Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 năm 2011

A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Được củng cố, ôn tập các kiến thức về VB thuyết minh.

2. Kỹ năng: Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm những sai sót về các mặt bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả

3 Thái độ: HS có ý thức tự giác chữa lỗi trong bài làm.

B/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên: soạn bài, bảng phụ

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn bản TM.

C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, .

- Kĩ thuật: động não

D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn: 24/9/2011 Tiết 31 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức: Được củng cố, ôn tập các kiến thức về VB thuyết minh. 2. Kỹ năng: Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm những sai sót về các mặt bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả… 3 Thái độ: HS có ý thức tự giác chữa lỗi trong bài làm. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: soạn bài, bảng phụ 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn bản TM. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, ... Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ: 3) Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Qua bài viết tập làm văn số 1, các em cần rút ra cho mình những ưu, nhược điểm gì, hôm nay chúng ta tiến hành trả bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài. - GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. - GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết. ? Em mắc những lỗi chính tả nào? Cách sửa? ? Em mắc những lỗi dùng từ nào? Cách sửa? ? Em mắc những lỗi diễn đạt nào? Cách sửa? 1/ Tìm hiểu đề và yêu cầu : - Về nội dung: cung cấp tri thức khách quan về đối tượng; có kết hợp sử dụng một số biện pháp NT và miêu tả để tạo nên sự hấp dẫn. - Về hình thức: bài viết phải có bố cục 3 phần; lời văn phải chính xác, khách quan nhưng phải hấp dẫn, sinh động; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Đưa đáp án (GV treo bảng phụ) 3. Trả bài - HS đối chiếu đáp án 4. Nhận xét, đánh giá bài viết. 1) Ưu điểm: - Đa số làm đúng kiểu bài TM là cung cấp tri thức; biết kết hợp TM với sử dụng các yếu tố NT và miêu tả để bài viết sinh động. - Một số bài viết tốt, bố cục rõ ràng (Hường-9C, Vi-9D) 2) Nhược điểm: - Một số bài viết mới chỉ dừng ở mức độ cung cấp tri thức; chưa biết kết hợp miêu tả để làm cho bài viết hấp dẫn; cá biệt có những bài nội dung còn quá sơ sài, cung cấp tri thức chưa đầy đủ. - Hình thức: Một số bài chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều, diễn đạt lủng củng không thoát ý. 5. Chữa lỗi * Lỗi chính tả Cách sửa bánh trưng chở thành lẩy mầm lét đẹp rơm dạ nàn da người việt ... chên bàn giá dẻ bánh chưng trở thành nảy mầm nét đẹp rơm rạ làn da người Việt trên bàn giá rẻ *Lỗi dùng từ Cách sửa sản phẩm phụ (của lúa) màng máu con người phát triển bộ phận của cây lúa mạch máu con người phát minh *Lỗi diễn đạt Cách sửa Cây lúa cần nước khi cây ra đòng. Cây lúa thuộc loại cây thâm mềm nên rất nhiều loại sâu bệnh thâm nhập. Các loại bút bi khác nhau có thương hiệu nổi tiếng như Bến Nghé, Thiên Long. Khi ra đòng, cây lúa rất cần nước. Cây lúa thân mềm, có nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Ngày nay có khá nhiều hãng bút có thương hiệu, làm hài lòng người sử dụng như Bến Nghé, Thiên Long... IV. Đọc, bình các bài viết tốt Lớp 9C: Hường Lớp 9D: Vi 4) Củng cố : ? Vì sao trong bài TM cần kết hợp với các yếu tố NT và miêu tả ? Những loại bài TM nào cần có sự kết hợp này ? 5) HD về nhà : - Tự ôn tập lại các kiến thức cơ bản về văn TM. - Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài. ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV: Miêu tả trong VB tự sự ------------------------------------------------------------ Tiết 32 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức. - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kỹ năng. - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu VB truyện thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của NT tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3 Thái độ: Hiểu, cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của Thuý Kiều. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài. 2. Học sinh: Soạn bài. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ, vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, giảng bình, tổng kết khái quát. Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm 4 câu đầu và 6 câu cuối " Cảnh ngày xuân" ? ? Vì sao nói ở 6 câu thơ cuối cảnh đã nhuốm màu tâm trạng ? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được đại thi hào thể hiện như thế nào, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học ? Dựa theo diễn biến của cốt truyện, hãy xác định vị trí của đoạn trích ? é GV chốt: ĐT nằm ở phần hai của TP - GV yêu cầu HS tự nêu cách đọc. - GV định hướng cách đọc: giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông. GV đọc mẫu một lần, HS đọc - HS giải nghĩa một số từ khó: khoá xuân, Sân Lai, gốc tử ’ GV tích hợp với PT chuyển nghĩa của từ đối với từ xuân. ? Có thể chia VB thành mấy đoạn ? Nêu ND chính của từng đoạn ? - GV giải thích một số từ khó. VD: Ngưng Bích và nội dung cả câu thơ đầu. ? Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào ? ? Không gian được mở ra trước mắt Kiều như thế nào ? ? Hình ảnh " mây sớm đèn khuya " gợi ý nghĩa nào của thời gian ? Tâm trạng của con người được thể hiện qua h/ả đó như thế nào ? ? Vậy nét đặc sắc của 6 câu thơ đầu này là gì ? é GV chốt lạị: Nhà thơ đã kết hợp tả cảnh và tâm trạng làm nổi bật một bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng và hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. I) Giới thiệu chung: * HS dựa theo chú thích trong SGK để trả lời: nằm ở phần 2 của tác phẩm ’ HS nói rõ, cụ thể hoàn cảnh Kiều phải ra ở lầu Ngưng Bích. II) Đọc - hiểu VB : 1) Đọc * Chú thích: * Bố cục đoạn trích: - 6 câu đầu: khung cảnh lầu Ngưng Bích - 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người thân của Kiều. - 8 câu cuối: cảnh vật qua tâm trạng của Kiều. 2) Phân tích: a) Sáu câu thơ đầu: - núi xa, trăng gần như cùng ở chung trên một bầu trời. - Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng cuộc sống của con người -Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian. - Con người bị giam hãm trong vòng luẩn quẩn của thời gian. -Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi, chán chường trước tình cảnh éo le. ’ Kết hợp giữa tả cảnh và tâm trạng làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. 4) Củng cố : ? Phân tích hoàn cảnh của Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích. 5) HD về nhà: Soạn tiếp phần còn lại; Học thuộc lòng đoạn thơ --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 28/9/2013 Tiết 33 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Tiếp) ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức. - Tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng Kiều. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kỹ năng. - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu VB truyện thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của NT tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3 Thái độ: Hiểu, cảm thông sâu sắc với tâm trạng của Thuý Kiều. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Soạn bài. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Vấn đáp tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ, vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, giảng bình, tổng kết khái quát. Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm 6 câu đầu VB " Kiều ở lầu NB" ? ? Phân tích hoàn cảnh của Thúy Kiều ? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đức hi sinh, nỗi buồn tủi của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được đại thi hào thể hiện thật ấn tượng qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình như thế nào, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểunội dung bài học ? Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ tới ai ? Nàng nhớ ai trước, ai sau ? Nhớ như thế có hợp lí không ? Vì sao ? - GV cho HS so sánh nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khi thể hiện hai nỗi nhớ người thân của Kiều. - GV bổ sung thêm: Nỗi nhớ người thân được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. ? Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ? é GV chốt lại: Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để bộc lộ nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ của nàng Kiều. Qua đó cho thấy Kiều là con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, hiếu thảo. ? Có những cảnh nào được gợi tả ở đây ? ? Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của nàng Kiều. Hãy lí giải điều này trên từng nét cảnh ? ? Việc lặp lại 4 lần cụm từ " buồn trông " có tác dụng gì ? é GV chốt lại: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; biện pháp điệp từ ngữ, cấu trúc câu; sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ… tác giả diễn tả được tâm trạng buồn đau và một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ của nàng Kiều. - GV hướng dẫn HS tổng kết NT và ND của VB và cho HS đọc mục “ghi nhớ ” Hoạt động 4: Luyện tập. - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1- SGK Gợi ý: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả ’ Yêu cầu HS về nhà phân tích NT tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối. II. Đọc - hiểu VB : 2. Phân tích: a) Sáu câu thơ đầu: b) Tám câu thơ tiếp: - Nhớ cha mẹ, người yêu. - Nhớ người yêu trước, cha mẹ sau. - Nhớ như thế là hợp lí vì nàng coi như đã làm tròn bổn phận với cha mẹ khi gia đình bị vu oan. Còn với KT, lúc nào nàng cũng cảm thấy như có tội, có lỗi vì đã phụ bạc chàng. - Với KT: Dùng từ tưởng’ liên tưởng, tưởng tượng, hình dung. Còn với cha mẹ thì dùng