I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
Qua bài học giúp học sinh: Cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao
2. Kĩ năng:
Giúp học sinh: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng và đồng cảm với tâm hồn người lao động và những suy nghĩ của họ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy
- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10
- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở viết, vở soạn
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn: ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22. 10. 2012 Ngày dạy: 24. 10. 2012 Lớp dạy: 10A
Tiết 26:
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
Qua bài học giúp học sinh: Cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao
2. Kĩ năng:
Giúp học sinh: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng và đồng cảm với tâm hồn người lao động và những suy nghĩ của họ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy
- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10
- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở viết, vở soạn
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’): Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về bài ca dao than thân và chúng ta đã biết được trong xã hội cũ đặc biệt là những người phụ nữ họ luôn phải chịu cảnh bất công, không được tự định đoạt hạnh phúc của mình. Bên cạnh những bài ca dao than thân còn có những bài ca dao yêu thương tình nghĩa. Để hiểu được nội dung của thể loại này chúng ta cùng vào tiết học hôm nay…
* Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái quát kiến thức tiết học trước…
HS: Tái hiện kiến thức…
GV: Yêu cầu HS đọc bài ca dao 4 và xác định nhân vât trữ tình của bài ca dao? Căn cứ vào từ ngữ nào mà ta biết được? Nhân vật này đang ở tâm trạng nào?
HS: Đọc và phát biểu
GV: Nỗi nhớ ấy của cô gái được thổ lộ dưới những câu thơ có hình thức như thế nào? Trong dòng suy tư sự vật nào được cô gái hỏi đến trước tiên và nhiều nhất? Vì sao?
HS: Phát hiện và phân tích hình ảnh
GV giảng bình: Cái khăn được cô gái hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất, trong suốt 6 câu thơ đầu (nửa bài ca). Có lẽ bởi cái khăn cũng như cái áo đã trở thành biểu tượng của tình yêu nam nữ, thường là vật trao duyên:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
Nhớ bao khăn ở trầu chao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Đây lại còn là vật gần gũi gắn bó với các cô gái xưa, làm nên vẻ đẹp tình tứ duyên dáng riêng cho họ. Mà biết đâu trong ngữ cảnh của bài ca dao, đây lại là kỉ vật tình yêu mà chàng trai trao tặng.
HS: Lắng nghe
GV: Điều đặc biệt nó dược miêu tả gắn liền với những trạng thái cụ thể nào? Gợi ra hình dung cô gái với nỗi niềm ra sao?
HS: Trả lời
GV liên hệ: Ca dao cũng có nhiều câu diễn tả nỗi nhớ đến bồn chồn gan ruột:
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
- Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm không ngủ, nhớ ngày không ăn
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong cho ngày sáng …gặp nhau
GV: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình- cô gái còn được thể hiện thông qua hình ảnh nào? Giá trị biểu cảm của hình ảnh đó?
HS: Phân tích
GV giảng: Hình tượng ngọn đèn là đốm sáng của bài ca, nó như chính ngọn lửa lòng của cô gái trong đêm, gợi tả nỗi lòng trăn trọc nhớ nhung đến mức không sao chợp mắt, đành cứ nhìn ngọn đèn mà hình dung ra ánh mắt, khuôn mặt người yêu. Điều này diễn tả nỗi nhớ đã có sự vận động đi từ ngày sang đêm, từ tấm khắn đến ngọn đèn. Nó cho ta hiểu nỗi nhớ về đêm mới là nỗi nhớ sâu sắc. Chừng nào còn lửa tình, lửa nhớ nhung trong trái tim cô gái thì ngọn đèn kia còn thức...
GV nêu vấn đề: Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu thì cái khăn và ngọn đèn vẫn chỉ là cách nói thổ lộ tình cảm mang tính chất gián tiếp, thông qua những hình ảnh mang tính biểu tượng theo lối nhân hoá. Vậy khi nỗi nhớ đã dâng trào thì cảm xúc trong lòng cô gái có gì thay đổi? Từ hỏi khăn, hỏi đèn đến hỏi ai?
