I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ nhận thấy được thái độ, tình cảm của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị của GV – HS.
GV: SGK, SGV, bảng phụ
HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học.
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9, 10 Trường THCS Minh Dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 41
Lục Vân Tiên gặp nạn
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ nhận thấy được thái độ, tình cảm của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị của GV – HS.
GV: SGK, SGV, bảng phụ
HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức:
9C Tổng Vắng Dạy
2. Kiểm tra: Đọc thuộc đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
Trình bày nội dung đoạn trích?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
- GV: hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc – Nhận xét
- GV: lưu ý HS các chú thích 2, 4, 5, 6, 7, 10, 11
HĐ2 Tìm hiểu chung
- Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
( đối nghịch giữa cái thiện và cái ác)
- Cái thiện và cái ác được biểu hiện qua những nhân vật nào?
(Trịnh Hâm , ông Ngư)
HĐ3 Tìm hiểu nhân vật Trịnh Hâm
- Tình cảnh thầy trò Lục Vân Tiên?
( Tiền hết, mắt mù, bơ vơ nơi đất khách quê người)
- Gặp Trịnh Hâm,Trịnh Hâm hứa với thầy trò Vân Tiên điều gì?
( Hứa sẽ đưa về quê nhà)
- Sau đó hắn đã hành động như thế nào?
( Lừa đưa tiểu đồng vào rừng, rồi tìm cách hãm hại Vân Tiên)
- Vì sao Trịnh Hâm quyết định ám hại Lục Vân Tiên?
( Vì đố kị, ganh ghét tài năng)
- Trịnh Hâm đã hãm hại Lục Vân Tiên như thế nào?
( Đẩy Lục Vân Tiên xuống sông)
- Phân tích hành động của Trịnh Hâm khi thực hiện âm mưu hãm hại Lục Vân Tiên?
Qua phân tích em có nhận xét gì về Trịnh Hâm?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn này?
( Sắp xếp tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị)
HĐ4. Tìm hiểu về nhân vật ông Ngư
- HS đọc đoạn: “Vừa may…” đến hết
- Để giao long cứu Vân Tiên, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Thấy Vân Tiên gặp nạn, ông Ngư và gia đình đã làm gì?
- Khi Vân Tiên được cứu sống, ông Ngư nói gì với Vân Tiên?
- Lời nói ấy thể hiện phẩm chất gì của ông Ngư?
- Cái thiện còn được thể hiện qua cuộc sống tốt đẹp của ông Ngư. Hãy tìm những chi tiết hình ảnh cho thấy điều đó.
(Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lơi chi sờn lòng đây
->Cuộc sống trong sạch
“Rày doi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng…”
->Cuộc sống hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên
“Một mình thong thả làm ăn
Khoẻ quơ chài lưới, mệt quăng câu dầm”
->Niềm vui lao động- Con người có thể ứng phó với mọi tình thế…)
- Điều đó nói lên thái độ , tình cảm của tác giả với nhân dân lao động như thế nào?
(Niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường)
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS Đọc ghi nhớ
HĐ5. Hướng dẫn luyện tập
- Trong tình tiết, kết cấu của truyện, em thấy yếu tố nào giống với kết cấu thông thường ở nhiều truyện cổ dân gian?
( Người tốt gặp hoạn nạn được cứu giúp hỗ trợ)
- Các tình tiết ấy có lặp lại ở những tình tiết khác trong truyện Lục Vân Tiên không?
(Có - Đoạn Võ Công bỏ Lục Vân Tiên vào hang – du thần đưa ra ngoài và ông Tiên đã cứu…)
- Tác giả muốn thể hiện điều gì qua kết cấu đó?
( Niềm tin và ước mong về một cuộc sống xã hội tốt đẹp)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Trịnh Hâm:
- Đố kị, ganh ghét tài năng.
- Hành động:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Giữa trời đất mênh mông.
+ Vờ kêu la để cho nhẹ tội ác.
->Hành động được toan tính. âm mưu kế hoạch đã chuẩn bị kĩ lưỡng-> Kẻ bất nhân, bất nghĩa, tâm địa độc ác, xảo quyệt.
