A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về nội dung: Giúp học sinh hiểu tình yêu mãnh liệt nhưng vô cùng cao thượng bao dung của chàng trai Thái, từ đó thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Về nghệ thuật: Học sinh thấy và hiểu sự kết hợp giữa hai yếu tố: Tự sự và trữ tình trong truyện thơ, việc sử dụng một cách tài tình các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, lặp cấu trúc, sử dụng các hình ảnh thiên nhiên.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo viên, sách giáo khoa, máy chiếu.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Đọc sáng tạo + gợi tìm + trả lời câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:
Câu 1: Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi”, tại sao nhà cô gái chỉ “thách cưới một nhà khoai lang”?
A. Vì không thích vàng bạc . B. Vì kiêng lợn gà.
C. Vì thương chàng trai nghèo. D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 2: “Làm trai cho đáng sức trai; Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. “Gánh hai hạt vừng” là cách nói:
A. Tả thực. B. Cường điệu. C. Biểu tượng
Đáp án: Câu 1: C
Câu 2: B
3. Bài mới:
* Dẫn vào bài: Tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa tới nay. Nhưng ở đó niềm vui thì ít mà buồn đau lại nhiều, vẫn biết “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên” nhưng vẫn không thiếu cảnh “Cha mẹ tham giàu gả bán duyên con”. Chàng trai, cô gái Thái trong “Tiễn dặn người yêu” rơi vào cảnh ngộ đó.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 26+27 Đọc văn: Lời tiễn dặn (trích truyện thơ “tiễn dặn người yêu”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26+27: ĐọcVăn
lời tiễn dặn
(Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”)
- Dân tộc Thái -
A- Mục tiêu bài học
Về nội dung: Giúp học sinh hiểu tình yêu mãnh liệt nhưng vô cùng cao thượng bao dung của chàng trai Thái, từ đó thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Về nghệ thuật: Học sinh thấy và hiểu sự kết hợp giữa hai yếu tố: Tự sự và trữ tình trong truyện thơ, việc sử dụng một cách tài tình các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, lặp cấu trúc, sử dụng các hình ảnh thiên nhiên.....
B- Phương tiện thực hiện:
Sách giáo viên, sách giáo khoa, máy chiếu.
C- Cách thức tiến hành:
Đọc sáng tạo + gợi tìm + trả lời câu hỏi.
D- Tiến trình bài học:
1. ổn định lớp.
5 phút
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:
Câu 1: Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi”, tại sao nhà cô gái chỉ “thách cưới một nhà khoai lang”?
A. Vì không thích vàng bạc . B. Vì kiêng lợn gà.
C. Vì thương chàng trai nghèo. D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 2: “Làm trai cho đáng sức trai; Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. “Gánh hai hạt vừng” là cách nói:
A. Tả thực. B. Cường điệu. C. Biểu tượng
Đáp án: Câu 1: C
Câu 2: B
3. Bài mới:
* Dẫn vào bài: Tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa tới nay. Nhưng ở đó niềm vui thì ít mà buồn đau lại nhiều, vẫn biết “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên” nhưng vẫn không thiếu cảnh “Cha mẹ tham giàu gả bán duyên con”. Chàng trai, cô gái Thái trong “Tiễn dặn người yêu” rơi vào cảnh ngộ đó.
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Giới thiệu chung:
5 phút
* Để hiểu thêm về dân tộc Thái, giáo viên giới thiệu bằng hình ảnh một vài nét về văn hóa Thái.
Nói đến văn hóa Thái không thể không nhắc đến truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” một tác phẩm mà khi hát lên “Gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày” Sức hấp dẫn của tác phẩm.
1. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
* Học sinh đọc tiểu dẫn.
Học sinh nêu khái niệm truyện thơ
- Tiếng Thái “Xống chụ xon xao”
- Bản dịch của Mạc Phi “Tiễn dặn người yêu”.
- Số lượng: 1846 câu thơ.
