Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 31: Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều) Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích(nếu có); hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ?

 III. Bài mới:

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14640 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 31: Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Bài 7 Tiết 31a KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH. ( Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du. ******** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích(nếu có); hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. - GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và chú thích SGK/93,94,95 để giải thích từ khó. * Đọc: Giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẻ bàng, điệp ngữ buồn trông. * Giải thích từ khó: 12 từ SGK/94,95. Chú ý các từ 1,8,9,10. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - Nêu vị trí đoạn trích? * Đoạn trích thuộc phần II trong Truyện Kiều-Nguyễn Du, nằm sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh tứ câu 1033 đến câu1054. - Tìm bố cục của đoạn trích? * Đoạn trích chia làm 3 phần: + 6 câu đầu: Toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn của Kiều. + 8 câu tiếp: Nỗi nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. ** 4 câu trước: Nhớ Kim Trọng. ** 4 câu sau: Nhớ cha mẹ. + 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều. - GV hỏi thêm: Vậy có thể xem đây là đoạn thơ tả cảnh? Tả tình? Vừa tả cảnh, vừa tả tình? Hãy giải thích? * Đoạn thơ vừa tả cảnh vừa tả tình, đúng nhất là tả cảnh ngụ tình. Nét đặc sắc của đoạn thơ là cảnh vật thiên nhiên được nhìn, được tả qua con mắt, qua tâm trạng của nhân vật trữ tình: một tâm trạng rất cô đơn, buồn nhớ, rất đỗi bơ vơ…… - Tìm đại ý của đoạn trích? * Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV yêu cầu đọc 6 câu đầu của đoạn trích. - Câu 1: SGK/95. - Không gian trước lầu Ngưng Bích được mở ra theo chiều hướng nào? * Không gian mở ra theo hai hướng: + Chiều rộng: bát ngát, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng. + Chiều xa: non xa, trăng gần, mây sớm đèn khuya. - Thời gian trước lầu Ngưng Bích? * Thời gian ở nhiều thời điểm: mây sớm là buổi sớm; đèn khuya là đêm khuya; trăng gần là đêm trăng. - Nhận xét cảnh vật thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn và tâm trạng của Thuý Kiều? Tại sao nhà thơ viết non xa, trăng gần? Có điều gì vô lý? Thử tìm cách giải thích? * Cảnh thiên nhiên biển trời trước lầu Ngưng Bích thật mênh mông, bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng. Xét cho cùng đó là tâm cảnh-cảnh chất chứa trong tâm trạng của Thuý Kiều * Tác giả viết non xa, trăng gần thật vô lý vì trăng phải ở vị trí xa hơn núi nhiều. Thế nhưng có thể diễn tả được như trên là vì cảnh ban đêm, đêm trăng sáng; trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần. Núi gần hơn nhưng mờ mờ nên có cảm giác xa hơn trăng. Đây không phải là tả cảnh một cách khách quan, vô cảm mà là cảnh được tả qua tâm trạng của người ngắm cảnh. - Em hiểu thế nào là từ”khoá xuân”? Nó gợi cảnh gì? * Từ”khoá xuân” có nghĩa là bị cấm cung, cho thấy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Em hiểu ngữ ở chung như thế nào? Ai ở chung với ai? Em hiểu câu thơ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng như thế nào? * Ở chung là non và trăng cùng nằm trong một bầu trời, vũ trụ. * Chia tấm lòng là gửi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ trong lòng hoặc một nửa tấm lòng ở đây, nửa kia bay về quê hương. * GV chốt lại: + Trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên đầu tiên mà Nguyễn Du vẽ qua con mắt và tâm trạng của Thuý Kiều, ta thấy rõ phong thái, linh hồn của cảnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng hai từ: vẻ, tấm đặt trước non, trăng. Không tả kỹ non vì non mờ xa, chỉ thấy cái dáng dẻ. + Ở chung, ngoài nghĩa trăng, non chung trong một bầu trời còn ngụ ý người, trăng, non cùng hoà điệu, cùng chung một nỗi sầu. + Thời gian, không gian nghệ thuật trong bức tranh này hoàn toàn là thời gian, không gian