kém và sợ hãi. - Hãy giải thích sự thay đổi đó? * Có sự thay đổi về xưng hô trong hai đoạn trích vì tình huống giao tiếp thay đổi. Vị trí của hai nhân vật cũng thay đổi. Dế Choắt không còn coi mình là em cần nhờ vả, nương tựa nữa. Và lời trăng trối của Dế Choắt với tư cách là một người bạn. - Từ cách tìm hiểu ta rút ra được điều gì? *Từ ngữ xưng hô phải tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp. - GV yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/39. Nội dung ghi I. Từ ngữ xưng hô: Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. II. Cách dùng: Người nói tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô. Ghi nhớ: - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. * Hoạt động 2: Luyện tập. 1/. Bài tập 1: Nhận xét lời mời. - Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ: chúng ta thay vì dùng từ chúng em hoặc chúng tôi. Hiểu lầm là cô học viên làm đám cưới với một giáo sư Việt Nam. - Giải thích: Vì nữ học viên người Châu Âu chịu ảnh hưởng của thói quen dùng tiếng mẹ đẻ(không phân biệt được ngôi gộp và ngôi trừ) + Ngôi gộp: chỉ nhóm tối thiểu hai người trong đó có mgười nói và cả người nghe. + Ngôi trừ: chỉ nhóm ít nhất hai người trong đó có người nói nhưng không có người nghe. 2/. Bài tập 2: Giải thích cách dùng ngôi thứ. Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong các văn bản khoa học để làm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản(nghĩa là luận điểm đó trước đây đã được nhiều người làm khoa học công nhận là đúng). Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. 3/. Bài tập 3: Phân tích từ ngữ xưng hô và nêu ý nghĩa. - Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường. - Chú bé xưng hô với sứ giả là “ta- ông” là khác thường. - Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là cậu bé lạ thường. 4/. Bài tập 4: Cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói. - Vị tướng tuy đã trở thành một người nổi tiếng, có chức quyền nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình là Thầy và xưng là con, vị tướng là người”Tôn sư trọng đạo”. Cách xưng hô thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình. - Người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. - Qua cách xưng hô của hai người, ta thấy cả hai thầy trò đều đối nhân xử thế rất thấu tình đạt lý. 5/. Bài tập 5: Tác động của việc dùng từ ngữ xưng hô. - Trước Cách mạng tháng Tám, bọn thực dân xưng là quan lớn và gọi nhân dân là bọn khố rách áo ôm; vua xưng là Trẫm và gọi quan lại là khanh, nhân dân là lê dân, con dân, bách tính …… các cách gọi này hoặc là có thái độ miệt thị hoặc có sự ngăn cách ngôi thứ rõ ràng. - Bác, người đứng đầu nhà nước Việt Nam mơi, xưng là tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với mgười nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ. 6/. Bài tập 6: Cách dùng từ ngữ xưng hô, phân tích, nhận xét sự thay đổi. - Các từ ngữ xưng hô in đậm là của Cai lệ( kẻ có quyền thế) với chị Dậu(người dân bị áp bức). - Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách. - Cách xưng hô của chị Dậu ban đầu thì hạ mình, nhẫn nhục, mềm mỏng, chịu đựng. Nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn: cháu-ông; tôi-ông; bà-mày. - Sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật: khinh bỉ, căm phẫn. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng, bị hành hạ tàn nhẫn. IV. Củng cố: Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/39. V Dặn dò: 1/. Học thuộc bài. 2/. Chuẩn bị bài”Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” - Trả lời các câu hỏi ở mục I, II SGK/53,54. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY18.DOC