Giáo án Ngữ văn- Bài 3: tự tình (II) ( Hồ Xuân Hương)

A. MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY:

 

- HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ của một nhà thơ nữ thời trung đại

- Hiểu được tài thơ Nôm của HXH: Thơ Đường luật được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt đa nghĩa, giàu hình ảnh, linh hoạt và có sức biểu cảm cao.

 

B. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

II. GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn- Bài 3: tự tình (II) ( Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: TỰ TÌNH (II) (Hồ Xuân Hương) A. MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY: - HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ của một nhà thơ nữ thời trung đại - Hiểu được tài thơ Nôm của HXH: Thơ Đường luật được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt đa nghĩa, giàu hình ảnh, linh hoạt và có sức biểu cảm cao. B. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: II. GIỚI THIỆU BÀI MỚI III. NỘI DUNG : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về nữ sĩ HXH (Tư liệu đã học, đã đọc hoặc tham khảo trên Internet…) “Bộ 3 bài thơ Tự tình này cùng với bài Khóc vua Quang Trung của Công chúa Ngọc Hân làm thành một khóm riêng biệt, làm nên tiếng lòng chân thật của người đàn bà nói về tình cảm bản thân của đời mình trong VH cổ điển VN” (Xuân Diệu) GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ, sau đó hình dung và tái hiện hoàn cảnh xuất hiện nhân vật trữ tình, bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người. Câu hỏi: Tìm những từ ngữ khắc họa không gian và thời gian trong 2 câu đề? (Bài Tự tình I lấy cảm hứng vào lúc gà báo sáng “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”, bài Tự tình II lấy cảm hứng vào lúcnửa đêm. Đó là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng, vì thế cũng là thời khắc người vợ lẽ hay góa phụ cảm nhận được sâu sắc nhất, đầy đủ nhất, thấm thía nhất cảnh cô đơn, nỗi bất hạnh của thân phận) - Âm thanh của tiếng trống canh có làm không gian bớt đi sự quạnh quẽ? Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng câu 2 không chỉ thể hiện nỗi niềm buồn tủi mà còn thể hiện bản lĩnh HXH? ( Từ “trơ” trong văn cảnh câu thơ không chỉ là bẽ bàng, tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. Nó đồng nghĩa với từ “trơ” trong “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Bà Huyện Thanh Quan) Khi nhà thơ dùng đến 2 chữ “hồng nhan” thì có nghĩa ở người thiếu phụ này xuân sắc vẫn còn, xuân tình chưa cạn mà cứ phải “trơ” ra đó, không kẻ đoái hoài… => Tóm lại, 2 câu đề thể hiện tâm trạng gì của HXH? ( Một cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời) Câu hỏi: Khi buồn tủi, cô đơn người xưa thường “nâng chén tiêu sầu”. Ở đây, nỗi niềm của nữ sĩ có vợi bớt khi tìm đến với men rượu? Vì sao? Câu hỏi: Hình ảnh vầng trăng trong câu thơ thứ 4 có đơn thuần là hình ảnh thiên nhiên hay còn gửi gắm tâm sự gì của HXH? Câu hỏi: Thiên nhiên tiếp tục hiện ra trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, ngoại cảnh chất chứa tâm trạng của con người. Anh (chị) hãy phát hiện mối liên kết đó? Câu hỏi: Anh (chị) sẽ chọn ý nào trong các ý sau đây để khái quát tâm trạng HXH trong 2 câu luận?: a. Chán chường, buồn tủi b. Bất mãn, giận dữ c. Phẫn uất, phản kháng (*) d. Cả a, b, c Câu hỏi: Cuộc đời HXH là một chuỗi bi kịch, con người ấy luôn thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng rốt cuộc vẫn rơi vào tuyệt vọng. Hai câu kết của bài thơ này có thể xem là một minh chứng không? Vì sao? (Không phải ngẫu nhiên mà HXH thường đặt nhân vật của mình đối diện với thiên nhiên rộng