HS: Lắng nghe và phân tích sự thay đổi tâm trạng của cô gái
GV: Em có suy nghì gì về hình ảnh đôi mắt và cách diễn tả nỗi nhớ qua hình ảnh này?
HS: Trả lời
GV giảng: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi con người khó có thể giấu những buồn vui, ưu phiền. Cho nên nói mắt không ngủ thực ra là nói nỗi ưu tư nặng chĩu năm canh,. “Đêm nằm lưng chẳng tới giường…”, cứ nhắm mắt vào người thương lại hiện về, có khi ngủ mà lòng thức. Đôi mắt không ngủ diễn tả một nỗi nhớ đi vào chiều sâu. Từ gián tiếp đến trực tiếp, từ sự khắc khoải trong không gian, thời gian giờ nỗi nhớ đã chiếm lấy bề sâu của tiềm thức, để rồi dâng lên trong đôi mắt của em: Lòng em nhớ đến anh /Cả trong mơ còn thức.
GV: Như vậy có thể nhận xét gì về cách diễn tả nỗi nhớ nói chung trong 10 dòng thơ đầu?
HS: Nhận xét
GV dẫn dắt: Bởi thế theo mạch cảm xúc của nỗi nhớ bất tận khi đến điểm dừng tạm nó trào ra thành nỗi lo phiền:
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề
GV: Đến hai câu kết, kết cấu lời thơ có sự chuyển biến như thế nào? Cô gái lo phiền về điều gì ? Vì sao?
HS: Phát hiện, phân tích
GV giảng: Đó là nỗi lo phiền không chỉ riêng của cô gái mà của tất cả người phụ nữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu có thiết tha đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, đâu dễ đậu thành trái ngọt hoa thơm, họ vẫn luôn nơm nớp một nỗi sợ mênh mông trước bể tình bể đời:
Thương anh cũng muốn nói ra
Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời.
Lời thơ đi từ nỗi nhớ đến ngưng đọng, trải ra thành nỗi lo phiền khiến cho ta nhận thấy tình yêu và nỗi nhớ của cô gái không phải là bề mặt, bình thường mà rất sâu sắc, nó gắn liền với lo âu, bổn phận, tình và nghĩa...Đặc biệt, tiếng hát kết thúc ở một tâm trạng lo âu nhưng không bi luỵ mà vẫn đầy yêu thương, dạt dào sức sống. Bởi sau cái dấu “...”,sau nỗi lo phiền là dư ba của một khát khao, một đòi hỏi phải được yêu thương.
GV: Yêu cầu HS đọc bài ca dao 6 và cho biết nhân vật trữ tình bày tỏ điều gì? Thông qua hình ảnh nào?
HS: Phát hiện, trả lời
GV: Em biết gì về hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV giảng bình: Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Và nó còn được dùng như là những vị thuốc cho những con người vừa mới ốm dậy. Đó cũng là hương vị của tình người trong cuộc sống bao đời nay của nhân dân ta:
Tay nâng đĩa muối hén gừng
Gừng cay muối mặn…đừng quên nhau
HS: Lắng nghe.
GV: Em có nhận xét về nghệ thuật của bài ca dao? Chỉ ra tác dụng của nó?
HS: Phân tích, rút ra nhận xét
GV: Giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao đã học
HS: Phát biểu
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu
1. Ca dao than thân (bài 1)
2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa
a. Bài 4 (25’)
* Nỗi thương nhớ của cô gái
- Nhân vật trữ tình là cô gái, cô gái đang ở tâm trạng nhớ nhung vời vợi…
- Nỗi nhớ ấy thể hiện qua các từ thương, nhớ hay những câu hỏi về niềm thương nhớ ai? láy đi láy lại tha thiết suốt bài ca
- Cái khăn được cô gái hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất, trong suốt 6 câu thơ đầu (nửa bài ca). Bởi cái khăn cũng như cái áo đã trở thành biểu tượng của tình yêu nam nữ, thường là vật trao duyên…
- Nhưng đặc biệt nhất, chiếc khăn được miêu tả gắn liền với những trạng thái cụ thể xuống, lên, rơi, vắt...Cố nhiên đó là những động thái con người tạo ra ở chiếc khăn.
