Giáo án ngữ văn: bức thư của thủ lĩnh da đỏ

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên được một vấn đề có ý nghĩa to lớn với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

2. Kĩ năng

- Giúp HS có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

- Tích hợp với bài 30, phần tập làm văn dạy viết đơn.

3. Thái độ

Định hướng cho HS:

- Tình yêu quê hương, đất nước, nơi mình sinh ra, sống và gắn bó.

- Thái độ xử sự đúng đắn với thiên nhiên, môi trường sống, biết bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 27488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn: bức thư của thủ lĩnh da đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 125 - 126: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS: - Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên được một vấn đề có ý nghĩa to lớn với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. - Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. 2. Kĩ năng - Giúp HS có kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Tích hợp với bài 30, phần tập làm văn dạy viết đơn. 3. Thái độ Định hướng cho HS: - Tình yêu quê hương, đất nước, nơi mình sinh ra, sống và gắn bó. - Thái độ xử sự đúng đắn với thiên nhiên, môi trường sống, biết bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: hình ảnh của thủ lĩnh Xi – át – tơn, hình ảnh cuộc sống, thiên nhiên, đất trời vùng người da đỏ sinh sống. - Học sinh: đọc và chuẩn bị bài học ở nhà. C. PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học diễn dịch, quy nạp trong đó, dùng các thao tác phân tích, chứng minh, so sánh, thuyết trình để giúp học sinh nắm được nội dung bài học. Tổ chức cho học sinh các hoạt động: suy nghĩ độc lập, hoạt động nhóm… - Dùng máy chiếu. D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Vào bài: TIẾT 125: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 2: Cho HS tìm hiểu những nét khái quát về văn bản. - GV nêu câu hỏi: Các con nêu cho cô hoàn cảnh ra đời và giá trị của văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”? HS dựa vào phần chú thích trả lời câu hỏi. I. Giới thiệu - Hoàn cảnh ra đời: Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng – klin Pi – ơ – xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi – át – tơn đã gửi bức thư này trả lời. - Bức thư này từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và đặc điểm nghệ thuật của phần đầu bức thư. - GV hướng dẫn HS cách đọc, sau đó đọc mẫu một đoạn. Đọc các chú thích. - GV (gợi ý học sinh tìm nội dung từng phần của bức thư). Bức thư được chia ra làm ba phần: phần đầu, phần giữa và phần cuối. Các con hãy tìm nội dung của mỗi phần? - GV: Các con nêu đại ý của văn bản? - GV yêu cầu HS chú ý vào phần đầu của bức thư. Đi từ thủ pháp nghệ thuật rồi chỉ ra nội dung. + Trong bức thư, tác giả dùng đại từ nhân xưng gì? Cách xưng hô ấy thể hiện thái độ của tác giả như thế nào? + Các con hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa đã được dùng trong đoạn văn? Nhận xét về những hình ảnh so sánh, nhân hóa đó. + Các con hãy nêu tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó? Từ đó con hiểu được điều gì trong mối quan hệ giữa người da đỏ và đất đai, thiên nhiên? + Ngoài phép so sánh và nhân hóa, đoạn văn còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét về giọng văn và cách lựa chọn hình ảnh của tác giả? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và chú thích Chú ý các chú thích 3, 4, 8, 10 và 11 2. Bố cục văn bản - Phần đầu bức thư: “Đối với đồng bào tôi… tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Quan hệ của người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên. - Phần 2: “Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống… Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”: Sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất” đối với thiên nhiên giữa người da đỏ với người da trắng. - Phần 3: “Ngài phải dạy con cháu rằng… tức là làm cho chính mình…”: Kết luận khẳng định thái độ, cách ứng xử đúng đắn với “Đất”, với thiên nhiên. * Đại ý: Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. 3. Tìm hiểu văn bản a. Quan hệ của người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên. - Sử dụng đại từ nhân xưng “chúng tôi” cho thấy bức thư này không chỉ là lời nói, suy nghĩ của một mình tác giả mà là của toàn bộ người da đỏ. - Sử dụng phép so sánh, nhân hóa: + Mảnh đất này là mẹ của người da đỏ. + Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. + Mỏm đá, vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa và của con người đều cùng chung một gia đình. + Dòng nước óng ánh là máu của tổ tiên chúng tôi. + Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông chúng tôi. Nhận xét: những sự vật trong thiên nhiên, gần gũi, thân thuộc với con người, là cuộc sống xung quanh con người được so sánh, nhân hóa với những người thân trong gia đình, với cội nguồn của con người. => thiên nhiên, đất của người da đỏ như mang linh hồn, mang sự sống. Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó – bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật – gắn bó mật thiết và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng với mỗi người da đỏ, trở thành một phần máu thịt của họ nên không dễ gì đem bán. Đó cũng là tình yêu Tổ quốc vô hạn. - Nghệ thuật đối lập: Người da trắng chết đi thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra > < chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất này. Nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm và thái độ của người da đỏ, ngay cả khi đã chết với mảnh đất quê hương mình. - Giọng văn trìu mến, thân thương như lời tâm sự: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi”. Những sự vật dù nhỏ bé đều gắn bó chặt chẽ, tạo nên sự sống của người da đỏ. E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Khái quát lại nội dung bài học. - Dặn HS học bài và chuẩn bị tiết 2. TIẾT 126: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung và đặc điểm nghệ thuật phần giữa bức thư. GV cho HS thảo luận: (chia HS thành ba nhóm, sau đó gọi các nhóm trả lời) Các con hãy cho cô biết đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và “da trắng” trên những vấn đề gì? GV gợi ý HS chỉ ra sự đối lập trong cách ứng xử với: đất đai, cảnh vật, không khí, động vật. - GV: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, cách ứng xử với tự nhiên giữa người da trắng và người da đỏ? Qua đó các con thấy thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào? b. Sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất” đối với thiên nhiên giữa người da đỏ với người da trắng. * Sự khác biệt trong thái độ, cách ứng xử với: - Đất đai: + Người da đỏ: coi là anh em, là bà mẹ + Người da trắng: cư xử như vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi, ngấu nghiến, để lại những bãi hoang mạc. - Cảnh vật: + Người da đỏ: say sưa với tiếng lá cây lay động, âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng. + Người da trắng: Chẳng có nơi nào yên tĩnh; chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ. - Không khí: + Người da đỏ: rất quý giá, là của chung của muông thú, cây cối và con người. + Người da trắng: là của chung, nhưng chẳng để ý đến nó. - Động vật: + Người da đỏ: chỉ giết để duy trì sự sống. + Người da trắng: bắn chết cả ngàn con. Người da đỏ tôn trọng các giá trị tinh thần, yêu quý, bảo vệ đất đai, môi trường; người da trắng sống vật chất, thực dụng, coi thiên nhiên, đất đai như một thứ hàng hóa. * Biện pháp nghệ thuật: - Phép đối lập: người anh em / kẻ thù; mẹ đất, anh em bầu trời / vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh / ồn ào; quý giá / không để ý gì đến. - Điệp ngữ kết hợp với phép đối lập: “Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài”; “tôi thật không hiểu nổi”; “tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác”; “Nếu chúng tôi... Ngài phải...” - Sử dụng các kiểu câu ghép quan hệ giả thiết – kết luận “Nếu..., ngài phải”. * Hoạt động 5: tìm hiểu phần cuối bức thư. - GV: Ở phần cuối của bức thư, tác giả đã lập luận như thế nào để đưa ra khẳng định về thái độ, cách ứng xử đúng đắn với môi trường? c. Kết luận khẳng định thái độ, cách ứng xử đúng đắn với “Đất”, với thiên nhiên. - Đất của người da đỏ là “những nắm tro tàn của cha ông” họ. - “Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống” của chủng tộc da đỏ. - Bởi vậy nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng và cả con cháu họ phải kính trọng đất đai, phải đối xử với Đất như người da đỏ. - Cảnh báo: nếu không được như vậy thì cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì “Đất là Mẹ”, “Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất” * Hoạt động 6: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. GV: Các con hãy giải thích tại sao một bức thư nói về việc mua bán đất ở thế kỉ XIX nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường? III. TỔNG KẾT - Xuất phát điểm của bức thư trên là lòng yêu quê hương đất nước. Cách thể hiện tình yêu đó ở đây rất đặc biệt. Trả lời việc mua đất của Tổng thống Mĩ, tác giả không nói có bán hay không mà vấn đề chỉ được đặt ra như một giả thiết (Nếu...) từ đó trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm. - Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến các vấn đề có liên quan tới đất – tự nhiên và môi trường sinh thái; quan hệ giữa con người với môi trường. Đây là vấn đề chung cho mọi thời đại, nhất là trong thế kỉ XXI. - Bức thư được viết bằng sự am hiểu, bằng tình yêu mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường. - Bức thư được trình bày bằng lời văn đầy tính nghệ thuật: giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách lập luận chặt chẽ, giọng văn vừa hùng hồn lại vừa trữ tình sâu lắng. Hoạt động 7: Luyện tập E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Khái quát lại nội dung bài học. - Dặn HS học bài và chuẩn bị tiết 2. - HS chuẩn bị bài CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ.

File đính kèm:

  • docBuc thu cua thu linh da do.doc
Giáo án liên quan