A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tác phẩm Lục Vân Tiên; tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Bài 8 - tiết 38, 39: Lục VVân tiên cứu kiều nguyệt nga (trích truyện Lục Vân Tiên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Bài 8
Tiết 38,39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu.
********
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tác phẩm Lục Vân Tiên; tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán.
- Qua câu chuyện, Nguyễn Du khắc sâu tính cách của Thuý Kiều, Hoạn Thư và Thúc Sinh như thế nào?
- Qua việc Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư, em chọn phương án nào?
+ Thuý Kiều là người khờ dại.
+ Thuý Kiều là người dễ dãi.
+ Thuý Kiều là người độ lượng, bao dung.
+ Thuý Kiều là người nhân hậu.
+ Hoạn Thư là người thông minh cơ trí.
+ Hoạn Thư là người khôn ngoan nhất mực nói năng phải lời.
+ Hoạn Thư là người linh hoạt tuỳ cơ ứng biến.
+ Hoạn Thư là người bản lĩnh dũng cảm.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS đọc dấu sao phần chú thích để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vài nét về tác giả?
a. Cuộc đời:
* Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).
* Quê nội Thừa Thiên-Huế, quê ngoại Gia Định.
* Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843.
* Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
* Về quê mẹ làm ông lang chữa bệnh cho dân, mở lớp dạy học cho dân.
* Cùng các lãnh tụ nghĩa quân(Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp.
* Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam bộ.
* Giữ trọn lòng trung thành với dân với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc của nhân dân miền Nam.
* Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân cho nước; nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm.
* Ông là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta thế kỷ XIX
b. Sự nghiệp thơ văn:
* Toàn bộ viết bằng chữ Nôm: Truyện thơ Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ- Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định và nhiều bài thơ khác.
- Tìm hiểu vài nét về tác phẩm Lục Vân Tiên?
- Nêu thời điểm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
* Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu viết khoảng đầu những năm 50 thế kỷ XIX, trong thời gian nhà thơ dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cốt truyện hoàn toàn donhà thơ sáng tạo.
- Nêu đặc điểm thể loại?
* Truyện thơ Nôm dài 2082 câu thơ lục bát.
* Truyện được lưu truyền rộng rãi khắp lục tỉnh và miền Nam Trung Bộ dưới hình thức sinh hoạt dân gian: nói thơ, kể chuyện, hát Vân Tiên.
* Truyện được in lại nhiều lần, phiên âm chữ quốc ngữ, được dịch ra tiếng Pháp và lan rộng ra toàn quốc.
- GV nói thêm:
* Đặc điểm thể loại: truyện thơ Nôm với tính chất là truyện để kể với kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo từng chương hồi, xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính.
* Nội dung chính của truyện: truyền dạy đạo lý làm người:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẳn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK để tóm tắt lại tác phẩm Lục Vân Tiên.
* HS dựa vào SGK để tóm tắt.
( Lục Vân Tiên 16 tuổi, quê ở Đông Thành, theo thầy luyện văn học võ trên núi. Nghe tin triều đình mở hội khoa thi, liền xin phép thầy xuống núi dự thi. Trên đường tình cờ gặp dân chạy nạn, Vân Tiên đánh tan lũ cướp Đỗ Dự Phong Lai cứu được nàng Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê và cô hầu Kim Liên. Vân Tiên nhất định không nhận trả ơn tiếp tục lên đường, lại gặp và kết nghĩa với người bạn mới Hớn Minh. Về thăm nhà, Vân Tiên lại sang thăm cha con Võ Công, Võ Thể Loan gia đình mà Lục ông đã định kết thông gia. Ở đây, Vân Tiên lại gặp và kết nghĩa anh em với Vương Tử Trực-mộtvăn nhân tài hoa. Đến kinh, trong quán rượu, tình cờ Lục và Vương lại làm quen với Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Họ tổ chức thi thơ. Trịnh và Bùi đã dốt lại ngông nghênh, khoe khong bị lão quán chê cười.
Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu:Được tin mẹmất, Lục Vân Tiên bo ûthi về quê chịu tang. Trên đường bị mắc bệnh nặng, mù cả hai mắt, lại bị bọn thầy lang băm Triệu Ngang, thầy bói, thầy pháp lừa lấy hết tiền bạc, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Được giao long và lão Ngư cứu sống, Vân Tiên đến nhà họ Võ nhờ cậy nhưng cha con Võ Thể Loan không những bội hôn mà còn đem chàng bỏ trong hang tối. Nhưng một lần nữa, Vân Tiên lại được Du thần và lão Tiều cứu mạng rồi gặp lại Hớn Minh(đang làm sư trangứh nạn). Hai người cùng ở trong một ngôi chùa.
Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu: Kiều Nguyệt Nga cảm phục, biết ơn, tha thiết yêu Lục Vân Tiên, không nguôi thương nhớ chàng, tự mình vẽbức tương(tranh)chân dung Vân Tiên treo trong phòng. Vì không nhân jlời lấy con traiThái sư nên bị y xúc xiểm bày mưu bắt nàng đi cống cho vua nước Ô Qua. Nguyệt Nga quyết chung thuỷ với Vân Tiên, nhảy xuống sông tự tử nhưng được Phật bà Quan Âm cứu, lại tình cờ lạc vào nhà Bùi Công. Không chịu được con người Bùi Kiệm hèn hạ máu dê, Nguyệt Nga lại bỏ trốn, sống với một bà lão ở trong rừng như con gái.
Đoàn tụ: Lục-Kiều gặp lại sum vầy hạnh phúc: LụcVân Tiên được tiên cho thuốc thần làm sáng mắt. Chàng về thăm quê, thăm cha già, thăm mộ mẹ, thăm Kiều Công, biết tin Nguyệt Nga đã sang Ô Qua lại càng cảm thương nàng. Gặp khoa thi, chàng ứng thí và đỗ trạng nguyên. Vân Tiên lại được vua Sở phong làm nguyên soái(Hớn Minh được chàng tiến cử làm phó tướng)đem quân chống giặc Ô Qua. Vân Tiên thắng trận, tình cờ lạc vào rừng, vào nhà bà lão. Chàng gặp lại Nguyệt Nga. Hai người trở về triều ca khúc khải hoàn. Thái sư bị cách chức. Vân Tiên tha bổng Trịnh Hâm nhưng trên đường về y bị sóng thần lật chìm thuyền, bị cá nuốt. Mẹ con Võ Thể Loan còn mặt dày đến chào mừng Vân Tiên mong nối lại tình xưa. Trên đường về, cả hai bị cọp bắt bỏ vào cái hang chính nơi mấy năm trước họ đã bỏ rơi Vân Tiên. Lục Vân Tiên đền ơn ông Ngư, ông Tiều, gặp lại tiểu đồng ở Đông thành, Lục ông đã chuẩn bị tiệc cưới cho con trai anh hùng với nàng Nguyệt Nga chung thuỷ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và các từ khó để tìm hiểu.
* Đọc: chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính sau trận đánh.
* Giải thích từ khó:24 từ ở SGK.
* Hoạt đông3: Hướng dẫn tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý.
- Nêu vị trí đoạn trích?
* Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện Lục Vân Tiên sau đoạn giới thiệu nhân vật Lục Vân Tiên.
- Tìm bố cục đoạn trích?
* Đoạn trích chia làm hai phần:
+ 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.
+ 44 câu tiếp: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh.
- Nêu đại ý của đoạn trích?
* Đoạn trích kể lại chuyện Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai trên đường đi thi để cứu Nguyệt Nga, Nguyệt Nga ngỏ ý đền đáp ơn cứu mạng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích.
- Gv yêu cầu HS xem lại bố cục để tìm hiểu câu hỏi 1.
- Câu hỏi 1: SGK/115.
- Truyện được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Nêu ý nghĩa?
* Lục Vân Tiên đúng là một tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện. Đúng là có trùng hợp giữa cuộc đời của nhà thơ với cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên(cùng đi học, cùng đi thi, cùng bị mù. Cùng bị bội hôn……). Đúng là Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngay một số sự việc của đời mình để xây dựng câu chuyện và nhân vật.
* Nhưng kết thúc câu chuyện lại khác nhau: Vân Tiên sáng mắt, thi đỗ, thắng giặc, gặp lại và cùng Nguyệt Nga hưởng hạnh phúc. Còn Nguyễn Đình Chiểu-thầy đồ,nhà thơ, ông lang Nguyễn Đình Chiểu thì vĩnh viễn mù loà,suốt đời sống nghèo,qua đời trong đau ốm và bệnh tật, trong sự thương tiếc vô hạn của học trò và đồng bào. Sự khác nhau đó thể hiện Lục Vân Tiên là nhân vật thể hiện lý tưởng và khát vọng của nhà thơ về người anh hùng trung hiếu tiết nghĩa, người anh hùng vì dân trừ bạo, phò đời giúp nước.