tâm trạng nên nó chấp nhận sự xáo trộn thời điểm, qui luật xa gần. Không rõ ngày hay đêm, ánh đèn hay ánh trăng? Xa thành gần, gần thành xa…… - Qua khung cảnh thiên nhiên em thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? + Tâm trạng của Thuý Kiều dồn tụ vào từ láy: bẽ bàng: chán ngán, tủi buồn, thương mình bơ vơ, cô đơn, lẻ loi, buồn tẻ. - Hình ảnh”non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” sử dụng nghệ thuật gì? * Hình ảnh sử dụng nghệ thuật tượng trưng ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian cho thấy rõ hơn tâm trạng cô đơn, lẻ loi của Kiều. - GV yêu cầu HS đọc 8 câu tiếp theo của đoạn trích. - Câu 2: SGK/95. - 8 câu thơ tiếp theo này có tả cảnh không? Tâm trạng của Thuý Kiều bây giờ là tâm trạng gì? * 8 câu thơ này không còn tả cảnh mà cảnh đã mờ đi để cho nỗi nhớ cồn lên, xôn xao, nôn nao trong lòng Thuý Kiều. Nàng dường như không còn sống chung với chung quanh nữa mà chìm dần vào những không gian khác những thời gian khác. - Trong cảnh ngộ của mình, nàng đã nhớ tới ai?Nàng nhớ ai trước, ai sau? Điều này có hợp lý không? * Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. * 4 câu tả nỗi nhớ Kim Trọng; 4 câu tả nỗi nhớ cha mẹ. * Nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau là đã tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều. + Nhớ Kim Trọng trước vì nàng luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng. Kiều đã phụ lời thề đêm trăng thiêng liêng. Kiều hình dung cảnh chàng Kim trở về, không gặp nàng, ngày đêm mong mỏi tin tức nàng mà đau khổ, thất vọng. Lại chạnh nghĩ đến thân phận bơ vơ, côi cút nơi góc biển chân trời, đất khách quê người của mình. Nỗi đau đớn nhất là nàng không còn giữ được trinh tiết, sự trong trắng, thuỷ chung với người mà nàng nguyện trao thân gởi phận. + Nhớ đến cha mẹ sau là vì dù sao ông bà Vương cũng đã tạm yên. Giờ đây chỉ còn là nỗi lo và tình thương của đứa con gái đầu lòng hiếu thảo nhớ thương cha mẹ vì không còn có điều kiện để chăm sóc, phụng dưỡng, an ủi cha già, mẹ yếu. - Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để thấy nỗi nhớ khác nhau của Kiều? * Cùng là nỗi nhớ, cùng gợi lại những kỷ niệm quá khứ, nhưng với mỗi đối tượng, tác giả lại tả không giống nhau: + Nhớ chàng Kim thì dùng từ tưởng nghĩa là liên tưởng, tưởng tượng, hình dung; gợi hình ảnh dưới nguyệt chén đồng, đêm trăng thề nguyền thiêng liêng. Rất phù hợp vì nhớ người yêu thì nhớ kỷ niệm tình yêu, nỗi đau, tiếc vì tình yêu tan vỡ. + Nhớ cha mẹ thì dùng từ xót nghĩa là thương nhớ, xót xa; dùng thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, các điển tích sân lai, gốc tử để nói lên tấm lòng hiếu thảo của nàng. Nhớ cha mẹ là nhớ thương là suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm làm con trước phải đền ơn sinh thành. + Những câu hỏi bao giờ cho phai? Những ai đó giờ?...... hoàn toàn chỉ là câu hỏi tu từ, Kiều tự hỏi lòng mình mà thôi. - Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ thương? * Trước cảnh ngộ đau khổ, xót xa nhưng Kiều vẫn nghĩ đến người thân cho thấy Kiều là người đáng thương, là người chung thuỷ, là con hiếu thảo, có lòng vị tha. - GV yêu cầu HS đọc 8 câu cuối đoạn trích, chú ý điệp ngữ buồn trông và kết cấu trùng điệp. - Câu 3: SGK/96. - Em hãy phân tích và chứng minh mỗi cảnh vật đều có nét riêng và nét chung diễn tả qua tâm trạng của Kiều? * Có thể chia bức tâm cảnh thành 4 mảng gắn liền với 4 lần buồn trông và 4 nỗi buồn không hoàn toàn giống nhau: + Buồn trông 1 gợi cảm từ cánh buồm thấp thoáng ngoài cửa bể chiều hôm. Cánh buồm xa xa, co thuyền cũng xa xa, lúc ẩn, lúc hiện vì sóng duềnh. Đại từ ai làm cho giọng điệu trữ tình thêm mơ hồ, phiếm chỉ. Cánh buồm thật đã biến thành cánh buồm biểu tượng gợi đến những chuyến đi xa, đến quê hương xa vời, đến thân phận tha hương của Thuý Kiều. Cánh buồm thơ trong lòng Kiều cũng bắt đầu nổi gió, ngọn gió buồn-cô đơn-mặc cảm. + Buồn trông 2 xuất hiện cùng hình ảnh bông hoa trôi dạt trên dòng thuỷ triều vừa rút khỏi biển khơi. Hoa gì? Không rõ? Nhưng cái man mác trôi thì lại được khắc hoạ. Câu hỏi về đâu? Câu hỏi mung lung không thể trả lời. Bây giờ Kiều chỉ nghĩ đến tấm thân bèo bọt như