=> Đại diện cho cái ác.
2.Nhân vật ông Ngư:
* Khi Vân tiên gặp nạn:
- Ông Ngư vớt ngay, giục vợ con cứu người bị nạn.
+ Ông: hơ bụng dạ
+ Vợ ông: hơ mặt mày.
+ Con: vầy lửa
* Khi Vân Tiên được cứu sống:
- Mời ở lại cùng gia đình.
-> Bao dung, nhân ái, hào hiệp.
=> Đại diện cho cái thiện.
*Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
4.Củng cố:
- HS đọc phần đọc thêm
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương ( Phần Văn)
*Yêu cầu: Sưu tầm các bài thơ, bài văn của các tác giả địa phương.
Tiết 42.
Chương trình địa phương
( Phần văn)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết văn học địa phương bằng việc nắm được tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
II. Chuẩn bị của GV – HS.
- GV: Sưu tầm các bài thơ, bài văn của các tác giả ở địa phương
- Tuyển tập thơ Tuyên Quang
- HS: Sưu tầm các tác phẩm của các tác giả địa phương.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Tổ chức:
9C Tổng số:44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS lập bảng thống kê
- HS hoạt động nhóm
- Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học của địa phương?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét - đối chiếu.
GV: Treo bảng phụ.
I.Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học của địa phương.
TT
Họ và tên
(bút danh)
Năm sinh
(mất)
Tên tác phẩm
Thể loại
1
Xuân Bạch
1946
Gò ông Voi
Truyện ngắn
2
Vũ Xuân Hiển
1960
Hành trình con cá chép
Truyện ngắn
3
Phù Ninh
1942
Cây lá đỏ
Truyện ngắn
4
Trịnh Thanh Phong
1949
Cánh rừng có mả hủi
Truyện ngắn
5
Nguyễn Bình
1943
Vầng trăng nơi em
Tập thơ
HĐ2. Đọc một vài tác phẩm tiêu biểu
- HS đọc truyện
- Nêu nội dung chính của truyện
( Châm biếm, phê phán tệ nạn tham nhũng, hối lộ )
- Nghệ thuật bài thơ có gì đặc biệt?
( Lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm hấp dẫn người đọc)
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập
- HS viết đoạn văn giới thiệu về quê hương mình
- HS trình bày
- Nhận xét : nội dung, diễn đạt...
II. Đọc văn bản
1. “Hành trình con cá chép”( Vũ Xuân Hiển
III. Luyện tập
4. Củng cố.
- Suy nghĩ của em về văn học địa phương?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục tìm hiểu một số tác giả ở địa phương.
- Sưu tầm những sáng tác của địa phương và những tác phẩm khác viết về Tuyên Quang
- Ôn tập phần từ vựng đã học.
Tiết43
Tổng kết về từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng dã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Ôn tập về từ vựng
III. Các hoạt động dạy học
Tổ chức
9C Tổng số 44 vắng Dạy
Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của HS
Bài mới:
Gới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức
- Thế nào là từ đơn?
(Là từ ấu tạo bởi một tiếng có nghĩa)
cho ví dụ:
( Nhà, sông, núi…)
- Thế nào là từ phức? cho ví dụ
( Là từ có hai tiếng trở lên tạo thành)
Ví dụ?
(Quần áo, hợp tác xã …)
- HS: Đọc phần 2 SGK. 122
- Nêu yêu cầu: Những từ nào là từ nghép?
Những từ nào là từ láy?
-HS: Đọc phần 3.
- GV: Gọi học sinh lên bảng sắp xếp các từ láy thành hai cột: Từ lày có sự “giảm nghĩa” từ láy có sự “tăng nghĩa”
HĐ2.Củng cố kiến thức về thành ngữ
- Thành ngữ là gì? cho ví dụ.
( Là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào đó dựa trên hình ảnh, những biểu tượng cụ thể)
Ví dụ: Nhà tranh vách đất, chân lấm tay bùn…
- HS đọc phần hai. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Giải thích nghĩa các ngữ?
- Đánh trống bỏ dùi: Làm không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này muốn cái khác hơn.
- Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
HS đọc phần 3 .
- Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Giải thích nghĩa thành ngữ- đặt câu
- HS thảo luận theo nhóm, trình bày
- Nhận xét
- Hãy lấy hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
HĐ3. Củng cố kiến thức về nghiã của từ
- Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ
( Là nghĩa của từ, việc, hiện tượng được phản ánh trong câu)
Ví dụ:
- Ăn: chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng.
HS đọc phần 2
GV: Treo bảng phụ ghi các cách hiểu.
HS: Đánh dấu vào cách hiểu đúng.
Giải thích vì sao?
- Chọn cách hiểu đúng (phần 3 SGK – 123 – 124) và giải thích vì sao?
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn:
- Khái niệm:
- Ví dụ
2. Từ phức:
- Khái niệm:
- Ví dụ
* Phân loại từ ghép:
- Từ ghép: Giam giữ, bó buộc, tươi tốt, ngọt ngào, bọt bèo, cỏ cây, nhường nhịn, rời rụng, mong muốn …
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh …
* Từ láy:
Giảm nghĩa Tăng nghĩa
- trăng trắng - sạch sành sanh
- đèm đẹp - sát sàn sạt
- nho nhỏ - nhấp nhô
- lành lạnh
- xôm xốp
II. Thành ngữ
1. Khái niệm:
2.Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
- Thành ngữ
- Tục ngữ
- Thành ngữ chỉ động vật: Đầu voi đuôi chuột, ăn ốc nói mò…
- Thành ngữ chỉ thực vật:Cây nhà lá vườn, dây cà ra đây muống…
4.Sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non.
( Hồ Xuân H ương – Bánh trôi nước)
III.Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Chọn cách hiểu đúng:
Mẹ: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
3. Cách giải thích đúng: b
4. Củng cố:
- GV treo bảng phụ kẻ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt
- HS điền vào bảng (trống)
Từ tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Từ láy bộ phận
Từ láy toàn bộ
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập lại phần từ vựng đã tổng kết.
- Chuẩn bị bài tổng kết về từ vựng ( tiếp theo )
Tiết 44.
Tổng kết về từ vựng
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức đã học về từ vựng ( từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Ôn tập về từ vựng
III. Các hoạt động dạy học
1Tổ chức
9C Tổng số 44 vắng Dạy
2.Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của HS
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
HS đọc hai câu thơ.
- Phân biệt nghĩa của từ “hoa” trong hai câu thơ?
HĐ2. Củng cố kiến thức về từ đồng âm
- Thế nào là từ đồng âm?
- Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm
- HS: Đọc phần 2. Nêu yêu cầu.
- Trường hợp nào là hiện tượng từ nhiều nghĩa,trường hợp nào là hiện tượng đồng âm? vì sao?
HĐ3. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- HS đọc phần 2.
- Chọn cách hiểu đúng?
- HS đọc phần 3
- Tại sao từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”?
- Tác dụng diễn đạt như thế nào?
HĐ4. Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa
- Thế nào là từ trái nghĩa?
( Là từ có nghĩa trái ngược nhau)
HS đọc phần 2.
- Xác định cặp từ trái nghĩa?
- Xếp các cặp từ trái nghĩa vào hai nhóm?
- GVgọi HS lên bảng làm – nhận xét.
HĐ5. Củng cố kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- HS đọc phần 2.
- Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ.
- HS lên bảng điền vào sơ đồ
- HS khác nhận xét.
- Giải thích nghĩa các từ ngữ trong sơ đồ?
( Bảng phụ )
HĐ6. Củng cố kiến thức về trường từ vựng
- Thế nào là trường từ vựng?
- Cho ví dụ về trường từ vựng
- Xác định trường từ vựng
- Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nhĩa của từ.
1. Khái niệm:
2. Phân biệt nghĩa của từ
– Hoa ( thềm hoa, lệ hoa): được dùng theo nghĩa chuyển.
-> Không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ vì từ “hoa” là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
V.Từ đồng âm.
1. Khái niệm:
a. có hiện tượng từ nhiều nghĩa: vì “lá” (lá phổi) là nghĩa chuyển của từ “lá”(lá xa cành)
b. Có hiện tượng từ đồng âm:
Đường (đường ra trận)
Đường ( ngọt như đường)
->Vỏ ngữ âm giống nhau, nghĩa khác nhau.
