A. Mục đích, yêu cầu
- Giúp HS cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh đời sống con người trong bài thơ. Qua đó, giúp HS thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ, tâm trạng của tác giả và phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người tù cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh : tình yêu thiên nhiên cuộc sống con người; ý chí, nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
B. Chuẩn bị
- GV: chuẩn bị giáo án, thiết bị, tư liệu
- HS: chuẩn bị bài soạn, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn: Chiều tối- Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Đoàn thực tập sư phạm 2012
GVHD: Nguyễn Phong Djinh Giáo sinh: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp thực tập: Bộ môn: Ngữ văn
Bài:
Tuần: Tiết:
CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh
Mục đích, yêu cầu
Giúp HS cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh đời sống con người trong bài thơ. Qua đó, giúp HS thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ, tâm trạng của tác giả và phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người tù cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh : tình yêu thiên nhiên cuộc sống con người; ý chí, nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng.
Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
Chuẩn bị
GV: chuẩn bị giáo án, thiết bị, tư liệu…
HS: chuẩn bị bài soạn, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa.
Lên lớp
Ổn định
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy đọc đoạn thơ mà em tâm đắc nhất trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặt Tử). Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ đó.
Bài mới
Phương pháp: diễn giảng, thảo luận, so sánh, đối chiếu.
Lời giới thiệu:
Hoạt động
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm
GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà văn (đặc điểm thơ, tuyên ngôn nghệ thuật, những câu thơ nổi tiếng...)
GV: Em hãy cho biết tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Qua tìm hiểu ở nhà, hãy nêu những nét chính về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của bài thơ Chiều tối?
Thảo luận nhóm 4 bạn: Có những cách nào để phân tích một bài thơ Đường luật? Em chọn cách nào và giải thích lý do cho sự lựa chọn đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2 câu thơ đầu
GV hỏi: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu hiện lên trong không gian, thời gian, điểm nhìn nào? Ý nghĩa của không gian, thời gian đó?
GV hỏi CHNVĐ:
+ Có những hình ảnh nào xuất hiện trong hai câu thơ đầu?
+ Những hình ảnh đó mang đặc điểm gì?
àGV gợi dẫn đến biện pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh – hai trong số những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ cổ (Lấy ví dụ)
Thảo luận nhóm 4 bạn: Đối sánh phần nguyên âm với phần dịch thơ, những chỗ nào là chưa đạt? GV mời 1-2 nhóm trình bày àchốt ý.
GV đặt CHNVĐ: Có người nhận xét rằng hình ảnh cánh chim và đám mây trong bài thơ này “vừa quen vừa lạ”, em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên? GV chia 3 câu cho các nhóm (mỗi nhóm 4 bạn)
+ Câu 1: So sánh với hình ảnh cánh chim trong truyện Kiều “Chim hôm thoi thót về rừng” (Nguyễn Du) và trong Chiều hôm nhớ nhà “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan)?
+Câu 2: So sánh với hình ảnh đám mây trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu “ Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” và trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
+ Câu 3: So sánh với hình ảnh cánh chim và đám mây trong Độc toạ Kính Đình sơn - Lí Bạch “Chúng điểu cao phi tận/Cô vân độc khứ nhàn” (Bầy chim một loạt bay cao/ Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)?
àChọn từng nhóm trình bày àGV nhận xét, bổ sung và rút ra những nét “quen mà lạ” của hình ảnh thơ.
Thảo luận: Cách cảm nhận về thiên nhiên trong hoàn cảnh tù đày thể hiện hai chiều hướng tương phản nhưng thống nhất trong tâm hồn người tù cách mạng, đó là gì?
àHS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh tinh thần thép và chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu 2 câu thơ sau
Thảo luận nhóm: Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự vận động của mạch thơ:
Hai câu đầu
à
Hai câu cuối
Khung cảnh thiên nhiên
à
Không gian: núi rừng rộng lớn, hoang vu
à
Thời gian: chiều tà
à
Điểm nhìn
Thảo luận: So sánh hình ảnh con người trong bài thơ này với bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? Việc lựa chọn hình ảnh con người đang lao động thể hiện phẩm chất gì của tác giả?
