Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Tiết: 33,34: khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám 1945

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.

B. Phương tiên thực hiện:

 - SGK, SGV.

 - Giáo án

 - Các tài liệu lên quan đến bài học.

C. Phương pháp:

 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

 Cách so sánh trong lập luận so sánh.

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Tiết: 33,34: khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10 Tuần 9 Tiết: 33,34 KHÁI QUÁT VHVN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại. B. Phương tiên thực hiện: - SGK, SGV. - Giáo án - Các tài liệu lên quan đến bài học.. C. Phương pháp: - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh. Cách so sánh trong lập luận so sánh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv cho hs đọc đoạn “Từ đầu…to lớn” ? Nêu những nét khái quát về văn học từ đầu TKXX đến CMT8 năm 1945? Hs trình bày Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn hs tìm hiểu phần I ? Văn học từ đầu TKXX đến CMT8 năm 1945 có những đặc điểm nào? Hs trả lời: 3 đặc điểm Gv hướng dẫn hs lần lượt tìm hiểu các đặc điểm. ? Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa nước ta lúa ấy như thế nào? Hs trình bày. + Cơ cấu xã hội + Văn hóa + Xã hội Gv nhận xét chốt ý. Gv giải thích thêm thế nào là hiện đại hóa. ? Trong giai đoạn đẩu văn học phát triển như thế nào? Hs thảo luận và trình bày. Gv lấy VD minh họa. Hs thảo luận, trình bày về giai đoạn văn học thứ hai. ? So với giai đoạn trước, gia đoạn này có điều gì khác? Hs trao đổi và trả lời. Gv nhận xét, chốt ý. ? Nêu những đặc điểm của giai đoạn văn học này? Hs thảo luận. Hs trình bày. + Truyện ngắn, tiểu thuyết. + Thơ ca – thơ mới. + Thể loại: Phóng sự, kịch, phê bình. ? VHVn gia đoạn này có những bộ phận nào? Vì sao lại như vậy? Hs trả lời. Gv giải thích thêm cho hs về hai bộ phận văn học trên. ? Em hiểu như thế nào về văn học lãng mạn, văn học hiện thực? ? Trình bày cụ thể từng bộ phận văn học trong giai đoạn này? + Khái niệm + Đặc điểm + Đóng góp + Hạn chế. ? Nêu những đặc điểm của văn học hiện thực? Hs trao đổi thảo luận. Hs trình bày. Gv nhận xét, bổ xung, chốt ý. Gv chứng minh qua một số tác phẩm tiêu biểu. Gv nhận xét, bổ xung, chốt ý. ? Nêu kết luận về văn học lãng mạn và văn học hiện thực? Hs trao đổi thảo luận. Hs trình bày. Tiết 2 ? Bộ phận văn học không công khai phát triển như thế nào? Hs trao đổi, thảo luận. Hs phát biểu. Gv nhận xét, chốt ý. ? Vì sao nói văn học páht triển với tốc độ hết sức nhanh chóng? Nêu nguyên nhân? Hs trao đổi, thảo luận. Hs phát biểu. Gv nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần II. ? VH giai đoạn này có những thành tựu nào? Hs trình bày. - Hai thành tựu. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Nắm được các thành tựu cơ bản của giai đoạn văn học này. - Làm bài tập phần luyện tập. - Từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn hóa nói riêng. - Vượt lên trên sự kìm hãm của thế lực phong kiến, hòa nhập với sự lớn mạnh của dân tộc nền văn hóa nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được rất nhiều thành tựu rất to lớn. I/ Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến CMT8 năm 1945. 1/ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. * Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa cơ cấu xã hội VN có nhiều biến đổi sâu sắc. + Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trần mọc lên ở nhiều nơi. + Nhiều giai cấp, tấng lớp mới xuất hiệnngày càng đông đảo. ® Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới. - Từ đầu TKXX văn hóa VN dần dần thoát khỏi ành hưởng của văn hóa phong kiến Trung Quốc, bắt đầu mở rộng, tiếp thu nến văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. - Đầu TK XX, chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, Nôm trong nhiều lĩnh vực. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi tạo điều kiện cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Các hoạt động kinh doanh văn hóa làm cho nghề in, nhà xuất bản phát triển mạnh. Þ Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học VN đổi mới theo hứơng hiện đại hóa. * Quá trình hiện đại hóa của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945. a. Giai đoạn thứ nhất (đầu XX - 1920). - Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho các công cuộc hiện đại hóa văn học. Chữ quốc ngữ ngày càng phổ biến rộng rãi. Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển mạnh và có tác động mạnh tới việc hình thành và phát triển văn xuôi chữ quốc ngữ. - Đầu thế kỉ XX ra đời nhiều tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ nhưng phần lớn các tác phẩm đều vụng về và non nớt. - Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ CM như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế… Nhận xét: Các sáng tác của các cây bút Hán học có sự đổi mới rõ rệt về nội dung tư tưởng nhưng thể loại, ngôn ngữ, văn tự, thi pháp nhìn chung vẫn thuộc về phạm trù văn học trung đại. b. Giai đoạn thứ hai (1920 – 1930). - Giai đoạn này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Một số tác giả đã khẳng định được tài năng của mình. - Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện: Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, kịch của Phạm Duy Tốn, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, thơ Tản Đà. Bên cạnh những tác phẩm trên có tác phẩm của Nguyễn Ai Quốc (hoạt động CM ở Pháp) viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao và bút pháp hiện đại, điêu luyện. ® Giai đoạn văn học này đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hóa làm cho văn học có tính hiện đại. Hạn chế: Nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại phổ biến ờ mọi thể loại, từ nội dung đến hình thức. c. Giai đoạn thứ ba (khoảng 1930 – 1945). Giai đoạn này nước nhà đã hoản tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cach1 tân sâu sắc trên mọi thể loại đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Giai đoạn này đã làm cho nền van học nước nhà thực sự hiện đại và có thể hòa nhập với văn học thế giới. 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau cùng phát triển. Do hoàn cảnh đất nước, VHVn thời kì này đã hình thành hai bộ phận: công khai và không công khai. a. Bộ phận văn học công khai. - Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học này phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hứơng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực. * Văn học lãng mạn. + Khái niệm: Là tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc… khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tuc. + Đề tài: Tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống chật trội, tù túng. + Đặc điểm: Chú trọng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. - Khoảng từ những năm 1930 đã xuất hiện trào lưu lãng mạn chủ nghĩa với những thành tựu nổi bật kết tinh ở thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngắn, tùy bút… - Đóng góp: Góp phần quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức cá nhân…mất nước. - Hạn chế: Văn học lãng mạn ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội, chính trị của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan. * Văn học hiện thực: - Văn học hiện thực: Tập trung phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội…thống trị. - Các nhà văn thường chú ý đề cập đến chủ đề thế sự với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần nhân đạo…thông qua những hình tượng điển hình. - Nhìn chung văn học hiện thực có tính chân thật cao và thắm được tinh thần nhân đạo. - Hạn chế: chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh. - Từ khoảng những năm 1930 đến 1945 thực sự hình thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa. Thành tựu của trào lưu văn học hiện thực được kết tinh ở các thể loại văn xuôi. Þ Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cung tồn tại song song. Vừa đấu tranh với nhau, vửaanh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau… b. Bộ phận văn học không công khai. - Trong bộ phận văn học không công khai có thơ văn CM, tiêu biểu nhất là thơ van sáng tác trong tù. - Đây là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia pgong trào Cm. họ coi thơ văn là vũ khí sắc bén là phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước và CM. quan điểm này thể hiện sâu sắc và nhất quán trong các tác phẩm của PBC và HCM. - Điều kiện ra đời và tồn tại vô cùng khó khăn nhung bộ phận văn học này vẫn phát triển ngày càng lớn mạnh. - Ở bộ phân văn học này quá trình hiện đại hóa văn học gắn liền với quá trình CM hóa văn học. 3/ Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. - Văn học từ đầu TK XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng hơn một thập niên các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, páht triển với tốc độ rất khẩn trương mau lẹ. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển của các tác giả, các tác phẩm, sự đổi mới các thể loại văn học. - Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ: + Sự thúc bách của thời đại. + Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc. + Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm. Chính cái tôi này là một động lực tạo nên sự phát triển nhan chóng của những thành tựu trong giai đoạn văn học này. II/ Thành tựu chủ yếu của văn học VN từ đầu XX đến CMT8 1945. * Về nội dung: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ. - Tư tưởng yêu nước: gắn liần với nhân dân, lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản. - Tinh thần dân chủ: đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới.: quan tâm đến tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than, tố cáo sự áp bức bóc lột, thể hiện sâu sắc khát vọng của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp…con người. * Thành tựu: (về thể loại và ngôn ngữ) - Thành tựu của các thể loại văn xuôi kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn. - Phóng sự: có những đóng góp đáng ghi nhận. - Kịch nói, tùy bút, gút kí phát triển mạnh. - Thơ ca phát triển mạnh mẽ và đạt được những thảnh tựu to lớn. - Lí luận, phê bình cũng đạt được những thành tựu tiêu biểu. * Kết luận chung: SGK trang 90

File đính kèm:

  • docKhai quat van hoc Viet Nam 19451975.doc
Giáo án liên quan