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cách hiểu đúng:
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
3.Giải thích nghĩa của từ
“xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cặp từ trái nghĩa:
Xấu - đẹp, xa – gần, rộng – hẹp
3.Xếp cặp từ trái nghĩa theo nhóm
Sống – chết Già - trẻ
- Chẵn – lẻ - Yêu – ghét
- Chiến tranh- - Cao – thấp
hoà binh - Nông – sâu
- Giàu – ghèo
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm:
IX.Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
2.Xác định nghĩa của từ
- Tắm, bể ( cùng trường từ vựng “nước”- nói chung) -> làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố:
- Khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà
- Ôn tập toàn bộ phần từ vựng
- Lấy ví dụ cho từng nội dung – phân tích
- Chuẩn bị cho tiết 45
* Yêu cầu:
- Xem lại văn tự sự + Đề bài tập lầm văn số 2
- Làm dàn ý chi tiết cho đề bài đó.
Tiết 45
Trả bài tập làm văn số 2
( Văn tự sự )
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
- Nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. Biết cách chữa những lỗi thường mắc
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Chấm, chữa bài viết của HS, bảng phụ
- HS: Ôn tập về văn tự sự
III Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
9C Tổng số 44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 Tìm hiểu đề - lập dàn bài
- HS nhắc lại đề bài, GV chép đề lên bảng
- Đề bài yêu cầu viết theo thể loại nào?
- Nội dung cần viết?
- Về hình thức, bài viết cần đạt yêu cầu gì?
- HS thảo luận: lập dàn bài
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi dàn bài để HS đối chiếu
HĐ2. Nhận xét bài viết của HS
- HS nhận xét bài viết của mình về:
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Sự kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả
- GV nhận xét chung
HĐ3. GV trả bài, hướng dẫn HS chữa lỗi
- GV trả bài, HS tự chữa lỗi
- Một vài HS trình bày cách chữa
- GV chữa một số lỗi thông thường
( GV nêu lỗi sai- yêu cầu HS chữa)
1. “Hôm nay là buổi họp lớp đầu tiên sau hơn hai mươi năm xa cách, được trở lại mái trường cấp II sau hơn hai mươi năm xa cách và gặp lại các thầy cô giáo cũ mình thật hạnh phúc. Mình cảm thấy: như được sống lại thuở học trò vô tư, tinh nghịch.”
(Bài của Lưu Châu Anh )
2. “Công ơi, đã bao nhiêu năm rồi. Sau khi đỗ đại học tớ được về thăm trường cũ. Khi đến cổng trường. tớ đã gặp cô Đông cô giáo chủ nhiệm cũ của chúng mình.”
( Bài của Vũ Ngọc Tú )
HĐ4. GV công bố điểm:
- Điểm 9- 10:
- Điểm 7- 8:
- Điểm 5- 6:
- Điểm 3- 4:
- Điểm 1-2:
HĐ5. Đọc bài viết khá
- Đọc bài của em Nguyễn Thanh Hiền
I. Đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài
1. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
2. Dàn bài
( Đã trình bày ở tiết viết bài- tiết 34,35 )
II. Nhận xét
* Ưu điểm:
- Đa số HS biết cách viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
- Bài viết đảm bảo nội dung theo yêu cầu
- Một số bài viết trình bày sạch, đẹp
* Nhược điểm
- Nhiều em không nắm được cách thức viết thư
- Nội dung bài viết đơn điệu, chưa sâu sắc
- Nhiều HS còn sử dụng dấu câu chưa chuẩn
III. Trả bài, chữa lỗi
1. “Hôm nay là buổi họp lớp đầu tiên sau hơn hai mươi năm xa cách. được trở lại mái trường cấp II sau hơn hai mươi năm xa cách và gặp lại các thầy cô giáo cũ mình thật hạnh phúc. Mình cảm thấy như được sống lại thuở học trò vô tư, tinh nghịch.”