Thảo luận: So sánh giữa phiên âm và dịch thơ để làm rõ biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu thơ trên?
GV kể tích về nhãn tự và hỏi: Theo em, nhãn tự trong bài thơ này là chữ nào? Vì sao em cho đó là nhãn tự?
GV hỏi: Bài thơ có sự vận động từ đêm tối đến ánh sáng, từ lạnh lẽo đến cô đơn đến ấm áp, sum vầy. Qua sự chuyển đổi đó, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ?
Hoạt động 4: Tổng kết
GV hỏi: Hãy trình bày những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Qua đó, em có cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh?
Tìm hiểu chung
Tác giả
Tác phẩm
2a. Nhật kí trong tù
- Trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ 8/1942 đến 9/1943). Người đã làm 134 bài thơ chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục trung nhật kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”.
2b. Bài thơ “Chiều tối”
Xuất xứ: trích trong tập Nhật kí trong tù.
Hoàn cảnh sáng tác: trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Đoạn đường chuyển lao dài gần 100km.
Thể loại: Thơ Đường luật.
Có 2 cách phân tích:
+ Theo bố cục: hai câu đầu – hai câu cuối.
+Theo kết cấu: Khai – thừa – chuyển – hợp.
Từ sự vận động của không gian, thời gian nghệ thuật và hình tượng thơ, nên chọn cách thứ nhất.
Đọc – hiểu văn bản
Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước
Không gian: rộng lớn, thinh vắng à làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật.
Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày à mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.
Điểm nhìn: từ dưới lên cao àphong thái ung dung, lạc quan của tác giả
Cảnh vật: sự xuất hiện của 2 hình ảnh:
+ Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà, không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận sâu từ trạng thái bên trong “mỏi mệt” à sự tương quan giữa người và cảnh, giữa ngoại cảnh và tâm cảnh à sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên.
+Chòm mây: cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.
So với bản phiên âm:
+ “Cô vân” dịch thành “chòm mây” àchưa đạt, đánh mất tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời
+ “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ” àchưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.
Hình ảnh thơ “quen mà lạ”:
+ Câu 1:
Quen: báo hiệu buổi chiều, được cảm nhận từ cái nhìn bên ngoài.
Lạ: Sự cảm nhận thiên về tâm cảnh, cái nhìn bên trong.
+Câu 2:
Quen: thi liệu quen thuộc
Lạ: Không có cái vĩnh viễn như Thôi Hiệu, cũng không có cái khắc khoải, mơ hồ như Nguyễn Khuyến
+Câu 3:
Quen: thi liệu
Lạ: thơ Lý Bạch mang cái hư vô của cõi vô tận, mang cảm giác thoát tục. còn trong thơ HCM mang tính hiện thực, bình dị, quen thuộc, thanh bình.
àCảm quan của HCM:
+ Cái nhìn đời thường, cuộc sống bình dị, quen thuộc
+Cái nhìn thiên về tâm cảnh hơn là ngoại cảnh.
Tâm hồn HCM:
+ Mỏi mệt sau hành trình dài.
+ Cô đơn, lẻ loi và băn khoăn, trăn trở chưa biết phía trước sẽ như thế nào của người tù nơi đất khách.
+ Ung dung, tĩnh tại
+Yêu tự do
+Hòa nhập với thiên nhiên
+Tinh thần lạc quan
…
àTinh thần thép và chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.
|Tiểu kết:
Bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình => bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng, thể hiện tâm hồn cao đẹp của thi nhân
Hai câu thơ sau: Bức tranh con người
- Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ.
+ Điểm nhìn: trên trời à mặt đất
+ Không gian: rộng (núi rừng) à hẹp (xóm núi).
+ Thời gian: chiều à tối
+Hình ảnh: thiên nhiên à con người lao động.
