Giáo án Ngữ văn cơ bản lớp 12 năm học: 2012 - 2013

I. Mục tiêu : Giúp HS:

- Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

II. Chuẩn bị :

1.Thầy:- Chấm bài,sửa lỗi

2.Trò:Ôn lại lý thuyết

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ :Không

3. Bài học:

 

doc35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn cơ bản lớp 12 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30. 01. 2013 ND:20. 02. 2013 Tiết: 73 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 I. Mục tiêu : Giúp HS: - Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận về một hiện tượng đời sống II. Chuẩn bị : 1.Thầy:- Chấm bài,sửa lỗi 2.Trò:Ôn lại lý thuyết III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :Không 3. Bài học: Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø Noäi dung caàn ñaït - GV nhận xét những ưu,khuyết điểm trong bài làm của HS GV hướng dẫn HS lập dàn ý GV lần lượt nêu các lỗi trong bài làm Hs và hướng dẫn học sinh sửa lỗi Bảng thống kê điểm kiểm tra Lôùp/ss G - K TB Y Keùm Đề: Phân tích sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mỵ trong TP Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài I. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Một số bài người viết tỏ ra nắm chắc vấn đề cần nghị luận. Diễn đạt sáng rõ ,ít sai lỗi dùng từ ,đặt câu - Nắm vững được cách phân tích nhân vật - Thể hiện được một sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức VH 2. Hạn chế: - Hạn chế lớn nhất là người viết thiếu kỹ năng làm văn,chưa nắm vững cách phân tích nhân vật - Diễn đạt thiếu sáng rõ.Mắc nhiều lỗi dùng từ ,đặt câu,sai nhiều lỗi chính tả - Thiếu kiến thức cơ bản về Văn học II. Lập dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về Tô Hoài và tác phẩm Vợ Chồng A-Phủ - Nêu vấn đề nghị luận 1.Thân bài: Lđ1. Mỵ có phẩm chất tốt đẹp : -Tài hoa,yêu đời,có ý thức về tự do,là người con có hiếu Lđ2.Từ khi bị bắt về nhà thống lý: - Mỵ bị bọc lột sức lao động,bị áp chế về tinh thần,bị chà đạp về nhân phẩm:bị đối xử như nô lệ, làm việc triền miên còn hơn là súc vật,bị A Sử thường xuyên đánh đập vô cớ,ở trong căn buồng chật hẹp tối tăm như 1 nhà tù...Mị trở nên vô hồn, vô cảm, câm lặng, cô độc.... Lđ3. Sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ: - Đêm tình mùa xuân:Mỵ thức tỉnh muốn đi chơi,bị A Sử trói đứng vào côt nhưng tâm hồn Mỵ vẫn bay theo những cuộc chơi - Đêm cởi trói cho A Sử: Từ thản nhiên vô cảm, Mỵ trở nên đồng cảm,thương cho APhủ, nhận rõ sự vô lý bất công mà A Phủ phải chịu, nhận ra sự độc ác của cha con thống lý, Mỵ không còn thấy sợ...Mỵ cắt dây cởi trói cho A Phủ.Khát vọng sống trỗi dậy mãnh liệt , Mỵ đã bỏ trốn cúng APhủ để đến với tự do Lđ4. Mỵ tiêu biểu cho số phận người dân miền núi,phải sống cuộc đời đau khổ, tủi nhục nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống,sức vươn dậy mạnh mẽ,từ trong hoàn cảnh nô lệ tăm tối đã hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do 3.Kết bài: - Khái quát ,đánh giá nhân vật - Bộc lộ những cảm nghĩ của bản thân Đề : Nhà văn Kim Lân đã nói về truyện ngắn Vợ nhặt của mình: “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống” Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt của ông DÀN Ý I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, TP -Trích câu nói của KL II. Thân bài: Lđ1. Bối cảnh chung của câu chuyện: Nạn đói 1945 Lc1 Nạn đói được miêu tả: “ ...xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ . Người chết như ngã rạ...3,4 cái thây nằm còng queo bên đường...”, “ tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết... Thế nhưng những con người được nhà văn miêu tả trong truyện họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Lc2 Anh Tràng: - Ở Tràng “cái sống” không chỉ là tìm cách kiếm cái ăn qua những ngày đói mà mang ý nghĩa hạnh phúc: xây dựng tổ ấm gia đình.Cái sống ở đây cao đẹp hơn cái sống đơn thuần chỉ là để chống cái đói. Chính vì vậy Tràng có chợn khi nghĩ “ Thóc gạo này đến thân mình chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng” nhưng chính niềm khát khao tổ ấm gia đình đã khiến anh”chậc kệ”.Đây có thể được coi là 1 sự thách thức với cái đói để được sống cho ra người - Niềm vui , niềm hphuc của Tràng được thể hiện rõ trên đường anh đưa vợ về nhà:”Mặt hắn có 1 vẻ gì phớn phở, khác thường.Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và 2 mắt thì sáng lên lấp lánh” - Niềm hạnh phúc của Tràng sau đêm tân hôn:”Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm 1 việc gì để dự phần tu sửa căn nhà” - Hình ảnh lá cờ đỏ thắm của đoàn người kéo nhau đi phá kho thóc Nhật tung bay trong óc Tràng càng làm nổi bật niềm khao khát được sống, khao khát tương lai tốt đẹp ở Tràng Lc3 Người vợ nhặt: -Việc người đ bà theo không Tràng về giữa lúc đói kém mang ý nghĩa hướng về cái sống rất rõ: Vừa là cái sống theo ý nghĩa chống cái đói vừa là cái sống trong nghĩa hphuc gia đình - Khi thị nhìn ngôi nhà rúm ró và lổn nhổn những cỏ dại của Tràng thị đã nén một tiếng thở dài thất vọng - Khi trở thành 1 nàng dâu mới, người vợ nhặt đã đổi khác:” Rõ ràng là 1 người đàn bầ hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Chị dậy sớm thu dọn dẹp, thu xếp nhà cửa cho quang quẻ hơn. Điều này thể hiện rõ ý thức, bổn phận của 1 nàng dâu mới Như vậy, dù không trốn được cái đói nhưng người vợ nhặt đã tìm được 1 tổ ấm gđ Lc4. Bà cụ Tứ: -Hơn bất kỳ nhân vật nào khác trong TP, chính người mẹ nghèo sắp gần đất xa trời này là người nói nhiều nhất, nghĩ nhiều nhất về cái sống, về tương lai -Khi mới gặp nàng dâu mới, bà vừa tủi vừa mừng, vừa lo nhưng trên hết vẫn là niềm vui , niềm hy vọng”Các con phải duyên, phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”, “Biết thế nào hở con, ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời. Có ra rồi con cái chúng mày về sau”. Đây là niềm tin vào cuộc sống của người lđ ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, là sức sống bất diệt của con người -Buổi sáng hôm sau, niềm vui, niềm hphuc của bà hiện rõ qua nét mặt”Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường...”, qua hành động “xăn xắn thu dọn quét tước nhà của”, qua những dự định tương lai cho vợ chồng Tràng”Tao tính rằngcái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá”. Đặc biệt là hành động bà đon đả tươi cười múc bát cháo cám mời các con đã cho thấy 1 tình yêu thương chân thực đến cản động, một tình yêu cuộc sống đến kỳ lạ ở người mẹ Lc5. Người dân xóm ngụ cư: -Trong hoàn cảnh tăm tối của sự đói khát, chết chóc, người dân xóm ngụ cư cũng hướng lòng mình về phía cái sống. Khi nhìn thấy Tràng dắt vợ về:”Những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên.Có cái gì lạ lùng tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát tăm tối ấy của họ”. Những tiếng cười vui vẻ, những lời thì thầm bàn tán của họ về việc Tràng có vợ là biểu hiện của việc của việc hướng về 1 cuộc sống khác, khác với cuộc sống mà họ đang sống III. Kết bài: - Các nhân vật trong truyện Vợ Nhặt đã không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Điều này làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của TP - Từ 1 truyện ngắn bình dị tác giả đã khái quát lên được sức sống bất diệt của người lao động VN III. Sửa lỗi: a.Lỗi dùng từ: b.Lỗi câu c.Lỗi chính tả d.Lỗi về kiến thức đ.Lỗi về bố cục 4.Học sinh tự nhận xét về bài làm của bản thân 5.