lớn… “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non”, “Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt – Khối tình cọ mãi với non sông”…, XH có thể tự đặt mình ở tư thế rất cao với một thái độ hết sức ngạo mạn kẻ cả “ Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ – Lại đây chị dạy cho làm thơ”, “Một đoàn thằng ngọng đứng xem chuông – Chúng bảo nhau rẳng ấy…ái…uông”. Nhưng HXH, dù tư tưởng có thể đi trước thời đại, nhưng trong đời thực vẫn không thể vượt qua thân phận mình. Vì thế hành vi phá phách, nổi loạn dù táo tợn đến mức nào cũng chỉ là vùng vẫy trong giới hạn của ngôn từ mà thôi. Hai câu kết là một tiếng thở dài ngao ngán chấp nhận số phận… Câu hỏi: Nhà thơ XD đánh giá rất cao tài thơ Nôm của HXH. Qua bài “Tự tình”, anh (chị) hãy tổng kết những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm này? A. TÌM HIỂU CHUNG: I. TÁC GIẢ: - HXH (? - ?), Quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. HXH chủ yếu sống ở Kinh thành Thăng Long - Cuộc đời nữ sĩ: long đong, lận đận, nhất là đường tình duyên. - Thơ HXH bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, trào phúng nhưng đậm chất trữ tình; là tiếng nói đồng cảm và bênh vực đối với phụ nữ II. XUẤT XỨ: “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài của HXH, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. III. THỂ LOẠI: Thất ngôn bát cú Đường luật B. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Hai câu đề “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” - Thời gian: “Đêm khuya” => Vừa là khoảng thời gian con người đối diện với mình trong những suy tư, trăn trở vừa gợi ra một không gian vắng lặng, yên tĩnh - Âm thanh: “Trống canh dồn – văng vẳng” + Không gian vắng lặng, quạnh hiu (Tiếng trống canh như nhắc nhở một cách quái ác thời gian như cứ dồn đuổi nhau trôi đi, trôi đi một cách uổng phí và vô nghĩa lí trên thân phận trớ trêu của người đàn bà vẫn khát khao hạnh phúc mà phải chịu cảnh chăn đơn, gối chiếc…) + Nhân vật trữ tình cảm nhận được bước đi hối hả, gấp gáp của thời gian của nhịp trống canh giục giã, thôi thúc => Hình ảnh một người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong một tâm trạng rối bời, lo âu, buồn bã ý thức sâu sắc sự chảy trôi của thời gian, đời người… - “Trơ” (phơi ra, bày ra), “cái hồng nhan” (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi), “với nước non” (cuộc đời, không gian mênh mông) + Động từ “Trơ” vừa diễn tả sự trơ trọi, lẻ bóng vừa là sự bẽ bàng, tủi hổ + Thủ pháp đối : “cái hồng nhan” >< “nước non” tô đậm cảm giác đơn côi, trống vắng. + Thủ pháp đảo và nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ càng nhấn mạnh vào sự bẽ bàng của duyên phận. => Nỗi xót xa, cay đắng, đau đớn của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình. 2. Hai câu thực: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” - Rượu không vơi cạn nỗi niềm mà khiến nỗi niểm trở nên thấm thía, đau xót hơn bởi “say lại tỉnh”, chữ “lại” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại trong bế tắc, xót xa, chán nản, thất vọng… - Thi sĩ tìm đến với trăng nhưng trăng lại trở thành hình ảnh soi chiếu thân phận “ Vầng trăng – bóng xế - khuyết chưa tròn”: Tuổi xuân qua đi mà duyên phận chưa trọn vẹn => Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về giá trị bản thân. 3. Hai câu luận: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” - Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được gợi qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất, phản kháng dữ dội của con người: + Những sinh vật hèn mọn như “rêu” cũng không chịu mền yếu, nó vẫn có thể “xiên ngang mặt đất” đá không chỉ rắn chắc mà còn có thể “đâm toạc