A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9(từ đơn, từ phức,thành ngữ, nghĩa của từ,từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng(từ đồng âm, từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng).
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- Xem lại chương trình Tiếng Việt của lớp 6,7,8.
- Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn một vài HS.
III. Bài mới:
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Bài 9 - Tiết 43,44: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Bài 9
Tiết 43,44 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
************* A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9(từ đơn, từ phức,thành ngữ, nghĩa của từ,từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng(từ đồng âm, từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng).
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- Xem lại chương trình Tiếng Việt của lớp 6,7,8.
- Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn một vài HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục I SGK/122,123 và trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi1: SGK/122.
- Thế nào là từ đơn?
* Từ đơn là từ gồm một tiếng có nghĩa. Ví dụ: nhà, cây, trời, đất, đi, chạy ……
- Thế nào là từ phức?
* Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên. Ví dụ: quần áo, trầm bổnh, đẹp đẽ, lạnh lùng ……
- Hãy phân loại từ phức?
* Từ phức gồm hai loại là:
+ Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: điện máy, xăng dầu, máy khâu, máy nổ, trắng đen, chìm nổi, cá thu, chim én, hoa lan, hoa cúc ……
+ Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: đẹp đẽ, lạnh lùng, nho nhỏ, bâng khuâng, xôn xao, xào xạc, tim tím, đo đỏ, chan chát, chằm chằm, trơ trơ ……
- Câu hỏi 2: SGK/122.
- Hãy xác định từ ghép và từ láy trong câu hỏi 2?
* Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi,lấp lánh.
- Câu hỏi 3: SGK/123.
- Phân loại từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa trong câu hỏi 3?
* Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
* Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
- GV yêu cầu HS đọc 4 câu hỏi mục II SGK/123 và trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/123.
- Thế nào là thành ngữ?
* Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh ……
* Ví dụ: mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, đem con bỏ chợ, chuột sa chĩnh gạo, hàm chó gió ngựa, chó cắn áo rách, mèo mả gà đồng, lên voi xuống chó, đầu voi đuôi chuột, già kén kẹn hom ……
- Câu hỏi 2: SGK/123.
- Hãy xác định tổ hợp thành ngữ và tổ hợp tục ngữ trong câu 2? Giải nghĩa mỗi tục ngữ và thành ngữ đó?
* Thành ngữ:
+(b) Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
+(d) Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, được cái này lại muốn cái khác hơn.
+(e) Nước mắt cá sấu: sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.( Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin).
* Tục ngữ:
+(a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.( Tính cách, đạo đức).
+(c) Chó treo mèo đậy: muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.(Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên với mèo thì phải đậy lại).
- GV lưu ý cách nhận biết thành ngữ và tục ngữ?
* Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị một khái niệm, nó có giá trị tương đương với một từ và được dùng như một từ có sẳn trong kho từ vựng. Ví dụ: Mẹ tròn con vuông tương đương với từ trọn vẹn hoặc tốt đẹp. Aên cháo đá bát tương đương với từ tráo trở hoặc bội bạc.
* Tục ngữ thường là một câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một phán đoán hoặc một nhận định. Nói” câu tương đối hoàn chỉnh” bởi tục ngữ thường khuyết thành phần chủ ngữ. Ví dụ: (Người ta)gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Chúmg ta)ăn quả nhớ người trồng cây.
- Câu hỏi 3: SGK/123.
- Tìm hai thành ngữ chỉ động vật và hai thành ngữ chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu?
* Thành ngữ chỉ động vật:
+ Chó cắn áo rách:áo rách là ẩn dụ chỉ hoàn cảnh khốn cùng hoặc chỉ người nghèo. Chó cắn áo rách nghĩa là đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ hoặc các tai hoạ dồn dập ập xuống đầu một kẻ bất hạnh nào đó. ( Hoạ vô đơn chí,phúc bất trùng lai: tai hoạ không chỉ đến một lần, hạnh phúc thì không bao giờ lập lại).
Đặt câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại bị cháy nhà, đúng là cảnh chó cắn áo rách.
+ Mèo mù vớ cá rán:một sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lại(không phải có được bằng tài năng, trí tuệ hay sự cố gắng nào đó)
Đặt câu: Nó đã dốt nát lại lười biếng, thế mà vớ được cô vợ con nhà giàu sụ, đúng là mèo mù vớ cá rán.
+ Ngoài ra còn có các thành ngữ sau: chó cùng dứt dậu, như chó với mèo, hàm chó gió ngựa, chó ngáp phải ruồi, lên voi xuống chó, mèo già hoá cáo,mèo mả gà đồng, mỡ để miệng mèo, mèo già khóc chuột ……
* Thành ngữ chỉ thực vật:
+ Bãi bể nương dâu:theo thời gian, cuộc đời có những đổi thay ghê gớm khiến cho con người phải giật mình suy nghĩ.