Đọc bài tiêu biểu: Tiết:74 NS: 31. 01. 2013 ND: 27. 02. 2013 Đọc thêm: MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN ( Ma Văn Kháng) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Không khí ngày tết cổ truyền trong gia đình nhà ông Bằng. -Những nét tính cách đối lập. - Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ:Trân trọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp trong các truyền thống của dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Sau 1975, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới, xây dựng và phát triển.Hoàn cảnh xã hội và con người cũng có những thay đổi lớn Đặc biệt, vào những năm 80, khi đất nước ta chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những thay đổi trong tư tưởng và tâm lý con người Việt Nam càng thể hiện rõ nét.Tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”của nhà văn Ma Văn Kháng là một trong số những tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực này.Tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ rút ra cho mình những bài học có giá trị trong cuộc sống hôm nay. Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø Noäi dung caàn ñaït -HS đọc tiểu dẫn SGK GV nhấn mạnh vài ý chính -HS trả lời theo câu hỏi SGK,GV gợi ý thêm một số vấn đề -HS trả lời theo câu hỏi -HS trả lời theo câu hỏi I. Giới thiệu chung: II. Hướng dẫn đọc thêm: 1. Câu 1: - Ấn tượng nổi bật: Dù hiện tại đã có gđ riêng, đã sống 1 số phận khác, ít còn liên quan đến đến gđ người chồng đầu tiên đã hy sinh trong chiến tranh nhưng chị Hoài vẫn luôn quan tâm sâu sắc đến từng người và gắn bó với những biến động, buồn vui cùng gia đình người chồng cũ=>Hai phẩm chất đáng trân trọng của chị Hoài: Tình nghĩa và thủy chung - Ai cũng yêu quý chị Hoài:Vì chị có tấm lòng nhân hậu: + Chị trở về sum họp với gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm + Món quà quê giản dị + Sự quan tâm của chị đến từng người trong gia đình + Đặc biệt chị trở về trong lúc gđ người chồng cũ có những rạn nứt trong quan hệ giữa các thành viên do những biến động XH.Sự có mặt của chị đã gắn kết mọi thành viên,đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc 2. Câu 2: - Cả ông Bằng và chị Hoài đều vô cùng lo lắng trước những biến động theo chiều hướng không vui của đại gđ.Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải tỏa.Nhưng quan trọng hơn,ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm nhằm giành lại những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình mà giờ đây, trước bao tác động của thời cuộc, đang có nguy cơ băng hoại 3. Câu 3: - Truyền thống hướng về nguồn cội, gìn giữ những giá trị có tính truyền thống =>Nét đẹp của dân tộc ta: “Một dân tộc không có quá khứ là 1 dân tộc bất hạnh Tiết: 75 NS: 31. 01. 2013 ND: 27. 02. 2013 Đọc Thêm: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (trích) (Nguyễn Khải) I. Mục tiêu :Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nếp sống văn hoá và phẩm chất tốt đẹp của người HN qua nhân vật bà Hiền. - Niềm tin vào con người và mảnh đất Hà Nội. - Nghệ thuật lựa chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đượm chất triết lí. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu truyện ngắn theo đặc rưng thể loại. 3. Thái độ: trân trọng những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị : 1.Thầy: Thiết kế bài giảng 2.Trò:Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :Không 3. Bài học: Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø Noäi dung caàn ñaït -HS nêu những nét chính về tác giả NK -Nhận xét về tính cách cô Hiền,đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đât nước.? -Vì sao tác giả cho cô Hiền là 1 hạt bụi vàng của HN? -Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi,Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên HN và cả những người tạo nên”nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật tôi về HN? -Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? -Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xd nhân vật của NK có gì đáng chú ý? I. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: - Nguyễn Khải (1930-2008)sinh ở HNội nhưng sống ở nhiều nơi - Bắt đầu viết văn 1950 - Từ sau 1975 sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề XH-chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng,tinh thần con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống 2.Tác phẩm: XS II. Hướng dẫn đọc thêm: 1. Câu 1: - Cô Hiền 1 người HN bình thường.Cô đã cùng HN trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được cốt cách,lối sống,bản lĩnh văn hóa của người HN:thẳng thắn ,chân thành + Trước niềm vui của người HN sau giải phóng (1954-1955)cô nhận xét:Vui hơi nhiều….chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá + Thực tế, tính toán chuyện đời , chuyện nhà, chuyện làm ăn khôn khéo,sắc sảo đã quyết đã tính là làm …từ chuyện lấy chồng, sinh con, dạy dỗ các con theo cách sống của người HN lịch sự , hào hoa, biết tự trọng, biết xấu hổ trước mỗi cử chỉ,tác phong,việc làm.Từ việc nhỏ như cách ngồi ăn, cách cầm đũa, nói năng sao cho chuẩn, không được buông tuồng - Song hành cùng lịch sử HN và lịch sử đất nước,lịch sử được soi sáng qua số phận của 1 cá nhân: + Một con người: luôn giữ gìn phẩm giá,là 1 công dân: chỉ làm những việc có lợi cho nhà nước + Có bộ mặt rất tư sản,cách sống rất tư sản nhưng không phải học tập cải tạo(tự làm ăn,không bóc lột….) + Thời chống Mỹ cô đau đớn mà bằng lòng,không khuyến khích, không ngăn cản các con xung phong đi bộ đội vì những lý do rất cảm động và chân thực => Cô Hiền là 1 người phụ nữ rất bình thường,vô danh như hạt bụi nhưng tính cách , phẩm giá của cô lại kết tinh tinh hoa của người HN thanh lịch hào hoa mà thực tế,khôn ngoan, bản lĩnh như hạt bụi lấp lánh ánh vàng của HN văn hiến 2. Câu 2:Các nhân vật khác: - Dũng:Một thanh niên HN ưu tú, giàu tình cảm, xứng đáng là con trai của mẹ Hiền - Bà mẹ Tuất:bà mẹ HN đầy nghị lực, nén đau thương trước sự mất mát to lớn của mình để an ủi động viên đồng đội của con trai mình - Nhân vật tôi -người kể chuyện:Có những tình cảm,cảm xúc khác nhau về các nhân vật người HN với giọng điệu bình tĩnh có pha chút hóm hỉnh, tự hào và tự trào, trân trọng và ngẫm nghĩ - Những nhân vật thống qua thể hiện nét chưa đẹp về người HN:anh bạn trẻ đạp xe đạp như gió, chửi anh già, kẻ không trả lời hoặc trịch thượng khinh người .