từ xót’ thương nhớ, xót xa. -Với KT gợi hình ảnh "dưới nguyệt chén đồng "(đêm trăng thề nguyền thiêng liêng ). Với cha mẹ dùng các điển tích, điển cố. ’ Cùng là nỗi nhớ nhưng cách thể hiện khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn riêng. - Kiều là người con gái chung thuỷ với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ và có tấm lòng vị tha. c) Tám câu cuối: - Cánh buồm thấp thoáng - Cánh hoa trôi man mác - Nội cỏ, chân mây, mặt đất - Sóng và gió biển - Cánh buồm, cánh hoa’thân phận nhỏ bé, chìm nổi, Kiều buồn thương cho cảnh ngộ bơ vơ của mình nơi dất khách quê người. - Mặt đất’ cuộc sống đơn điệu, vô vị, gợi nỗi buồn trống vắng. - Sóng gió biển’ sóng gió cuộc đời, gợi sự lo sợ. - Tô đậm, nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng mãi trong lòng Kiều hoà cùng cảnh vật càng lúc càng mênh mông, vắng vẻ, dữ dội hơn. 3) Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK) III) Luyện tập * HS nghe hướng dẫn để về nhà làm. 4) Củng cố : ?Trong các đoạn trích đã học: Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những bút pháp NT khác nhau như thế nào? 5) HD về nhà: - Học thuộc ghi nhớ để nắm giá trị NT và ND của đoạn trích - Làm phần LT- SGK tr 96 và bài tập bổ sung SBT (HSG) - Học thuộc lòng đoạn thơ - Soạn VB: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ................................................................. Tiết 34 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức. - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. - Vai trò, tác dụng của miêu tả tong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng. - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự. 3 Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đan xen yếu tố miêu tả vào bài văn tự sự. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, trực quan, tổng kết khái quát. Kĩ thuật: Động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số: 2) KT bài cũ: ? Ở lớp 8, em đã được học, tìm hiểu về VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hãy nêu vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong VB tự sự 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Yếu tố miêu tả trong văn tự sự là vô cùng quan trọng, nó giúp bài văn tự sự thêm sinh động và giàu hình ảnh hơn. Để hiểu hơn về nội dung này, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểunội dung bài học ? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, Quang Trung đã làm gì? - Cho HS nhận xét xem các sự việc chính bạn nêu lên đã đầy đủ chưa? - GV yêu cầu HS nối các sự việc ấy thành một đoạn văn và nêu vấn đề : ? Nếu chỉ kể các sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao ? - Cho HS so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét: nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động - Cho HS chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích ? Các chi tiết miêu tả đó nhằm thể hiện những đối tượng nào ? ? Từ việc tìm hiểu VD cho HS rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với VB tự sự ? é GV chốt lại: Trong VB tự sự, yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Hoạt động 3: Luyện tập. - GV chia lớp thành các nhóm, giao cho từng nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập ở 1 VB cụ thể. - GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt. Lưu ý giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của mỗi đoạn trích. * GV chốt: -GV cho HS thời gian chuẩn bị yêu cầu của bài tập. - GV nhận xét chung và có thể động viên cho điểm nếu HS trình bày tốt. - GV sử dụng thời gian còn lại hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2. I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTS. 1) Ví dụ: 2) Nhận xét: - Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. ’ HS thuật lại các sự việc theo SGK - đầy đủ - Không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc đó là gì, chứ chưa làm rõ sự việc đó diễn ra như thế nào. - Nhờ có yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động, hấp dẫn ’Đối tượng: cảnh vật, con người, hành động của con người - Yếu tố miêu tả trong VB tự sự làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. 3) Kết luận: ( ghi nhớ: SGK - ) II/ Luyện tập : 1) Bài tập 1: - Tả người: Vân xem trang trọng ... .... liễu hờn kém xanh. - Tả cảnh: + Cỏ non xanh tận ... bông hoa +Tà tà bóng ngả ... cuối ghềnh bắc ngang Mỗi yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ. 2) Bài tập 3: 3) Bài tập 2: 4) Củng cố : ? Trong VB tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động cần sử dụng kết hợp với những yếu tố nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận 5) HD về nhà: - Học thuộc phần (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học. - Làm bài tập 2, SGK và bài tập bổ sung trong SBT (HSG). - Ôn lại kiểu VB tự sự có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để viết bài TLV số 2 tại lớp. ....................................................................... Tiết 35 TRAU DỒI VỐN TỪ A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức: Những định hướng chính để trau dồi vốn từ. 2. Kỹ năng. - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. - Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, lựa chọn và sử dụng tư phù hợp với mục đích giao tiếp. 3 Thái độ: Nghiêm túc khi xác định nghĩa của từ và sử dụng đúng cách dùng từ. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học, nhất là các ý kiến ở mục I, II. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích mẫu, trực quan, tổng kết khái quát. Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ: ?Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ có những đặc điểm nào? Làm bài tập 2, 4- SGK 3) Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình. Để biết cách trau dồi vốn từ, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. ? Em hiểu ý kiến của cố thủ tướng PVĐ như thế nào qua đoạn trích đó ? ? Phạm Văn Đồng đề cập đến mấy vấn đề qua đoạn trích đó? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD 2 ở mục I - GV yêu cầu HS xác định lỗi trong những câu đã cho: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Sau đó nhận xét chung và sửa chữa. - GV yêu cầu HS giải thích vì sao có những lỗi này, vì "tiếng ta nghèo" hay vì người viết "không biết dùng tiếng ta ". ? Như vậy để "biết dùng tiếng ta" thì cần phải làm gì ? ? Qua tìm hiểu 2 VD, em có rút ra nxét gì ? é GV chốt lại: Muốn sử dụng tốt TV cần: Không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình thông qua việc rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. - GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập 1, 3- SGK phần LT. - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. Sau đó nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý kiến nhà văn Tô Hoài. ? Em hiểu ý kiến nhà văn Tô Hoài như thế nào ? - GV yêu cầu HS so sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần I và hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài để rút ra nhận xét. é GV chốt lại: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ - GV hệ thống hoá KT cả bài và chuyển sang hdẫn HS làm các bài tập ở mục III. Hoạt động 4: Luyện tập. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập - GV nhận xét chung kết quả thảo luận, làm bài tập và nêu đáp án chính xác. - GV cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập. - HS yếu: (GV có thể gợi ý ý kiến của Chế Lan Viên nói về vấn đề gì ?) - GV chia nhóm (3 nhóm), mỗi nhóm thực hiện một bài tập. GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt - GV chia lớp thành các nhóm lên thi, 1 nhóm làm giám khảo; trong thời gian 3 phút, nhóm nào tìm ra được nhiều từ nhất sẽ thắng. GV cùng BGK chấm điểm từng nhóm: khen ngợi các nhóm làm tốt. I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ : 1) Ví dụ: 2) Nhận xét: TV là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình. - Cần làm rõ: cả 3 câu đều mắc lỗi dùng từ a) Thừa từ "đẹp" vì "thắng cảnh" đã có nghĩa là cảnh đẹp. b) Sai từ "dự đoán" vì "dự đoán" có nghĩa là "đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai ". Từ dùng đúng là "phỏng đoán "hoặc"ước tính ". c) Sai "đẩy mạnh" vì "đẩy mạnh" có nghĩa là "thúc đẩy cho p.triển nhanh lên". Từ có thể dùng thay thế là "mở rộng ". - nguyên nhân là do người viết không biết dùng tiếng ta. - Phải nắm đượcđầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. àCần trau dồi vốn từ của mình bằng cách rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ. 3) Kết luận : (ghi nhớ 1: SGK) Bài 1- Nhóm 1: " Hậu quả " là (b ) " Đoạt " là ( a ) " Tinh tú " là ( b ) Bài 3- nhóm 2: a. Sai từ "im lặng " ’ "yên tĩnh " b. Sai từ "thành lập " ’ "thiết lập " c. Sai từ "cảm xúc " ’ "cảm động " II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ : 1) Ví dụ: 2) Nhận xét: - Nhà văn Tô Hoài ptích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân. Phần I: Trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nhưng có thể chưa biết rõ) Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mình chưa biết 3) Kết luận : (ghi nhớ 2: SGK) III/ Luyện tập : 1) Bài tập 2: 2) Bài tập 4: - "Bình luận'': bày tỏ, khẳng định ý kiến, qđiểm của mình về một vấn đề nào đó. - Chế Lan Viên muốn nói: TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc thì phải học tập lời ăn, tiếng nói của họ. 3) Bài tập 5, 6, 7: 4) Bài tập 8: 4) Củng cố : ? Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì ? A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ B. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu ’ ( HS lựa chọn đáp án đúng là A ) 5) HD về nhà : - Học thuộc hai (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học. - Làm các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở (HSG). ’ Chuẩn bị kĩ nội dung tiết TV: Tổng kết về từ vựng (các mục I, II, III, IV ) theo yêu cầu của SGK ra vở. Ngày 30 tháng 9 năm 2013

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 7.doc
Giáo án liên quan