Đặt câu: Anh đứng trước cái vườn hoang, không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa, lòng chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu.
+ Dây cà ra dây muống: cách nói lượm thượm, dài dòng.
Đặt câu:Bà ấy cứ dây cà ra dây muốmg để kéo dài thời gian.
+ Ngoài ra còn các thành ngữ sau: bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, nói hành nói tỏi, quít làm cam chịu, giậu đổ bìm leo, lá rụng về cội, rau nào sâu ấy ……
- GV cho HS thi tìm thành ngữ giữa các nhóm?
* HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Câu hỏi 4: SGK/123
- Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
* Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
* Người mách thước, kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục III SGK/123,124 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/123.
- Nghĩa của từ là gì?
* Nghĩa của từ là nội dung(sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ……) mà từ biểu thị.
* Ví dụ:
+ Sự vật(tự nhiên hoặc nhân tạo, thể rắn hoặc thể lỏnh ……): bàn, cây, thuyền, biển ……
+ Hoạt động(rời chỗ hoặc tác động ……): đi, chạy, đánh, đấm ……
+Tính chất: tốt, xấu,rắn, nát, xanh, đỏ ……
+ Quan hệ(cho hoặc nhận, liên hợp hoặc phụ thuộc): và, với, cùng, của ……
-Câu hỏi 2: SGK/123.
- Hãy chọn cách hiểu đúng trong 4 cách hiểu a,b,c,d?
* Cách hiểu đúng là: (a) nghĩa của từ mẹ là”người phụ nữ, co ùcon, nói trong quan hệ với con.
* Cách giải thich(b) chưa hợp lý.
* Cách hiểu(c)có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc(a) và nghĩa chuyển(thất bại là bài học kinh nghiệm cho thành công).
* Cách giải thích(d)sai vì mẹ và bà có chung nét nghĩa”người phụ nữ”.
- Câu 3: SGK/123,124.
- Hãy chọn cách giải thích đúng và nói rõ lý do trong hai câu a,b?
* Cách hiểu đúng là cách(b) vì dùng từ”rộng lượng”định nghĩa cho từ”độ lượng”(giải thích bằng từ đồng nghĩa),phần còn lại là cụ thể hoá cho từ”rộng lượng”.
* Cách giải thích (a) khônghợp lý vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
-GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi mục IV SGK/124 để trả lới câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/124.
- Nêu khái niệm từ nhiều nghĩa?
* Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
* Ví dụ:+ Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ ……
+ Từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân ……
- Nêu khái niệm hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
* Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc:là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
* Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Ví dụ: Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
+ Từ xuân câu trên: nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu trong bốn mùa của một năm, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi đâm chồi nẩy lộc.
+ Từ xuân câu dưới: nghĩa chuyển chỉ sự tươi đẹp của đất nước.
- Câu hỏi 2: SGK/124.
- Từ”hoa” trong”thềm hoa, lệ hoa”được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
* Từ “hoa”trong câu thơ lục bát được dùng theo nghĩa chuyển.
+ Về tu từ cú pháp,”hoa”trong”thềm hoa”và”lệ hoa”là các định ngữ nghệï thuật.
+ Về tu từ từ vựng,”hoa” trong các tổ hợp trên có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết …(đây là các nghĩa chỉ có ở trong câu thơ lục bát này, néu tách”hoa”ra khỏi câu thư thì những nghĩa này sẽ không còn nữa; vì vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời).
* Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ”hoa” và chưa được chú giải trong tự điển.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi mục V SGK/124 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/124.
- Nêu khái niệm từ đồng âm?
* Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, khôngliên quan gì đến nhau.
* Ví dụ:+ Đường(để ăn:đường phèn, đường phên ……)
+ Đường( để đi:đường liên xã, đường cái quan, đường làng ……)
+ Trong(tính từ chỉ tính chất của sự vật:nước trong, bột trong, kính trong ……)
+ Trong(danh từ chỉ vị trí:trong nhà, trong ngăn kéo, trong lớp ……)
- Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm?
* Hiện tượng từ nhiều nghĩa:một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau(một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa). Hay từ có nghĩa gốc làm cơ sở hình thành các nghĩa khác và từ nghĩa gốc thì nghĩa chuyển được hình thành.
Ví dụ: Từ”chín”.
+ Chỉ lương thực, thực phẩm đã được nấu chín,có thể ăn được:cơm chín, thịt chín ……
+ Chỉ sự vật phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được:lúa chín, mít chín, chuối chín ……
+ Chỉ sự vật đã được xử lý qua nhiệt như một công đoạn kỹ thuật bắt buộc:vá chín ……
+ Chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao:tài năng đã chín, suy nghĩ đã chín …
* Hiện tượng đồng âm:giống âm thanh nhưng nghĩa khác nhau. Hay hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau(hai hoặc nhiều hình thức ngừ âm có nghĩa khác nhau).