Đó là mặt trái của HN mà mọi người HN cần phải làm trong sạch 3. Câu 3:Hình tượng cây si bị báo đánh bật gốc lại được hồi sinh: - Gợi nhiều suy nghĩ về lẽ đời,quy luật tuần hồn bất diệt của thiên nhiên và sự sống - Ý thức bảo vệ ,giữ gìn và phát triển của con người, vẻ đẹp truyền thống của HN sẽ trường tồn Phong cách nghệ thuật của NK:dùng hình ảnh,chi tiết để triết lý về hiện thực 4. Câu 4:Đặc sắc về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật XD nhân vật của NK: - Giọng điệu: +Trải đời,tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư,giàu chất triết lý với phong vị hài hước + Giọng vừa tự tin vừa hoài nghi, tự hào xen tự trào,vừa đôn hậu vừa sang trọng + Giọng điệu trần thuật:tự sự đời thường mà hiện đại gửi vào nhân vật tôi - Nghệ thuật XD nhân vật:Nhân vật tôi kể chuyện mình được chứng kiến có liên quan ít nhiều đến tiểu sử tác giả nhưng cũng là sáng tạo nghệ thuật để tăng tính thân mật của điểm nhìn nghệ thuật.Tạo những cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với các nhân vật khác trong những thời điểm khác nhau để họ bộc lộ tính cách Ngôn ngữ của nhân vật tôi trĩu nặng những suy tư, trăn trở lại thống hài hước, tự trào và từng trải.Ngôn ngữ cô Hiền dứt khốt, lô gíc... Tiết 76 NS: 01. 02. 2013 ND: 28. 02. 2013 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (TT) I. Mục tiêu : (Xem ở bài trước) II. Chuẩn bị : 1.Thầy: Thiết kế bài giảng 2.Trò:Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :Không 3. Bài học: Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø Noäi dung caàn ñaït GV hướng dẫn HS giải bài tập 1 GV hướng dẫn HS giải bài tập 2 GV hướng dẫn HS giải bài tập 3 GV hướng dẫn HS giải bài tập 4 GV hướng dẫn HS giải bài tập 5 1. Bài tập 1: a/- Ông lý đã đáp lại bằng hành động nói mỉa :Mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân(mà theo ông , việc quan cần phải lý trí, cứng rắn, khách quan…) - Bằng hành động nói mỉa đó,ông lý đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô gái b/Lời đáp của ông lý: - Thể hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái - Có hàm ý thể hiện sự tự đắc, và quyền uy của bản thân mình(khác với cách nói tường minh: Không tôi không cho phép).Đáp án D 2. Bài tập 2: a/Hàm ý của Từ: Nhắc đến việc lĩnh tiền nhận bút. Hộ giải mã được hàm ý đó và trả lời theo hàm ý b/Hàm ý của Từ là nhắc Hộ đi lấy tiền về để trả tiền thuê nhà c/Cách dùng hàm ý của Từ thể hiện:Muốn quan hệ tình cảm vợ chồng êm ái, tránh sự bực dọc của Hộ, muốn ứng xử tế nhị với chồng, muốn không phải chịu trách nhiệm về những hàm ý mà người nghe suy ra 3. Bài tập 3: - Lớp nghĩa tưòng minh: Sóng biển - Hàm ý: Tình yêu đằm thắm của một người phụ nữ Sóng là 1 tín hiệu thẩm mỹ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ 2 là nói về tình yêu lứa đôi.Hai lớp nghiã này hòa quyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ =>TP Văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm suc, giàu ý nghĩa 4.Bài tập 4: Tùy theo từng ngữ cảnh mà hàm ý có 1 tác dụng hay một số tác dụng. Chẳng hạn: - Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh (Lời ông lý nói với bác Phô gái…) - Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật trong giao tiếp(lời của Từ nói với Hộ…) - Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện (Sóng của XQ) - Người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý(lời Từ) Chọn D 5. Bài tập 5: Trong những câu trả lời ở bài tập, chỉ có 2 câu trả lời thuộc loại trực tiếp, không dùng hàm ý(Rất thích….).Còn lại đều là những câu trả lời có hàm ý dù là khẳng định hay phủ định NS: 02. 02. 2013 ND: 06. 03. 2013 Tiết:77,78 THUỐC Lỗ Tấn A. Mục tiêu : Giúp học sinh nắm : 1. Kiến thức: Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người ; Ý nghĩa hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du . 