Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Bài 6 - Tiết 27: Chị em thúy kiều (trích truyện kiều của Nguyễn Du)

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.

 - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

 - Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh minh họa hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV

 C.Tiến trình lên lớp:

 I Ổn định tổ chức:

 II Kiểm tra bài cũ : - Trình bày giá trị nội dung của Truyện Kiều.

 - Trình bày giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.

 III Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Bài 6 - Tiết 27: Chị em thúy kiều (trích truyện kiều của Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Bài 6 Tiết 27 CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) *********** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người. - Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh minh họa hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV C.Tiến trình lên lớp: I Ổn định tổ chức: II Kiểm tra bài cũ : - Trình bày giá trị nội dung của Truyện Kiều. - Trình bày giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. III Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - GV hướng dẫn HS cách đọc, tìm hiểu từ khó, vị trí đoạn trích bố cục, đại ý. * Đọc: Giọng vui tươi, trân trọng, trong sáng, nhịp nhàng. * Giải thích từ khó: 14 từ SGK. Giải thích thêm từ “ả”: có nghĩa là cô(tiếng miền trung) * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc Thúy Vân và Thúy Kiều. * Bố cục: 4 phần. + 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều. + 4 câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân. + 12 câu tiếp theo: Vẻ đẹp và tài của Thúy Kiều. + 4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em. * Đại ý: Đoạn trích giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. * Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích. - GV yêu cầu HS xem lại bố cục để trả lời câu hỏi 1 SGK/83. - Câu hỏi 1: - Với bố cục trên, em hãy nhận xét xem nó có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả? * Kết cấu có liên quan đến trình tự miêu tả: + 4 câu đầu giới thiệu khái quát nhân vật. + 4 câu tiếp gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều. + 12 câu tiếp cực tả vẻ đẹp và tài năng hiếm có của Thúy Kiều-nhân vật trung tâm của truyện Kiều. + 4 câu cuối nhận xét chung. - GV yêu cầu HS đọc 4 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi. - Vẻ đẹp của hai chị em được giới thiệu bằng hình ảnh nào? * Hình ảnh đẹp của hai chị em: tố nga, mai cốt cách, tuyết tinh thần. - Em hiểu hai ả tố nga là gì? Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” cho ta biết gì về cách tả của tác giả? * Hai ả tố nga chỉ hai cô gái đẹp. * Mai cốt cách: cốt cách mảnh dẻ, thanh tao của cây mai. * Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng như tuyết. - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật? * Sử dụng bút pháp tượng trưng ước lệ, gợi tả, so sánh, ẩn dụ, phép đối; lấy các hình ảnh thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. - Câu thơ “ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” cho em biết được điều gì về hai bức chân dung? * Câu thơ cho thấy vẻ đẹp mỗi người một khác nhưng đều hoàn hảo. * Thành ngữ “ mười phân vẹn mười” chỉ vẻ đẹp hoàn mĩ. - Câu thơ viết ngắn gọn có tác dụng gì? * Câu thơ viết ngắn gọn để tạo sự thu hút chú ý người đọc tìm hiểu vẻ đẹp của từng người ở đoạn thơ tiếp theo. -GV yêu cầu HS đọc 4 câu tiếp theo để trả lời câu hỏi 2. - Câu hỏi 2, câu hỏi 5: - Hãy đọc câu thơ nêu khái quát đặc điểm của Thúy Vân? Hình ảnh nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Từ trang trọng gợi vẻ đẹp như thế nào? * Câu thơ khái quát đặc điểm: Vân xem trang trọng khác vời. * Hình ảnh nghệ thuật mang tính ước lệ: trang trọng khác vời gợi vẻ đẹp cao sang, quí phái. * Từ trang trọng gợi vẻ đẹp đoan trang của người thiếu nữ. - Tìm các chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Nêu nghệ thuật? * Chi tiết: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. * Nghệ thuật liệt kê, ẩn du, điển cố điển tích, bút pháp tượng trưng ước lệ. - Các định ngữ” đầy đặn, nở nang, đoan trang” có tác dụng gì? * Các định ngữ có tác dụng làm tăng vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của Thúy Vân. - Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với hình ảnh thiên nhiên nào? * Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với “ trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc” đó là những thứ cao đẹp. - Ngưới ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân” mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” dự báo số phận như thế nào? * Với vẻ đẹp của Thúy Vân thiên nhiên chỉ thua một chút về nước tóc, nhường một chút về màu da nên thiên nhiên không hờn ghen, ganh tỵ. Vì thế, vẻ đẹp của Thúy Vân đã tạo được sự hòa hợp êm đềm cho thấy số phận sau này của Thúy Vân bình lặng, suông sẻ. - GV yêu cầu HS đọc 12 câu tiếp theo để trả lời câu hỏi 3,4. - Câu hỏi 3,4: - Hãy đọc câu thơ nêu khái quát đặc điểm của Thúy Kiều? Vẻ đẹp của Kiều được miêu tả như thế nào? * Câu thơ khái quát: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. * Vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” , hình