Ví dụ:
+(Con ngựa)lồng lên-lồng(vỏ chăn)- lồng(để nhốt gà)-(đèn) lồng.
+(Hòn)đá- đá(bóng)-đá(lắm)-đá(lửa).
- Câu hỏi 2: SGK/124.
- Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng từ đồng âm trong hai trường hợp a,b? Giải thích?
*(a): hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ “lá”trong”lá phổi”có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ”lá” trong”lá xa cành”.
*(b): hiện tượng từ đồng âm vì hai từ hai từ”đường”có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục VI SGK/125 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/125.
- Nêu khái niệm từ đồng nghĩa?
* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ:+ Máy bay, tàu bay, phi cơ.
+ Sân bay, trường bay, phi trường.
+ Cọp, hổ, hùm.
+ Hy sinh, chết, từ trần, bỏ mạng.
+ Quả, trái.
+ Bao diêm, hộp quẹt.
+ Bố, cha, tía, thầy.
+ Mẹ, má, bâàm,bủ.
- Câu hỏi 2: SGK/125
- Chọn cách hiểu đúng trong bốn cách hiểu a,b,c,d?
*(a): Không đúng vì động nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới; nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
*(b): Không đúng vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.
*(c): Khônghợp lý.
*(d): Đúng vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
Ví dụ:
+ Nhóm từ:chết, từ trần, hy sinh, qui tiên, khuất núi, băng hà, viên tịch, bỏ mạng, mất xác, tử, tỏi, ngoẻo, hai năm mươi, xuôi cẳng sáo …… không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng
+ Nhóm từ: mau, chóng, nhanh, mồn, miệng, nhìn trông ……
- Câu hỏi 3: SGK/125.
- Hày cho biết dựa trên sơ sở nào từ”xuân” trong câu”Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp” có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
* Từ”xuân” chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ(bộ phận chỉ toàn thể); bốn mùa = một tuổi là phép so sánh ngang bằng.
* Dùng từ”xuân” có hai tác dụng:
** Tránh lập lại tuổi tác.
** Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp trẻ trung khiến cho lời văn vừa hóm hỉmh, vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục VII SGK/125 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/125.
- Nêu khái niệm từ trái nghĩa?
* Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
* Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ:
+ Các cặp từ trái nghĩa, trong đó một từ trái nghĩa với một từ: trắng-đen, rắn-nát, cứng-mền, xuôi-ngược, dày-mỏng ……
+Một từ nhiều nghĩa có thể trái nghĩa với nhiều từ:
**(Áo)lành trái nghĩa với (áo)rách:lành-rách.
**(Bát)lành trái nghĩa với(bát)mẻ: lành-mẻ.
**(Nấm)lành trái nghĩa với(nấm)độc:lành-độc.
**(Tính)lành trái nghĩa với(tính)ác:lành-ác.
+ Một số câu đối tham khảo:
** Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại / Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi.
** Lúa tám, gặt chín tháng một / Nồi tư, mua năm quan sáu.
** Đất chẳng phải chồng, đem gửi thịt xương sao đặng? / Trời mà chết vợ, thử xem gan ruột mần răng?
** Bán giàu, bán rượu, không bán nước / Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.
- Câu hỏi 2: SGK/125.
- Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu 2?
* Cặp từ trái nghĩa: xấu-đẹp, xa-gần, rộng-hẹp. (trái nghĩa ngôn ngữ).
* Ngoài ra, còn có những cặp từ trái nghĩa ngữ dụng(trái nghĩa trong một số văn cảnh cụ thể)như: ông nói gà-bà nói vịt(gà-vịt); không thể có tiếng nói chung, không thể hoà nhập, không thể hợp tác: đầu voi đuôi chuột(voi-chuột);……
-Câu hỏi 3: SGK/125.
- Hãy xếp các cặp từ trái nghĩa thành hai nhóm: nhóm 1:sống-chết; mhóm 2:già-trẻ?
* Nhóm 1”sống-chết”: chiến tranh-hoà bình, chẳn-lẻ. Đây là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau, không kết hợp với các từ chỉ mức độ như:rất, hơi, quá, lắm.
* Nhóm 2”già-trẻ”: yêu-ghét, cao-thấp, nông-sâu, giàu-nghèo. Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, có thể kết hợp thành các từ ghép theo mô hình”vừa A vừa B”. Ví dụ: Tất cả già trẻ,gái trai đều hồ hởi đi dự lễ hội Chùa Hương.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi mục VIII SGK/126 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/126.