* Truyện Lục Vân Tiên thường có kiểu kết cấu ước lệ, gần như thành khuôn mẫu. Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công vô lý, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền thì gặp lành, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.
- GV yêu cầu HS đọc 14 câu đầu của đoạn trích để tìm hiểu câu 2.
- Câu hỏi 2: SGK/115.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả tập trung trong những câu thơ nào? Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian? Qua đó ta thấy Lục Vân Tiên có những phẩm chất gì?
* Lục Vân Tiên là chàng trai tài giỏi, cứu người thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, không nghĩ gì đến tính mệnh, hiểm nguy, một mình chủ động bẻ cây làm gậy, xông vào làng vì dân diệt trữ đảng hung đồ.
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy mhằm làng xông vô.
* Hình ảnh Vân Tiên tả đột hữu xông giữa vòng vây của lũ cướp được kể rất nhanh, ngắn gọn bằng hình ảnh so sánh với viên dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long ở trận Đương Dương(truyện Tam quốc diễn nghĩa). Trận đánh diễn ra rất nhanh. Bọn lâu la tan vỡ, cuống cuồng chạy trốn; tướng cướp Phong Lai chống không nổi, bị một gậy bỏ mạng.
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
* Hình ảnh Lục Vân Tiên không chỉ gợi ra hình ảnh Triệu Tửû Long anh hùng thời Tam quốc, mà còn gợi ta liên tưởng đến những anh hùng hiệp sĩ an dân trừ bạo tài mạo song toàn, sức khoẻ vô địch trong các truyện cổ tích như Thạch Sanh; các truyện cổ Trung Quốc như Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm trong Thuỷ Hử.
- GV yêu cầu HS đọc 16 câu tiếp theo để tìm hiểu cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm câu thơ cho thấy cuộc diện kiến của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga?
Hỏi:”Ai than khóc ở trong xe này”
……… Khoan khoan ngồi đó chớ ra
………………………………………………………………………
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?
- Tìm câu thơ cho thấy cách cư xử của Lục Vân tiên với Kiều Nguyệt Nga?
Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la
Chàng tìm cách hỏi han, an ủi họ.
- Qua lời nói của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga, em nhận thấy chàng có những phẩm chất tốt đẹp nào? Lục Vân Tiên đã thấm nhuần tư tưởng gì?
* Qua những câu hỏi, lời nói của Lục Vân Tiên sau khi chiến thắng bọn cướp Phong Lai, ta nhận thấy người anh hùng rất hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
* Lục Vân Tiên đã thấm nhuần tư tưởng của lễ giáo phong kiến(nam nữ thụ thụ bất thân)được diễn đạt bằng câu thơ mộc mạc:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Tư tưởng đó vẫn không ngăn cản việc chàng hỏi han ân cần, quan tâm chân thành vô tư đến người bị nạn.
- Khi Nguyệt Nga ngỏ ý đền ơn cứu mạng, Lục Vân Tiên thể hiện quan điểm của mình như thế nào?
* Chàng không nhận cái lạy trả ơn, từ chối lời mời về thăm nhà. Điều đó không chỉ thể hiện sự khiêm nhường, giản dị của chàng mà còn xuất phát từ quan niệm về lẽ sống của người anh hùng. Quan niệm đó được thể hiện qua câu:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Tất cả đều xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử: Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã. Đó là nghĩa vụ, là lý tưởng sống của người anh hùng hiệp sĩ, các hảo hán thời phong kiến trung đại.
Lục Vân Tiên cứu người không chờ sự trả ơn theo quan niệm sống vì nghĩa và làm việc vì nghĩa. Với hình ảnh Lục Vân Tiên, nhà thơ đã gửi gấm niềm tin và khát vọng của mình vè trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
- GV yêu cầu HS đọc 28 câu cuối để tìm hiểu nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
- Câu hỏi 3: SGK/115.