ảnh so sánh cho thấy Kiều hơn Thúy Vân về tài và sắc. - Khi miêu tả Kiều tác giả đặc biệt miêu tả hình ảnh nào trên khuôn mặt nàng? Nêu biện pháp nghệ thuật? * Miêu tả hình ảnh: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Đặc tả đôi mắt Kiều trong như nước mùa thu gợn sóng( đôi mắt biết nói). Đôi lông mày thanh tú như nét núi xuân. * Bút pháp tượng trưng ước lệ: làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa, liễu. - So với Thúy Vân, vẻ đẹp của Kiều có dễ nhận dạng không? * Vẻ đẹp của Kiều khó tả cụ thể so với vẻ đẹp của Thúy Vân. Vẻ đẹp sắc nét trẻ trung tươi tắn đầy sống động, vẻ đẹp có thể sánh với các đại mỹ nhân, vẻ đẹp làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải hờn ghen ganh tị. - Câu hỏi 4.5: - Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn dùng bao nhiêu câu thơ để miêu tả tài của Thúy Kiều? * Tác giả dùng 6 câu thơ miêu tả tài của Thúy Kiều. Đó là tài làm thơ, đánh đàn, ca hát, soạn nhạc, vẽ tranh. - Tài năng nào của Kiều được miêu tả sâu và kỹ? Tài đó thể hiện điều gì trong tâm hồn của Kiều? * Tài đàn là nghề riêng, sở trường của Kiều. Đây là tài vượt lên trên mọi người. Tài đàn gợi tâm hồn đa sầu đa cảm của Kiều. - Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của những yếu tố nào? * Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình. - Người ta thường nói, sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” dự báo số phận của Kiều như thế nào? * Mức độ của từ ghen và hờn nặng hơn mức độ của từ thua và nhường. Thiên nhiên phải ghen tị với vẻ đẹp của Kiều đến nỗi hoa thay đổi màu sắc, liễu kém xanh.Từ đó, dự báo số phận éo le, đau khổ sau này của Kiều. - Kiều có vẻ đẹp như thế nào? * Kiều đẹp toàn diện cả về nhan sắc, tài năng và tâm hồn. - Câu hỏi 6: - Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao? * Số câu thơ miêu tả Thúy Vân ít hơn số câu thơ miêu tả Thúy Kiều. * Vẻ đẹp vể tài năng có ở Thúy Kiều mà không có ở Thúy Vân. * Tác giả tả Thúy Vân trước để làm nền cho việc miêu tả Thúy Kiều. * Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - Hãy cho biết cảm hứng nhân đạo của tác giả khi miêu tả chị em Thúy Kiều và Thúy Vân? * Khi miêu tả chị em Thúy Kiều, tác giả: + Trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người, tuổi trẻ, vẻ đẹp tâm hồn, tài hoa và tính cách. + Lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người. + Cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều là sự đề cao những giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân……… - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. * HS đọc ghi nhớ theo yêu cầu của GV. Nội dung ghi I.Đọc, tìm hiểu từ khó, vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý: 1. Đọc: 2. Giải thích từ khó: 3. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu Truyện Kiều từ câu số 15 đến câu số 38. 4. Bố cục: 5. Đại ý: Đoạn trích giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, đặc biệt là tài và sắc của Thúy Kiều-nhân vật trung tâm của kiệt tác truyện Kiều. II. Phân tích: 1. Vẻ đẹp chung của hai chị em: - Thúy Kiều và Thúy Vân có vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. - Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng ước lệ để miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em. Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, phép đối khi miêu tả. - Câu thơ khái quát vẻ đẹp riêng của từng người nhưng mỗi người đều có vẻ đẹp hoàn hảo” mười phân vẹn mười”. 2. Vẻ đẹp của Thúy Vân: - Vẻ đẹp đoan trang, cao sang, quý phái: trang trọng khác vời. - Nghệ thuật ẩn dụ, liệt kê khi miêu tả: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. - Các định ngữ làm tăng vẻ đẹp phúc hậu quý phái của Thúy Vân. - Sử dụng điển cố, điển tích, bút pháp tượng trưng ước lệ đem những thứ cao đẹp của thiên nhiên“trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. - Chân dung của Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng sau này. 3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều: - Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. - Đôi mắt, đôi mày gợn sóng như nước mùa thu, thanh tú như nét núi xuân. - Nghệ thuật tượng trưng ước lệ, điển cố điển tích. - Vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân; vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải hờn ghen ganh tỵ. - Tài của Kiều: làm thơ, vẽ tranh, đánh đàn, ca hát, soạn nhạc. - Nghề nổi bật: đánh đàn (gợi tâm hồn đa sầu, đa cảm). - Kiều đa tài nên có trái tim sầu cảm. - Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình. Từ đó dự báo số phận éo le, đau khổ sau này của Kiều. III. Tổng kết: Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. . IV Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Vẻ đẹp của Kiều dự báo số phận sau này của nàng ra sao? - Vẻ đẹp của Thúy Vân dự báo số phận sau này của nàng ra sao? - Nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ? V Chuẩn bị bài mới : 1 Học thuộc bài. 2 Chuẩn bị bài Cảnh ngày xuân. - Đọc đoạn trích, đọc phần chú thích để tìm hiểu từ khó. - Tìm vị trí đoạn trích, đại ý, bố cục đoạn trích. - Trả lời bốn câu hỏi đọc hiểu văn bánGK/86. - Học thuộc lòng trước đoạn thơ. VI Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY27.DOC