chân mây” + Động từ mạnh “xiên, đâm” kết hợp với phụ ngữ “ngang, toạc” + Biện pháp đảo ngữ trong 2 câu luận thể hiện sự bướng bỉnh, ngang nghạnh, phản kháng không cam chịu chấp nhận số phận. - Hình ảnh thơ, ý thơ thể hiện phong cách mạnh mẽ, tự tin trong cách nhìn, cách cảm của HXH. Người phụ nữ này ngay cả trong lúc cô đơn, buồn bã vẫn thấy cảnh vật như vươn lên trong một sức sống mãnh liệt. ( “Cái tôi” đầy sức sống mà bị dồn nén của XH từ những câu đề, thực luận đến 2 câu luận cứ nổi dần lên: lúc đầu là nỗi chán chường, ngán ngẩm “Trơ cái hồng nhan…”; tiếp đó là tâm trạng bực dọc, bồn chồn, muốn say mà không say được; cuối cùng là nỗi bức bối muốn vùng lên phá phách. Khát vọng sống của con người này, yêu cầu thực hiện triệt để tính cách, cá tính của người đàn bà đặc biệt này chẳng những chế độ phong kiến không dung nổi mà đến cả đất trời cũng trở nên chật hẹp…) 4. Hai câu kết: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” - Mạnh mẽ, phẫn uất để rồi lại rơi vào xót xa, bẽ bàng là tâm trạng thường thấy trong thơ HXH. Chữ “ngán” thể hiện sự mỏi mệt, chán chường, buông xuôi… - “Xuân” (mùa xuân của vũ trụ và mùa xuân của đời người), mùa xuân của trời đất thì tuần hoàn, vĩnh cửu; mùa xuân của đời người ra đi không trở lại - sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân - “Mảnh tình – san sẻ - tí – con con” : nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le, tội nghiệp hơn. => Hai câu kết có thể được viết ra từ thân phận của một người gặp nhiều trắc trở, ngang trái trong tình duyên: hai lần mang thân đi làm lẽ, hai lần hạnh phúc đến và đi quá nhanh. Càng khao khát hạnh phúc càng thất vọng, mơ ước càng lớn thực tại càng mong manh… * Nghệ thuật: - Bài thơ Đường luật cổ điển được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt bình dân và rất tự nhiên : Trơ cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc… - Từ ngữ giản dị nhưng đa nghĩa, độc đáo: trơ, xuân, lại… - Các biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến được sử dụng rất thành công… C. GHI NHỚ (SGK) TƯ LIỆU THAM KHẢO: - Thơ HXH là sự “đột nhập của nền VHDG VN thời trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực thơ ca cao cấp” (Ni – cu – lin . Nga) Thực ra VHVN thời Trung đại vẫn có qui luật này: 2 bộ phận văn học dân gian và VH viết tồn tại và phát triển song song trong suốt thời kì lịch sữ vẫn luôn có tác động qua lại. Khi những tinh hoa của 2 bộ phận này kết tụ lại ở những cá tính sáng tạo nào đó, trong những điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại được thấy những sự xuất hiện cảu những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ như trường hợp của N.Trãi, N.Du, HXH. Tuy nhiên ở HXH, quy luật này có một khía cạnh đặc biệt khác thường. Đây là trường hợp tư tưởng dân gian lấn át hẳn tư tưởng chính thống mà các tác giả Nho học (kể cả N.Trãi. N.Du) cũng không hoàn toàn dứt bỏ được. Một tinh thần nổi loạn quyết liệt muốn san bằng mọi đẳng cấp trong xã hội, một khát vọng được sống, được hưởng hạnh phúc đúng với nghĩa thiết thực nhất, người nhất, trần tục nhất, chống lại mọi ràng buộc của lễ giáo PK và tất cả những gì trái với tự nhiên – một thứ tư tưởng đặc biệt đề cao người phụ nữ là hạng người bị rẻ khinh nhất trong xã hội PK – và lấy qui luật tạo hóa làm chuẩn, đề cao sự sống tự nhiên như trời đất giao hòa, âm dương giao phối. Một thứ tư tưởng đi thẳng từ tục lệ thờ cúng sinh thực khí, từ những lễ hội nam nữ giao phối tượng trưng còn tồn tại mãi sau này ở nhiều làng xã VN, từ những bức trang Đông Hồ như Hứng dừa, Đánh ghen hay những bức tranh khắc gỗ Các cô gái tắm ao vẫn còn đó ở Đình làng Thổ Tang – Vĩnh Phúc, từ những truyện tiếu lâm