cánh hoa tàn trôi trên sóng dữ, mong manh, nhỏ nhoi, đáng thương. Đó chính là hoàn cảnh tội nghiệp của nàng, mặc cho sóng biển dập vùi. Tâm trạng bơ vơ được nâng lên. + Buồn trông 3 hướng ra cánh đồng cỏ dầu dầu, xanh xanh, nhạt nhạt, nhoà nhoà hoà với màu trời, màu mây tạo thành một sắc xanh buồn tẻ ngắt. Tuổi thanh xuân tươi đẹp của Kiều, tài năng sắc sảo đủ mùi của nàng đã, đang và sẽ càng nhạt buồn, vô vị như cánh đồng, bầu trời, mặt đất xanh xanh kia. + Buồn trông 4 dâng lên đợt sóng bất ngờ. Sóng, gió đang êm ả bỗng đùng đùng nổi giận kêu vang, ầm ầm cuốn bốc vào đến tận ghế ngồi của nàng Kiều. Thiên nhiên trở tính hung hăng đe doạ con người nhỏ bé, đơn côi, tội nghiệp. Nó còn dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc đang chờ đợi nàng Kiều. - Em hãy nhận xét cách dùng điệp ngữ buồn trông? * Điệp ngữ buồn trông đặt ở đầu 4 câu lục thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình sâu sắc hơn, tinh tế hơn. + Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tô đậm, nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng mãi lên trong lòng Kiều cùng hoà với cảnh vật càng lúc càng mênh mang, vắng vẻ và dữ dội hơn. Nó diễn biến theo trật tự từ xa tới gần, từ mông lung đến lo âu kinh sợ. + Nhưng chủ yếu là sau mỗi ngữ buồn trông như lại nối tiếp một đợt sóng, chia suy tưởng, tâm trạng nàng Kiều về một hướng, một đối tượng khác, một vấn đề khác,không giống nhau, không lặp lại. - Cách dùng điệp ngữ diễn tả tâm trạng Kiều như thế nào? * Tâm trạng xót xa, đau đớn, cô đơn, bế tắt và tuyệt vọng. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - GV gọi HS đọc diễn cảm lại đoạn thơ. - Qua đoạn thơ, em nhận thức được thêm gì về tâm hồn của Thuý Kiều và nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật của nhà thơ? * Tâm trạng của Thuý Kiều: một nỗi cô đơn thăm thẳm, không biết và không thể chia sẻ cùng ai; đồng thời đó là một tâm hồn nhân ái, tình nghĩa thuỷ chung, sâu nặng. * Nghệ thuật: tả cảnh để tả tình. Trong cảnh trong tình đều hàm chứa và dần lộ rõ yếu tố cao trào của bi kịch. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * HS dựa vào SGK để đọc phần ghi nhớ. Nội dung ghi I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: II. Vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý: 1. Vị trí đoạn trích: 2. Bố cục: 3.Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nhỗn ngang nhiều mối của Kiều: nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ. III. Phân tích: 1. Hoàn cảnh cô đơn của Kiều: - Không gian mênh mông hoang vắng. - Thời gian tuần hoàn khép kín. - Từ”khoá xuân”: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích - Hình ảnh ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian Qua khung cảnh thiên nhiên cho thấy Thuý Kiều đang ở trong cảnh ngộ cô đơn, lẻ loi với tâm trạng buồn tẻ. 2. Nỗi nhớ của Kiều: a. Nhớ Kim Trọng: - Nhớ lời thề nguyền đính ước dưới trăng đêm khuya. -Tưởng tượng Kim Trọng đang chờ mong tin tức của mình. - Đau đớn vì đã không giữ được lời thề nguyền đính ước với Kim Trọng. - Xót xa vì không giữ được sự trong trắng, thuỷ chung với Kim Trọng. Nỗi nhớ xót xa và tấm lòng thuỷ chung son sắt với mối tình của Kim Trọng. b. Nhớ cha mẹ: - Thương cha mẹ luôn mong ngóng tin nàng. - Xót xa khi không tự tay chăm sóc cho cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. - Thành ngữ, điển cố nói lên tâm trạng, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. - Kiều đang ở trong cảnh ngộ đáng thương nhưng nàng không nghĩ đến mình mà chỉ nhớ về người thân. Kiều là người thuỷ chung, là người con hiếu thảo, đặc biệt Kiều là người có lòng vị tha. 3. Nỗi buồn của Kiều: - Luôn mong có ngày được về đoàn tụ với gia đình. - Nghĩ về số kiếp,duyên phận không biết về đâu? - Nghĩ đến cuộc sống tẻ nhạt. - Buồn cho cảnh ngộ. Cảnh được nhìn từ xa, giàu màu sắc, âm thanh từ tĩnh sang động, nỗi buồn man mác, mông lung, lo âu kinh sợ dự cảm giông bão sẽ nổi lên vùi dập cuộc đời Kiều. - Điệp ngữ: điệp khúc của khúc ca buồn thảm. - Câu hỏi tu từ gợi cảm giác vắng lặng hư vô. IV. Tổng kết: Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.

File đính kèm:

  • docGIAHY31A.DOC
Giáo án liên quan