- Nêu khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
* Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn(khái quát hơn)hoặc hẹp hơn(ít khái quát hơn)nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có ý nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
* Về bản chất, đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau:
+ Các từ giống nhau về nghĩa gọi là”từ đồng nghĩa”.
+ Các từ trái ngược nhau về nghĩa gọi là”từ trái nghĩa”.
+ Các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa gọi là”cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
Ví dụ:
++ Từ”động vật” bao hàm các từ”thú, chim, cá”.
++ Từ”thú”lại bao hàm các từ”voi,hổ, hươu, nai”
++ Từ”thú” bao hàm các từ”voi, hổ ……”, nhưng chính nó lại được bao hàm trong từ”động vật”; đây chính là mối quan hệ ngữ nghĩa mang tính cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Câu hỏi 2: SGK/126.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trông và giải thích?
* Điền từ thích hợp: (Xem phần phụ lục).
* Giải thích:
+ Từ gồm một tiếng là từ đơn. Ví dụ: nhà, biển, núi, đi, chạy, xanh, đỏ ……
+ Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức.
++ Hai tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa là từ ghép. Ví dụ: nhà cửa, điện máy, chìm nổi, trắng đen, xe máy ……
++ Hai tiếng có quan hệ với nhau về ngữ âm là từ láy. Ví dụ: đẹp đẽ, lạnh lùng,nho nhỏ, bâng khuâng,xôn xao ……
+ Từ ghép:
++ Đẳng lập là hai tiếng bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ví dụ: trầm bổng, tôm cá, già trẻ, đứng ngồi ……
++ Chính phụ là hai tiếng không bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa, có một tiếng chính, một tiếng phụ;trong đó tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Ví dụ: cà chua, cá rô, chim sẻ, thuốc tím, máy khâu ……
+ Từ láy:
++ Láy hoàn toàn là lặp lại toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Ví dụ: xanh xanh, cao cao,vàng vàng,thênh thênh ……
++ Láy bộ phận là lặp lại một bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc.
** Láy âm là láy lại bộ phận phụ âm đầu. Ví dụ: đen đủi, nhỏ nhẹ, mau mắn, no nê, tha thướt ……
** Láy vần là láy lạibộ phận vần. Ví dụ: luẩn quẩn, lao xao, lung tung, bần thần ……
-GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi mục IX SGK/126 để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 1: SGK/126.
- Nêu khái niệm trường từ vựng?
* Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một néta chung về nghĩa.
* Ví dụ:
** Trường từ vựng về”tay”:
+ Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, đốt tay, ngón tay,móng tay.
+ Hình dáng của tay: to, nhỏ, dày, mỏng, dài ngắn.
+Hoạt động của tay: sờ, nắm, cầm, giữ, bóp.
- Câu hỏi 2: SGK/126.
- Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn văn câu hỏi 2?
* Trường từ vựng: Hai từ”tắm” và”bể”cùng nằm trong một trường từ vựng là”nước nói chung”.
+Nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông, ngòi, lạch ……
+Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa, uống ……
+Hình thức của nước: xanh, trong, xanh biếc, trong vắt ……
+Tính chất của nước: mền mại, mát mẻ ……
* Tác dụng:dùng hai từ”tắm” và”bể” khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động, tăng giá trị biểu cản của câu nói, làm cho câu nói có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
Nội dung ghi
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn:
2. Từ phức:
3. Phân loại từ phức:
4. Từ láy gồm có:
- Từ láy giảm nghĩa.
- Từ láy tăng nghĩa.
II. Thành ngữ:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
3. Cách nhận biết thành ngữ và tục ngữ:
- Thành ngữ: ngữ cố định biểu thị khái niệm.
- Tục ngữ: biểu thị phán đoán, nhận định.
4. Bài tập:
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
3. Bài tập:
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
a. Từ nhiều nghĩa:
b. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Nghĩa gốc.
- Nghĩa chuyển.
2. Bài tập:
V. Từ đồng âm:
1. Khái niệm:
2.Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ động âm:
3. Bài tập:
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
3. Bài tập:
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
3. Bài tập:
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
a. Điền từ thích hợp: phần phụ lục.
b. Giải thích:
IX. Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
IV. Dặn dò:
1. Học thuộc lại các khái niệm.
2. Chuẩn bị trả bài tập làm văn số 2.
3. Chuẩn bị bài Đồng chí của Chính Hữu.
- Đọc bài thơ và phần chú thích để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó.
- Tìm hiểu thể loại, bố cục, chủ đề.
- Trả lời 6 câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Học thuộc lòng trước bài thơ.
V. Rút kinh nghiệm:
Phụ lục
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Từ láy bộ phận
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Từ láy hoàn toàn
Từ láy âm
Từ láy vần
File đính kèm:
- GIAHY43,44.DOC