* Học sinh xem mô hình tóm tắt?
- Tóm tắt
2. Đoạn lược trích.
- Vị trí: từ câu 1121 đến câu 1406.
- Bố cục: hai phần (sách giáo khoa)
15 phút
* Giáo viên đọc mẫu. Học sinh đọc tiếp:
- Phần 1: Là tâm trạng của ai?
- Tâm trạng của chàng trai được thể hiện trong tình huống đặc biệt nào?
(Vẫn yêu nhưng phải tiễn người yêu về nhà chồng)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phần 1: Tâm trạng chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng và sự cảm nhận tâm trạng cô gái.
- Trên đường tiễn người yêu về nhà chồng chàng trai cảm nhận được tâm trạng cô gái như thế nào?
* Học sinh đọc 9 câu đầu:
a. Tâm trạng cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai (9 câu đầu)
+ Từ “Quẩy gánh” đặt hoàn cảnh “người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”, ngoài nghĩa thực em còn hiểu gì về từ này?
+ Những từ ngữ nào biểu đạt tâm trạng cô gái? (ngoảnh lại, ngoái trông, càng đau nhớ, đợi, chờ, ngóng, trông)
+ Trong hệ thống các từ đó, từ nào thể hiện mạnh mẽ nhất tâm trạng cô gái? (càng đau đớn)
+ Những hình ảnh: ớt, cà, lá ngón được đặt bên cạnh những từ ngữ thể hiện tâm trạng cô gái có tác dụng gì? (Khắc họa rõ tâm trạng cô gái hơn)
- Cô gái cất bước theo chồng mang theo gánh nặng tâm tư sầu thương.
+ Từ những từ ngữ và hình tả trên ta có thể thấy chàng trai cảm nhận được tâm trạng gì của cô gái?
- Tâm trạng cô gái đầy mâu thuẫn, đau khổ, cay đắng đến tuyệt vọng.
Chàng trai thấu hiểu nối nhớ nhung, sự đợi chờ của cô gái đồng cảm của hai người
Bài tập1: (Giao cho nhóm 1 về nhà làm): Viết đoạn văn theo kiểu quy nạp nêu cảm nhận của em về tâm trạng cô gái trong đoạn thơ này.
* Chín câu trên chàng trai kín đáo bày tỏ tình yêu của mình qua sự đồng cảm sâu sắc với người mình yêu. Những câu thơ còn lại ở phần này chàng trai bày tỏ trực tiếp tình yêu của mình
* Học sinh đọc 10 câu thơ tiếp
b. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng.
- Chàng trai bày tỏ tình yêu của mình
- Có thể thấy được tình cảm của chàng trai qua các từ “đành lòng” “mới chịu” và cách gọi “người đẹp anh yêu”, cách xưng hô “anh yêu em” không?
+ Một tình yêu tha thiết sâu nặng.
- Đọc chú giải 4 (trang 94). Từ tục “hỏa táng” với hình ảnh “lửa xác đượm hơi” chàng trai khẳng định điều gì?
+ Một tình yêu vĩnh cửu
- Bốn câu thơ:
“Con nhỏ hãy đưa anh ẵm
Bé xinh hãy đưa anh bồng
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng
Nựng con rồng, con phượng đừng buồn”.
Khiến ta liên tưởng tới bài ca dao nào của người Kinh? (Mình nói với ta mình hãy còn son.....). Điểm giống và khác nhau giữa hai chàng trai? (G: Tình yêu cao thượng. K: đề cao dòng giống con cô gái, để an ủi cô - ẩn sau là tâm trạng xót xa....)
+ Một tình yêu giàu lòng nhân ái, vị tha và khát vọng hạnh phúc được tỏ bày kín đáo.
- Tâm trạng buồn, xót xa nhưng nét lòng chịu đựng vì không còn cách nào khác
- Những câu thơ cuối phần này là lời ước hẹn, chàng trai ước hẹn điều gì? (Chờ đợi)
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ “Đợi”
+ Các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc của dân tộc Thái.
+ Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc, tiểu đối
- Lời ước hẹn tha thiết chờ đợi nhau
Bài tập 2: (nhóm 2): Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cách chàng trai bày tỏ tình yêu với cô gái?
Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa của một chàng trai Thái bao dung nhân hậu. Nó vừa thể hiện một tình yêu không thay đổi, vừa là sự bất lực trước thực tại
2. Phần 2: Tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng người yêu.
15 phút
* Học sinh đọc đoạn thơ “Dậy đi em...... Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”.
- Đoạn thơ là sự đồng cảm trước cảnh ngộ của cô gái. Những câu thơ thể hiện sự đồng cảm đó?
- Chàng trai ân cần chăm sóc người yêu: chải đầu, búi tóc, lam thuốc.
* Học sinh đọc đọc đoạn thơ tiếp: “Tơ rối đôi ta....chết thành hồn chung một mái song song”
- Điệp từ “chết” mang ý nghĩa gì?
- Những từ nào cho thấy quyết tâm của hai người? (cùng, chung)
- Hình ảnh “dây trầu xanh thắm”, “chết thành hồn chung một mái song song” cho thấy điều gì? (Tình yêu sâu sắc – khát vọng gia đình)
Bài tập 3: (nhóm 3): Tìm các cặp từ tương ứng sóng đôi trong đoạn thơ “chết ba năm.....song song”. ý nghĩa của chúng?
* Học sinh đọc đoạn thơ còn lại ở phần 2
- “Cùng”, “chung” :
+ Quyết tâm sống chết cùng nhau.
+ Phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
- Chàng trai dặn dò cô gái điều gì qua hình ảnh “gốc dưa yêu” “đừng lụi” “đừng bềnh”
- Chàng trai động viên cô gái kiên gan vượt qua khó khăn
- Tình yêu của chàng trai được bộc lộ như thế nào qua đoạn thơ cuối?
(Tình yêu bộc lộ trực tiếp: đôi ta yêu nhau---yêu trọn đời---yêu trọn kiếp)
(Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, lặp cấu trúc để khẳng định mạnh mẽ tình yêu: Sự mặn nồng
Sự chân thành.
Sự bền vững.
Sự chung nhất của tình yêu)
- Sự bền vững của tình yêu được so sánh với sự bền vững của thiên nhiên
Lời tiễn dặn thể hiện một quyết tâm vượt qua khó khăn để đoàn tụ bên nhau.
III. Tổng kết:
- Đoạn trích lược chứa chan tinh thần nhân đạo và khát sống hạnh phúc của con người.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đắc dụng: so sánh, điệp từ, lặp cấu trúc, lấy thiên nhiên làm đối tượng biểu đạt...
5 phút
4. Củng cố:
Bài tập 4: (Nhóm 4): Sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự và trữ tình thể hiện như thế nào trong đoạn lược trích?
* Làm bài luyện tập:
Câu 1: Qua lời tiễn dặn chàng trai gửi gắm điều gì tới cô gái?
A. Hãy vui vẻ về nhà chồng vì đó là bổn phận.
B. Hãy quên anh đi và hướng tới tương lai.
C. Bày tỏ tình yêu tha thiết và ước hẹn chờ nhau.
D. Bày tỏ tình yêu chung thủy và hẹn không lấy ai.
Câu 2: Đoạn trích lược sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Chọn những phương án đúng?
A. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
B. So sánh, điệp từ, ân dụ.
C. Nhân hóa, điệp từ, ẩn dụ.
D. Cấu trúc lặp lấy, thiên nhiên làm đối tượng biểu đạt.
Đáp án: Câu 1: C
Câu 2: B và D
* Sự thay đổi trong quan niệm hôn nhân xưa - nay
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự”
File đính kèm:
- Tiet 26727 Loi tien dan.doc