- Qua những lời giải bày của Kiều Nguyệt Nga,em thấy nàng là cô gái có phẩm chất gì? * Đó là lời lẽ của một tiểu thư khuê cát, nết na, e lệ, có học thức, được giáo dục cẩn thận, từ cách xưng hô khiêm nhường:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lại rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Các từ: quân tử, tiện thiếp, chút tôi …… cho thấy cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, rõ ràng vừa trả lời đầy đủ những câu hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc độïng của bản thân trước cái ơn lớn, cứu mạng,cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng(còn quí hơn tính mạng)
* Nàng băn khoăn áy náy muốn tìm cách để đền ơn, nói lên lòng biết ơn của mình, bao nhiêu cũng chưa đủ:
Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
Nàng xin lạy Vân Tiên, mời chàng về quê để trả ơn, rồi còn tặng trâm vàng, cùng làm thơ xướng hoạ và nguyện gắn bó chung thuỷ suốt đời với Lục Vân Tiên, giữ trọn ân tình với chàng.
* Là người con có hiếu với cha mẹ, giữ đúng đạo tam tòng:
Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
Kiều Nguyệt Nga là một cô gái đáng thương và đáng quí, đáng trọng, một người yêu, ngưởi vợ tương lai lý tưởng, rất xứng đáng với người anh hùng. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng luôn xem trọng ơn nghĩa.
- Câu hỏi 4: SGK/115.
- Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?
* HS thảo luận và trả lời.
-Câu hỏi 5: SGK/115.
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
* HS thảo luận trả lời.
* Hoạt động 5: hướng dẫn tổng kết.
- GV hướng dẫn HS dựa vào phần ghi nhớ để tổng kết.
* HS đọc phần ghi nhớ SGK/115.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu chung;
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
b. Sự nghiệp văn chương:
2. Tác phẩm:
a. Thời điểm sáng tác: sáng tác năm 1854 trước khi thực dân pháp xâm lược.
b. Hoàn cảnh ra đời:sáng tác trong thời gian nhà thơ dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định.
c. Đặc điểm thể loại:
- Truyện thơ Nôm gồm 2082 câu lục bát.
- Truyện để kể.
- Kết cấu theo từng chương hồi.
d. Nội dung chính của truyện:
e. Tóm tắt tác phẩm: SGK.
II. Đoạn trích:
1. Đọc:
2.Giải thích từ khó: SGK.
3. Vị trí đoạn trích:
4. Bố cục:
5. Đại ý:
6. Phân tích:
a. Kết cấu truyện và ý nghĩa truyện:
- Truyện có kiểu kết cấu ước lệ.
- Ý nghĩa: phản ánh những bất công ở đời; nêu khát vọng của nhân dân: ở hiền gặp lành, thiện thắng ác. Chính nghĩa thắng gian tà.
b. Hình ảnh Lục Vân Tiên:
b.1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Là chàng trai tài giỏi.
- Là nhân vật lý tưởng.
b.2 Hành động cứu người:
-Một mình tay không.
- Bẻ cây làm gậy.
- Tả đột hữu xông
- Giống hình ảnh Triệu Tử Long: viên dũng tướng anh hùng, tài năng, có tấm lòng vì nghĩa. (mẫu hình lý tưởng)
b.3 Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga:
- Lời nói hoà nhã, dịu dàng.
- Ân cần hỏi han.
- Động viên, an ủi Nguyệt Nga.
- Biết giữ lễ nghĩa của một con người có văn hoá, thấm nhuần sách vở thánh hiền và tinh thần lễ giáo phong kiến.
- Quan điểm sống vì nghĩa và hành động vì nghĩa một cách tự nhiên phù hợp với đạo lý
- Đức tính khiêm nhường, cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng.
c. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Là người con gái khuê các thuỳ mỵ, nết na, có học thức, khiêm nhường, có hiếu với cha mẹ, giữ đúng đạo tam tòng.
- Là người sống có ân có nghĩa, chụi ơn ai thì không bao giờ quên, muốn đền đáp cho tròn ân nghĩa và nàng tự nguyện mãi mãi chung thuỷ với Lục Vân Tiên.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
-Truyện Lục Vân Tiên là một truyện kể mang nhiều tính chất dân gian
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị,gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ nên phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
III. Tổng kết:
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
IV. Củng cố và luyện tập:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sắc Nam bộ được thể hiện bằng những từ ngữ nào? (ghé lại bên đàng, xông vô, mặt đỏ phừng phừng, lẫy lừng vào đây, thác rày thân vong, thiệt, tiểu thơ, gẫm câu, tính thiệt so hơn)
V. Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tìm hiểu các câu hỏi 1,2 mục I SGK/117.
- Soạn trước phần luyện tập.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY38,39.DOC