Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Bài 6 - Tiết 29: Thuật ngữ

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

 - Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi tìm hiểu ở mục I,II

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV

 C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân.

 - Nêu nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích?

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Bài 6 - Tiết 29: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Bài 6 Tiết 29 THUẬT NGỮ. **** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. - Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi tìm hiểu ở mục I,II 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân. - Nêu nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm thuật ngữ. - GV yêu cầu HS đọc câu1 mục I SGK/87 và trả lời câu hỏi. - Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được? * Cách giải thích ai cũng hiểu được: cách 1. Cách giải thích dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật có tính cảm tính. - Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hoá học mới hiểu được? * Cách giải thích yêu cầu phải có kiến thức về hoá học: cách 2. Cách giải thích thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học. - GV yêu cầu HS đọc câu 2 mục I SGK/88 và trả lời câu hỏi. - Những định nghĩa đó được học ở những bộ môn nào? * Thạch nhũ: môn địa lý. * Ba-dơ: môn hoá học. * Ẩn dụ: môn tiếng Việt. * Phân số thập phân: môn toán học. - Những từ ngữ được định nghĩa(in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào? * Những từ ngữ được dùng trong loại văn bản về khoa học công nghệ. - Những từ in đậm dược gọi là gì? * Những từ in đậm được gọi là thuật ngữ. - Thuật ngữ là gì? * HS dựa vào phần ghi nhớ trả lời. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ. - GV yêu cầu HS đọc 1,2 SGK/88 và trả lời câu hỏi. - Các thuật ngữ”nước, muối, thạch nhũ, ba-dơ, ẩn dụ, phân số thật phân còn có nghĩa nào khác không? * Các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác. Chú ý: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. - Trong hai trường hợp(a) và(b) trường hợp nào từ muối có sắc thái biểu cảm? * Từ muối ở trường hợp(b) có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỷ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau…… (gừng cay muối mặn) * Từ muối ở trường hợp(a) không có sắc thái biểu cảm, nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm. - Qua tìm hiểu, em thấy đặc điểm của thuật ngữ là gì? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. Nội dung ghi I. Thuật ngữ là gì? 1. Ví dụ 1: SGK/87. - Cách 1: giải thích nhgiã thông thường. - Cách 2: giải thích nghĩa của thuật ngữ. 2.Ví dụ 2: SGK/88 Từ in đậm: thuật ngữ dùng trong văn bản khoa học công nghệ. Ghi nhớ: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. II Đặc điểm của thuật ngữ: 1. Ví dụ1: SGK/88. 2. Ví dụ2: SGK/88. - Muối:mang sắc thái biểu cảm: những đắng cay vất vả. - Muối: nêu chính xác đặc điểm của muối: khái niệm. Ghi nhớ: -Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. * Hoạt động 3: Luyện tập. 1. Bài tập 1: Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, nêu lĩnh vực khoa học. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. ( Vật lý) - Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gói, băng hà, nước chảy …… (Địa lý) -Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. (Hoá học) - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (Tiếng Việt) - Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. (Lịch sử) - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. (Sinh học) - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo:m3/s. (Địa lý) - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. ( Vật lý) - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. (Địa lý) - Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. (Hoá học) - Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. (Lịch sử) - Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. (Toán học). 2. Bài tập 2: Xác định thuật ngữ. * Điểm tựa(thuật ngữ vật lý): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác đông được truyền tới lực cản. * Điểm tựa(trong khổ thơ của Tố Hữu):nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ(thời kỳ chúng ta đang chống Mỹ cứu nước rất gian khổ,ác liệt). 3. Bài tập 3: Xác định thuật ngữ. a. Từ”hỗn hợp”được dùng như một thuật ngữ: Nước tự nhiên ở sông,hồ,ao,biển …… là một hỗn hợp. b. Từ”hỗn hợp”được dùng như một từ thông thường: Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. c. Đặt câu có dùng từ”hỗn hợp”với nghĩa thông thường: - Chè thập cẩm là một món ăn hỗn hợp nhiều thứ. - Thức ăn gia súc hỗn hợp. - Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc. 4. Bài tập 4: Định nghĩa thuật ngữ. a. Đinh nghĩa từ cá của sinh học:cá là động vật có xương sống,ở dưới nước;bơi bằng vây, thở bằng mang. b. Khi chúng ta nói: cá voi, cá heo, cá sấu …… nghĩa là chúng ta gọi tên bằng trực giác vì thấy môi trường sống của chúng là”ở dưới nước” còn chúng thở bằng gì không quan trọng. 5. Bài tập 5: Xét hiện tượng đồng âm. Hai thuật ngữ”thị trường” không vi phạm nguyên tắc”một thuật ngữ-một khái niệm”vì chúng được dùngtrong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế học và quang học. Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ. IV. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Kiều ở lầu Ngưng Bích và bài tự học có hướng dẫn Mã Giám Sinh mua Kiều. - Đọc và tìm hiểu chú thích trước hai đoạn trích. - Tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - Trả lời 6 câu hỏi đọc hiểu văn bản của hai đoạn trích. - Xem phần luyện tập đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Học thuộc lòng trước hai đoạn trích. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY29.DOC