2. Kĩ năng : Đọc- hiểu văh bản theo đặc trưng thể loại. 3. Tư tưởng : Rút ra bài học nhận thức cho bản thân : Đất nước, nhân dân, cách mạng, vai trò của cá nhân đối với đất nước. B.Chuẩn bị: 1. GV: 1.1 Phương tiện: - Giáo án , SGK ,SGV, chuẩn kiến thức, kĩ năng sống, tài liệu tham khảo. 1.2 Dự kiến biện pháp hướng dẫn HS hoạt động tiếp nhận văn bản: - Đọc diễn cảm ,nêu vấn đề , phát vấn , diễn giảng , quy nạp . . . 2. HS : - Suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận , thể hiện hiện thực trong tác phẩm. - Thảo luận nhóm. C . Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Hàm ý là gì? Vai trò của hàm ý trong văn chương ? 3. Bài mới: * Lời vào bài : Nhà thơ TQ Quách Mạc Nhược từng nói : “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Nghĩa là bóng dáng của LT đã bao trùm lên cả văn đàn Trung Hoa .Vì sao LT lại có sự ảnh hưởng sâu rộng đến như vậy? “Thuốc” sẽ có câu trả lời. Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø Noäi dung caàn ñaït Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung tác giả -GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và dẫn dắt HS tìm hiểu bài. -Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả ? -Lỗ Tấn đổi nghề mấy lần? Vì sao ông chuyển nghề ? -Những đóng góp chính trong sự nghiệp sáng tác? -Đặc điểm ngòi bút của lỗ Tấn? -Lỗ Tấn đã được đánh giá như thế nào ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác phẩm. -Nêu xuất xứ của tác phẩm ? -Em nêu chủ đề của tác phẩm? -Tóm tắt ? -Tác phẩm được chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? Hoạt động 3 : Đọc- hiểu văn bản Em cho biết nhan đề của tác phẩm có mấy lớp ý nghĩa ? -Thời gian, không gian lão HT đi mua bánh? -Tâm trạng ? -Cảnh mua bánh được miêu tả như thế nào? -Có phải một mình lão Hoa Thuyên đi lấy thuốc không?-Chi tiết này nói lên điều gì ? -Tâm trạng lão HT ? -Ấn tượng  về thời gian, khg gian ? ? Từ cảnh mua bánh, tác giả muốn phê phán điều gì ? -Cảnh chế biến thuốc được diễn ra như thế nào? -Tâm trạng của ông bà HT khi nhìn con ăn thuốc -Đám quần chúng xung quanh là những ai ? Họ có đặc diểm gì ? -Qua câu chuyện trong quán trà nhà văn muốn phê phán điều gì ? -Theo em nhân vật trung tâm của tác phẩm là ai ?vì sao em biết ?Họ là những ai ? -Họ bàn tán những gì ? (Cả Khang nói gì ? Người râu hoa râm ? Người thanh niên ?Câu nói “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta”nghĩa là như thế nào? (nước Trung Quốc là của người TQ à kêu gọi nhân dân TQ lật đổ triều Mãn Thanh) -Hạ Du là người như thế nào? -Vì sao mọi người không hiểu được Hạ Du ?(CM chưa bén gốc rễ sâu trong quần chúng, người CM xa rời quần chúng => Viết về HD nhà văn muốn nói đến Thu Cận, truy điệu HD là LT truy điệu TC và cả một lớp người thức dậy sớm đi trước buổi bình minh…) -Hình tượng HD gợi em liên tưởng đến cuộc cách mạng nào? Em biết gì về cuộc cách mạng này?Thái độ của tác giả? (Cuộc CM Tân hợi- LT không tán thành, nhưng phải làm một cuộc CM như thế nào để giải phóng dân tộc LT chưa trả lời được, ông đang hướng về cuộc CM tháng 10 Nga đến năm 1930 ông khẳng định :CMVS )-Cho biết những nét tương đồng và tương phản? -Ý nghĩa con đường mòn ? hai bà mẹ bước qua con đường mòn nói lên điều gì ? -Hai bà mẹ đã có sự đồng cảm ntn? -Ai đã đặt vòng hoa lên mộ HD ? ( Người sống- mẹ tử tội đã được cảm thông, còn kẻ nằm dưới đất, người chiến sĩ cách mạng Hạ Du cũng được ai đó –T/g- thấu hiểu, tiếc thương, tưởng nhớ đặt một vòng hoa trên mộ. Vinh quang nào chẳng có máu và nước mắt) -Liên hệ; “Mồ anh hoa nở”- Thanh Hải . -Ý nghĩa câu hỏi “Thế này là thế nào?” -Theo em sắc thái mới mẻ của truyện thể hiện ở điểm nào? Nêu cảm nhận chung về tác