ð Đây là một nỗi nhớ không định hình, định khối mà như mênh mang khắp không gian.
- Nỗi nhớ tiếp tục được gửi vào hình tượng ngọn đèn thao thức suốt đêm thâu…
- Và cuối cùng dường như không kìm lòng được nữa cô gái hỏi chính lòng mình:
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên.
ð Như vậy nỗi nhớ được diễn tả trong 10 câu thơ 4 chữ rất dồn dập, có sự vận động dâng trào, từ gián tiếp đến trực tiếp (từ khăn đến đèn đến mắt) từ bề rộng đến bề sâu, từ không gian, thời gian đến tâm thức con người...khắc khoải, thiết tha.
* Nỗi lo phiền của cô gái
- Đến hai câu kết, kết cấu lời thơ bỗng có sự chuyển biến từ những câu thơ 4 chữ dồn dập sang thể lục bát nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng xao xuyến hơn, rung động hơn. Nó phù hợp để diễn tả một niềm lo âu mênh mang của cô gái.
- Cô gái lo âu cho số phận của mình, duyên phận lứa đôi “không yên một bề”. Đó là nỗi lo phiền không chỉ riêng của cô gái mà của tất cả người phụ nữ trong xã hội xưa.
3. Bài 6 (10’)
- Nhân vật trữ tình bày tỏ nghĩa tình chung thuỷ không phai của con người. Thông qua hình ảnh mang tình tượng trưng: gừng và muối
- Muối mặn, gừng cay đã trở thành biểu tượng cho những đắng cay, cơ cực, nhọc nhằn của cuộc sống mà con người phải trải qua
- Điều đặc biệt là hình ảnh trên lại là biểu tượng cho nghĩa tình chung thuỷ của vợ chồng:
Muối rang ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hay còn cay
- Hương vị của gừng, muối đã trở thành hương vị của tình người:
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa…
- Bài ca dao sử dụng lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: muối, gừng, hãy còn, đang còn...để cuối cùng đi đến một khẳng định sắt son của lòng chung thuỷ: Có xa nhau đi nũa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Cách nói ba vạn sáu ngàn ngày tức là một trăm năm- tức là một đời người mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả
III. Tổng kết (3’)
1. Nội dung
Qua bài học cho thấy nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc
2. Nghệ thuật
- Các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ví von, ẩn dụ, tượng trưng…
- Mô tuýp, kết cấu trùng điệp
- Nghệ thuật dân gian tô đậm vẻ đẹp tâm hồn người lao động
3. Củng cố - luyện tập: (4’)
? Qua bài học em có suy nghĩ gì về nghĩa tình của người dân Việt Nam xưa đặc biệt là nghĩa tình vợ chồng? So với thời nay thì nghĩa tình đó như thế nào?
? Sưu tầm những bài ca cao than thân mở đầu bằng cụm từ “Thân em như”; “nhớ ai” và những bài ca dao nói về cái khăn?
Gợi ý:
* Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em như”
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mảnh, người thô tham dày
- Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy, không biết nhờ nơi đâu
- Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương
* Ca dao về nỗi nhớ người yêu
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai
- Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
* Ca dao về cái khăn
- Gửi khăn gửi áo gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (2’)
a. Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng các bài ca dao
- Nắm vững nội dung bài học
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao
b. Bài mới:
- Chuẩn bị tiết 27: Ca dao hài hước
- Yêu cầu: Đọc thuộc lòng và phân tích trước các bài ca dao 1,2.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Ca dao than than yeu thuong tinh nghia.doc