. “Công ơi, đã bao nhiêu năm rồi, sau khi đỗ đại học tớ được về thăm trường cũ. Khi đến cổng trường, tớ đã gặp cô Đông- cô giáo chủ nhiệm cũ của chúng mình.”
4. Củng cố
- GV nhận xét chung
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị bài: Đồng chí
Tuần 10
Tiết 46
Đồng chí
( Chính hữu )
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm giàu cảm hứng hiện thực
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: + SGK, SGV, chân dung nhà thơ, bảng phụ
+ Tài liệu “Đôi điều tâm sự của Chính Hữu về bài thơ Đồng chí”
- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
9C. Tổng số 44 vắng Dạy
2. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của HS
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
- HS đọc phần chú thích *
- Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả
- Giới thiệu chân dung nhà thơ
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bảng phụ ghi tóm tắt về tác giả, tác phẩm
HĐ2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc: Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ trên cơ sở đối ý. Đọc cả bài thơ bằng giọng kể. Câu “Đồng chí” và câu “ Đầu súng trăng treo” đọc chậm hơn bình thường
- HS đọc văn bản
- Nhận xét cách đọc của HS
- Lưu ý HS các chú thích: 1,2, 3, 4
HĐ3. Tìm hiểu chung
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
( Thơ tự do)
- Xác định bố cục bài thơ
- GV khái quát bằng bảng phụ
( 3 phần:
6 dòng đầu: Lý giải về cơ sở tình đồng chí
10 dòng tiếp theo: Những biểu hiện về tình đồng chí và sức mạnh của nó
3 dòng cuối: Hình tượng giàu chất thơ về người lính. )
- HS đọc 6 câu thơ đầu
- Cơ sở hình thành tình đồng chí là gì?
- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh xuất thân của các anh?
( Đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn, ra đi từ đồng quê lam lũ)
- Điều khiến họ thân thiết với nhau hơn được thể hiện trong câu thơ nào?
- Chi tiết “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi ra một cách hiểu như thế nào về tình đồng chí?
- Đi hết đoạn thơ, ta cảm nhận được cội nguồn tình cảm nào của tình đồng chí?
(+ Xây dựng trên cơ sở cùng chung giai cấp
+ Là tình cảm gắn bó tự nguyện, rộng lớn …)
- Dòng thơ thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt?
( Cấu tạo bằng một từ )
- Cảm nhận của em về câu thơ đó?
( Tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện một lời khẳng định, đồng thời nó như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ…)
- Mạch cảm xúc bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
( Cảm nghĩ về cội nguồn tình đồng chí -> Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí )
- HS đọc 10 câu tiếp theo
- Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí.
- Những câu thơ ấy nói lên điều gì?
GV: Là đồng chí nghĩa là chung lưng, đấu cật trong kháng chiến gian lao. Cảm nghĩ ấy của tác giả được thể hiện trong những câu thơ nào?
- Câu “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh” phản ánh hiện thực nào?
( Bệnh sốt rét rừng hành hạ người lính )
- Gian lao của người lính còn được nhắc tới bằng hình ảnh nào?
- Trong những khó khăn gian khổ ấy, tình cảm người lính được thể hiện như thế nào?
- Em hiểu câu thơ đó như thế nào?
- Qua đoạn thơ em nhận thấy tình cảm nào của những người đồng chí?
- Em có nhận xét gì về đặc điểm, cấu trúc và hình ảnh trong đoạn thơ này?
( Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau diễn tả sự gắn bó, sẻ chia và tình thương yêu của những người cùng cảnh ngộ)
HĐ4. Tìm hiểu biểu tượng đẹp của người lính
- HS đọc ba dòng thơ cuối
- Những câu thơ này gợi cảnh tượng như thế nào?
( +”rừng hoang sương muối”: đêm lạnh vắng
+ “Đứng …chờ giặc tới” : chủ động, sẵn sàng chiến đấu
+ “Đầu súng trăng treo”: Tâm hồn lãng mạn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.)
- Hình ảnh trong những câu thơ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
( Đó là bức tranh đẹp về cuộc đời người lính )
- Trong bức tranh ấy có những hình ảnh nào gắn kết với nhau?