phẩm? I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, Tên chữ là Dự Tài (26/6/1881- 19/10/1936). - Quê: Huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. - Xuất thân trong gia đình quan lại sa sút. - Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha bị bệnh không thuốc mà chết , ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đó. - Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: hàng hải, khai mỏ, nghề thuốc. Đang học nghề y, một lần xem phim thấy người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông giật mình nhận ra rằng “ Chữa bệnh về thể xác không quan trọng bằng tinh thần”. Thế là ông chuyển sang làm nghề văn nghệ, quyết tâm làm văn nghệ với mong muốn cứu nước cứu dân. -Toàn bộ sáng tác của Lỗ Tấn chủ yếu là 3 tập truyện ngắn:Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới và nhiều tạp văn. - Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “Phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa. - Lỗ Tấn xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc. - Nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng là Quách Mạc Nhược từng nói “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Bác Hồ ngay từ tuổi thanh niên đã thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc.Năm 1981 cả thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới. 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ. - Tác phẩm được viết vào tháng 4/ 1919. Đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" (5/1919). b. Chủ đề. - Tác phẩm nói lên sự tê liệt, u mê, mông muội của quần chúng nhân dân và bi kịch không hiểu được, không được ủng hộ của người cách mạng tiên phong. Qua đó tác giả đưa ra câu hỏi: phải tìm phương thuốc nào để chữa chạy căn bệnh u mê, đớn hèn của dân tộc. c.Tóm tắt : - Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị ho lao. - Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm đến cai ngục mua bánh bao tẩm máu của tử tù mang về cho con ăn,vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. - Đúng lúc lúc thằng con ăn bánh, những người khách trong quán trà bàn tán về người tử tù vừa bị chết chém sáng nay. Đó là Hạ Du, người chiến sĩ cách mạng kiên cường. - Nhưng không ai hiểu gì về anh nhiều người cho Hạ Du là điên. - Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ra viếng mộ con. - Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. - Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình “Thế này là thế nào nhỉ?”. d. Bố cục : 4 đoạn: - Đoạn 1: Lão Thuyên đi mua thuốc. - Đoạn 2: Vợ chồng lão Hoa Thuyên cho con uống thuốc. - Đoạn 3: Cuộc trò chuyện của những người trong quán trà lão Hoa Thuyên. - Đoạn 4: Cảnh ngoài nghĩa địa. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Nhan đề: - Nhan đề của tác phẩm có 3 lớp nghĩa: + Trước hết đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu. Một cách chữa bệnh đầy mê tín - lấy máu người để chữa bệnh lao. Rốt cục con bệnh vẫn chết oan khốc trong không khí ẩm mốc hôi tanh mùi tanh của nước Trung Hoa lạc hậu. +Mọi người phải ngộ ra rằng đó là thứ thuốc độc, phản khoa học, phải tìm một phương thuốc khác + “Thuốc” còn đề cập đền một vấn đề khác sâu xa hơn và khái quát hơn, đó là sự u mê, đớn hèn, ngu muội về chính trị-xã hội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng đi tiên phong 2. Thuốc và câu chuyện đêm mùa thu: a. Lão Hoa Thuyên đi mua bánh: - Thời gian: Một đêm thu gần về sáng , trăng lặn mặt trời chưa mọc - Không gian: + Âm thanh: Tiếng ho

File đính kèm:

  • docVAN 12 (KY II - 30).doc
Giáo án liên quan