à Nếu hai câu thơ đầu tác giả dựng lên bức tranh thiên nhiên như cái phông làm nền thì hai câu thơ sau là hình ảnh con người với cuộc sống lao động khỏe khoắn.
Trong thơ bà Huyện Thanh Quan: Con người thường nhỏ bé. Hình ảnh con người làm nền cho bức tranh thiên nhiên.
Trong thơ Bác: Hình ảnh cô gái xay ngô trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống, là trung tâm của cảnh vật.
èBác quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống, thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương vô bờ của Người.
Bản dịch có ba chỗ dịch chưa phù hợp:
+ “Thiếu nữ” dịch là “cô em”: chưa thật đúng.
+“Ma bao túc- bao túc ma” dịch là “Xay ngô tối- xay hết” ®Không dịch được sự đặc sắc của điệp ngữ liên hoàn của câu thơà tạo nên vòng tròn ngôn ngữ khép kín:
Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô
Nhịp điệu lao động hăng say
Vòng quay của thời gian
Đem lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống.
Câu thơ dịch dư đi một chữ “tối” ở câu 3 ®vừa lộ ý vừa mất đi cái hay trong nghệ thuật lấy sáng tả tối của nhà thơ. Nguyên tác không nói “tối” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được bóng tối bao trùm khắp nơi bởi ánh sáng của lò than là điểm sáng duy nhất nổi bật lên trong bức tranh.
Chữ “hồng” được xem là nhãn tự bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ.
+“Hồng1”: hồng của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô. Đó là dấu hiệu của sự sống, sự ấm cúng sum vầy sau một ngày lao động, mang lại sự ấm áp trong lòng người tù trước cảnh chiều hôm;
+“Hồng2” : màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc;
+“Hồng3” :màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác.
®Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ, vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn.
Vẻ đẹp tâm hồn tác giả:
+ Lạc quan, yêu đời
+Yêu lao động
+ Ý chí, nghị lực phi thường
+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình.
|Tiểu kết:
Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi, tươi vui. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
Tổng kết
Về nội dung: Bài thơ khắc họa bức tranh chiều tối ở miền sơn cước thật sinh động, mới mẻ, tuy man mác buồn nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống. Qua đó thể hiện chân thật bức chân dung người tù, người chiến sĩ, người thi sĩ Hồ Chí Minh.
Về nghệ thuật: bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
Củng cố:
GV cho HS trả lời 2 câu trong phần luyện tập: (Bạn nào xung phong trả lời có điểm thưởng)
Câu 1: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là bút pháp cổ điển mà hiện đại. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ?
Vẻ đẹp cổ điển:
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
Thơ nghiêng về cảm hứng thiên nhiên: chủ đề bài thơ
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại.
Thơ Bác mang vẻ đẹp cổ điển của Đường thi.
Vẻ đẹp hiện đại:
Sự vận động của cảnh (thơ xưa thường tĩnh)
Mạch thơ luôn vận động về sự sống và ánh sáng.
Con người lao động trở thành trung tâm của bài thơ
Tư thế của chủ thể trữ tình: không chìm khuất trước thiên nhiên bao la mà làm chủ được mình, luôn lạc quan, tin tưởng.
Trong thơ Bác có sự hoà quyện tinh tế giữa nét cổ điển và hiện đại.
Câu 2:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
(“Đọc thơ Bác”- Hoàng Trung Thông)
Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ này?
Gợi ý:
“Thép” là tinh thần, tư tưởng cứng rắn, vượt lên hoàn cảnh, hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai.
“Tình”là tâm hồn mềm mại, tinh tế, nhạy cảm, lãng mạn.
ð“thép” và “tình” hoà vào nhau khiến nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ vừa là một thi sĩ.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài
Tham khảo:
Rút kinh nghiệm:
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Tp.HCM, ngày / tháng / năm 2012
Giáo sinh ký tên
Họ và tên:
File đính kèm:
- CHIEU TOI(1).docx