hay những câu ca dao hết sức táo tợn: “Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian đã nhiều” “ Có chồng càng dễ chơi ngang Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai…” Tư tưởng ấy đem đến cho HXH một nhãn quan riêng về thế giới: Nhìn đâu cũng thấy tạo hóa sinh sôi, âm dương giao phối, một thế giới trẻ trung, sống động, tốt tươi phồn thực, phơi phới xuân tình, tràn đầy sắc dục…. Một tư tưởng như thế tấn công mạnh mẽ và chiếm lĩnh được nội dung chủ đạo của văn chương bác học chỉ có thể xuất hiện ở thời đại mà chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc, thời đại quật khởi của nhân dân. Ấy là thời đại mà từ Nam chí Bắc, nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tiếp dẫn tới đỉnh cao là phong trào Tây Sơn lật đổ Vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, dẹp tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rước thẳng lên ngôi vua một anh hùng nông dân. Ông “vua áo vải” này với khí thế của quần chúng như triều dâng thác đổ, đã chớp nhoáng tiêu diệt quân Xiêm phía Nam và đánh tan hàng vạn quân Thanh phía Bắc. Phải coi thơ HXH như tiếng dội trực tiếp của khí thế ấy mới hiểu được tinh thần táo tợn hết sức bình dân ở người đàn bà trí thức này. Tất nhiên HXH không phải là hiện tượng đơn độc mà nằm cả trong một trào lư VH đầy tinh thần nhân văn chủ nghĩa cuối TK 18 đầu TK 19. Nhưng phải nói ở nhà thơ này, sự “xâm lăng” của tinh thần dân gian vào VH viết vẫn mãnh liệt hơn cả. Nên nhớ rằng, đến mãi đầu TK 20, những nhà Nho cấp tiến như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng vẫn còn coi Truyện Kiều là dâm thư, cô Kiều là con đĩ, thì có thể mường tượng vào TK 18, dư luận của giới Nho sĩ đã phản ứng dữ dội như thế nào trước những vần thơ đi trước thời đại của HXH. Nhưng khát vọng giải phóng nhân dân, giải phóng người phụ nữ của HXH làm sao có thể thực hiện được trong hoàn cảnh lúc bấy giờ…Khuôn khổ của chế độ PK trở nên quá chật hẹp với sức sống và tư tưởng ngang tàng của HXH; nhưng ngược lại dù chống phá sôi sục, mạnh mẽ như thế nào, XH cũng không thoát ra được khuôn phép của chế độ ấy. Có thể nói XH là nỗi bức bối, là ấm ách của LS VN cuối TK 18, đầu TK 19 – muốn tìm lối thoát mà không thoát được. Tấn bi kịch lịch sử này ngẫu nhiên lại gặp gỡ tấn bi kịch cá nhân của người đàn bà họ Hồ, một kì nữ tài ba với sự thức tỉnh mạnh mẽ về ý thức cá nhân, về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, vậy mà cuộc đời phải chịu nhiều bất hạnh. Cái bức bối, cái ấm ách vừa có tính cá nhân vừa có tính lịch sử đó đã tạo nên một nội dung riêng và một chất giọng riêng của HXH. - HXH đích thực là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, của sự sống tươi dòng, của tinh thần lạc quan yêu đời. Đó cũng chính là chất dân gian đậm đặc của hồn thơ này. Đọc thơ HXH, thấy có đầy đủ cả buồn khổ, đắng cay, chán chường, căm uất, đủ cả oán thù, phẫn nộ, thậm chí muốn tung hê tất cả, phá phách tất cả… nhưng không bao giơ mất hết niền tin ở cuộc đời, ở sự sống. Điều ấy thể hiện rất rõ ở thế giới nghệ thuật hết sức sống động của nữ sĩ, một thế giới không bao giời hoàn toàn vắng lặng, một thế giới hình tượng luôn cựa quậy, tràn đầy, một thế giới đầy màu sắc trẻ trung, hồng hào, tươi tốt, chan chứa xuân sắc, xuân tình… Tất cả đều được phát hiện và đánh giá theo quan điểm mĩ học độc đáo của XH: lấy vẻ đẹp thanh tân, khỏe khoắn, phồn thực, tự nhiên của cơ thể đàn bà giữa tuổi xuân làm chuẩn. Trong thế giới nghệ thuật ấy, tiếng khóc không hẳn là lời tuyệt vọng và cái chết không hề muốn găn đường sự sống (Khóc Ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc)

File đính kèm:

  • docTU TINH II.doc
Giáo án liên quan