( Người lính, khẩu súng, vầng trăng )
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
( Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra bởi những liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng; chất chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ…-> đó là những mặt bổ sung cho nhau và hài hoà trong một người lính)
_ Qua phân tích, em có nhận xét gì về cuộc sống của người lính?
( Tràn đầy niềm tin và sức mạnh dù hoàn cảnh còn khó khăn )
- Qua bài thơ, em cảm nhận gì về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp?
(Giản dị mà cao cả, tâm hồn trong sáng, lạc quan )
- HS đọc ghi nhớ
HĐ5. Hướng dẫn luyện tập
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối bài thơ
- HS trình bày bài viết
- Nhận xét: nội dung, diễn đạt...
I. tác giả, tác phẩm
1 Tác giả
-Tên khai sinh: Trần Đình Đắc
- Sinh năm 1926. Quê Hà Tĩnh
- Ông viết nhiều về người lính và hai cuộc kháng chiến
2. Tác phẩm
- Sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( 1947 )
II. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
-> Cùng chung giai cấp xuất thân
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
-> Cùng chung nhiệm vụ sự chia sẻ buồn vui trong sinh hoạt
=>Họ trở thành đồng đội, đồng chí của nhau
“Đồng chí” -> Khẳng định tình cảm gắn bó giữa những người chung lí
tưởng.
2.Những biểu hiện của tình đồng chí.
“ Ruộng nương anh để bạn thân cày
……………………………………
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính.”
-> Cảm thông sâu xa và hiểu nỗi lòng của nhau.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
………………vừng trán ướt mồ hôi”
-“áo rách vai” “quần vài mảnh vá”
-> Thiếu thốn vật chất
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
-> Chia sẻ khó khăn gian khổ
=> Tình thương yêu chân thành, mộc mạc, đồng cảm
3.Biểu tượng đẹp về người lính
- Đêm lạnh vắng, người chiến sĩ với tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu, tâm hồn lãng mạn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
=> cuộc sống tràn đầy niềm tin và sức mạnh dù hoàn cảnh còn khó khăn
* Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
4.Củng cố
- Nội dung chính của bài thơ?
- Đặc sắc nghệ thuật sử dụng trong bài thơ?
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tiết 47
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
( Phạm Tiến Duật )
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
-Cảm nhận được những nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng độc đáo của ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ
- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ
II Chuẩn bị của GV và HS
- GV: +SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
9C Tổng số 44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra: - Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí”. Cảm nhận của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tác giả
- HS đọc chú thích *
- Hãy giới thiệu vài nét chính về nhà thơ Phạm Tiến Duật
- GV khái quát
- Vị trí của bài thơ?
HĐ2. Hướmg dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc: giọng mạnh mẽ, giản dị như lời nói ngang tàng, ẩn dấu vẻ đẹp hào hùng .
- HS đọc văn bản
- Nhận xét cách đọc của HS
HĐ3. Tìm hiểu chung
- Bài thơ được kết cấu như thế nào?
- GV nhận xét, khái quát (bảng phụ)
( 7 khổ thơ- 3 phần
+ Từ đầu đến “…gió lùa khô mau thôi”: Cảm giác của người lính trên xe không kính
+ Tiếp đến “… lại đi trời xanh thêm”: Tình đồng đội của người lính lái xe
+ Còn lại: quyết tâm chiến đấu của họ )
- Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ?
( Giọng điêu tự nhiên, có vẻ ngang tàng, sôi nổi)
- Nhan đề bài thơ có gì lạ?
( Cụ thể, trực tiếp, dài )
- Theo em, bài thơ viết về những chiếc xe không kính hay về những người lính lái xe không kính?
( Những người lính lái xe không kính)
- Vì sao?
( Các dòng thơ tập chung tả, biểu hiện cảm xúc của người lái xe )
- Từ đó, em hãy xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.
( Là “ta”- tác giả- người lái xe không kính )
HĐ4. Tìm hiểu cảm giác của người lính lái xe trên chiếc xe không kính.
- Hình ảnh những chiếc xe có gì khác thường?
( Không có kính )
- Hiện tượng những chiếc xe không kính được giải thích như thế nào?
( Xe vốn có kính nhưng do “bom
File đính kèm:
- V9 Tuan 9-10.doc